Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho sinh Lớp 5
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................3 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................4 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................4 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM ............................................4 5. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN..................................................................4 6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ..........................................................................5 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................6 I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRONG NĂM HỌC TRƯỚC .......................6 1. Thuận lợi ......................................................................................................6 2. Khó khăn .....................................................................................................6 II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................7 1. Chuẩn bị tốt cho việc đọc ............................................................................7 2. Chú ý đọc mẫu của giáo viên và ghi bảng ...................................................8 a. Đọc mẫu của giáo viên ........................................................................8 b. Cách trình bày bảng ............................................................................8 3. Luyện đọc đúng ...........................................................................................8 a. Khái niệm ............................................................................................8 b. Biện pháp ............................................................................................9 4. Luyện đọc lưu loát .....................................................................................11 a. Khái niệm ..........................................................................................11 b. Biện pháp ..........................................................................................12 5. Luyện đọc có ý thức (đọc hiểu) .................................................................12 a. Khái niệm ..........................................................................................12 b. Biện pháp ..........................................................................................12 6. Luyện đọc diễn cảm có sáng tạo.................................................................13 a. Khái niệm ..........................................................................................13 b. Biện pháp ..........................................................................................14 C. KẾT QUẢ.......................................................................................................17 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Dạy học là một nghề được cả xã hội trân trọng và gọi bằng cái tên trìu mến: “Nghề gieo hạt”. Chính vì lẽ đó mà tôi đã đến với nghề này, để hàng ngày được đến với các em, hơn nữa lại là các em lứa tuổi Tiểu học, được cùng các em khám phá những tri thức qua mỗi bài giảng của từng môn học. Ở lứa tuổi này, các em vừa ngây thơ trong trắng, vừa tò mò hiếu động nên việc hình thành và phát triển nhân cách cũng như việc xây dựng cho nhân cách cũng như việc xây dựng cho các em những tri thức đầu tiên là vô cùng quan trọng. Dưới mái trường Tiểu học, nhân cách các em được phát triển toàn diên thông qua các môn học. Tuy nhiên mỗi môn học lại có nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp riêng. Môn Tiếng Việt giúp các em có kĩ năng nghe, đọc, nói, viết thành thạo để tiếp thu tri thức loài người. Biết đọc, con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin không những biết đọc Tiếng Việt mà cần phải biết đọc cả tiếng nước ngoài. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Đối với học sinh tiểu học, kĩ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên. Tức là các em phải biết đọc đúng tốc độ, đọc lưu loát, đọc thầm nhanh để hiểu nội dung bài sau đó là đọc diễn cảm bài văn hay bài thơ nói chung, có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, biết đọc các lời tác giả, lời nhân vật. Trong các mức độ trên thì đọc diễn cảm thể hiện rõ nhất kĩ năng đọc của học sinh. Khi đọc diễn cảm, các kĩ năng đọc đúng tốc độ, đọc lưu loát đã đồng thời được thể hiện. Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học mang tính cụ thể, do vốn ngôn ngữ và vốn sống của các em còn hạn chế nên chúng ta không tổ chức dạy học văn với tư cách là một môn học độc lập. Chính vì vậy đọc diễn cảm là phương tiện dạy học đồng thời là biện pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy tích hợp văn qua môn Tiếng Việt. 5 - Chuẩn bị tốt cho việc đọc. - Chú ý đọc mẫu và ghi bảng của giáo viên. - Luyện cho học sinh đọc đúng. - Luyện cho học sinh đọc lưu loát. - Luyện cho học sinh đọc có ý thức. - Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm có sáng tạo. 6. Kế hoạch thực hiện: - Bắt đầu từ tháng 9 /2020 -> đầu tháng 3 / 2021: Tôi khảo sát, nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và áp dụng trong giảng dạy. - Từ đầu tháng 3 /2021 -> cuối tháng 4 / 2021: tôi điều tra kết quả học tập của học sinh dựa trên các hình thức kiểm tra trong các giờ Tập đọc. Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. 7 đã biến giờ Tập đọc thành giờ giảng văn, nặng nề không phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Có giờ Tập đọc giáo viên lại đi sâu vào giảng từ ngữ, chiếm nhiều thời gian nên thời gian luyện đọc của học sinh còn ít hoặc có dạy học thì cũng qua loa, áp đặt cách đọc để học sinh phải đọc thụ động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ Tập đọc chưa cao. Còn đồ dùng dạy học thì phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ của giáo viên và bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh hoạ. * Tóm lại, từ những nguyên nhân trên tôi đã tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong quá trình giảng dạy. Tìm tòi các biện pháp để giúp các em không chỉ biết đọc ở mức độ trôi chảy mà còn biết đọc diễn cảm, diễn cảm có sáng tạo. II. Các biện pháp thực hiện: 1. Chuẩn bị tốt cho việc đọc: a. Chuẩn bị đọc ở nhà: Để chuẩn bị tốt cho việc đọc cũng như tìm hiểu bài ở trên lớp, tôi thường hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà ( soạn bài). Tôi yêu cầu các con đọc toàn bài vài lượt sau đó trả lời các câu hỏi phía cuối bài vào vở soạn bài, từ nào hoặc câu nào khó có thể hỏi bố, mẹ. Để giám sát việc chuẩn bị bài của học sinh tôi thường cho học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau trong cùng một bàn vào đầu giờ học. b. Chuẩn bị đọc ở lớp: Tôi luôn chú ý đến tư thế ngồi đọc của học sinh. Khi ngồi đọc cần ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu thẳng . Khi cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh tự tin, không hấp tấp đọc ngay, tư thế đứng đọc phải đoàng hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng 2 tay. - GV cần cho HS hiểu khi đọc thành tiếng các em không phải chỉ đọc cho mình cô giáo nghe mà để cho cả các bạn trong lớp cùng nghe, nên cần đọc đủ cho tất cả nghe rõ. Nhưng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Đối với những học sinh đọc quá nhỏ (lí nhí), tôi kiên nhẫn luyện và động viên các em đọc to dần. Để các em đọc bài trên lớp tốt hơn tôi đã giao cho học sinh đọc bài trước ở nhà khoảng 5 - 6 lần để giờ đọc trên lớp đạt kết quả tốt hơn. 2. Chú ý đọc mẫu của giáo viên và ghi bảng : 9 Thứ . ngày. tháng . năm . Tập đọc Những người bạn tốt Lưu Anh I. Luyện đọc: II. Tìm hiểu bài: 1. Đọc đúng: 1.Từ ngữ: Boong tàu, dong buồm, a. Từ:Xi-xin, A-ri-ôn hành trình, sửng sốt. nổi lòng tham, boong tàu 2.Dàn ý: b. Câu: Ý1: A-ri-ôn gặp nạn - Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều Ý2: Sự thông minh và tình cảm của cá thành phố Hi Lạp và La Mã / đã heo đối với con người. heo thông minh. Ý3: Tình cảm của con người đối với xuất hiện những đồng tiền / khắc loài cá hình một con cá heo / cõng người trên lưng. 2.Đọc diễn cảm: Biết đọc diễn cảm 3.Nội dung: Khen ngợi sự thông minh, bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. tình cảm gắn bó của cá heo với con người Tôi cũng chuẩn bị trên máy đoạn văn khó đọc để gọi học sinh lên đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng trước khi đọc cá nhân và đọc diễn cảm. Học sinh lớp tôi quen dùng các ký hiệu sau: Ví dụ: Dấu “ / ’’ dùng khi ngắt hơi; “ / / ’’ để chỉ sự nghỉ hơi dài; “ ’’ chỉ lên giọng; “ ’’ chỉ sự xuống giọng; “ . ’’ chỉ đọc chậm lại, kéo dài giọng, dấu gạch dưới ( ___ ) biểu thị sự nhấn giọng. 3. Luyện đọc đúng : a) Khái niệm : 11 Hoặc “Ai nấy bàng hoàng / vì trong cái bọc chăn còn vương khói / mà người ấy đang ôm khư khư / là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, / thất thần, / khóc không thành tiếng.//.’’ Tiếng rao đêm - TV5 - Tập 2 ( trang 50) Đối với những bài thơ, tôi cũng hướng dẫn ngắt nghỉ đúng với nhịp thơ: Ví dụ : Bài “ Chú đi tuần ’’ mỗi câu 5 tiếng, nhịp thơ phổ biến là 3/2 hoặc 2/3 : “ Gió hun hút / lạnh lùng Trong đêm khuya / phố vắng Súng trong tay / im lặng Chú đi tuần / đêm nay...’’ Với bài thơ lục bát ‘‘Hành trình của bầy ong’’, Tiếng Việt 5, tập 1 trang 117 nhịp thơ phổ biến 2/4 và 4/4: “ Tìm nơi / thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, / trắng màu hoa ban Tìm nơi / bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão / dịu dàng mùa hoa Tìm nơi / quần đảo khơi xa Có loài hoa nở / như là không tên.” Sau khi hướng dẫn xong tôi cho 1,2 HS đọc to. Việc đọc trong giờ tập đọc làm cho không khí lớp học vui tươi, phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều tham gia vào đọc thầm khi bạn đọc. Tuỳ theo từng bài, tuỳ vào mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho học sinh luyện đọc 1 đến 2 câu văn, đoạn văn khó. 4. Luyện đọc lưu loát : a.Khái niệm : Đọc lưu loát là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng. Khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được. Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. (Tốc độ đọc thành tiếng lớp 5: giữa HKI khoảng 13 Một giờ tập đọc tôi cho học sinh đọc đọc thầm nhiều lần. Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cho HS trong khi đọc thầm để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. VD: Dạy bài: “Kì diệu rừng xanh” - Tiếng Việt 5, trang 75: + Đọc thầm lần 1: Sau khi giáo viên đọc mẫu toàn bài xong, một học sinh khác đọc toàn bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm được nội dung bài + Đọc thầm lần 2: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 1, giáo viên giao nhiệm vụ: Cả lớp đọc thầm để tìm hiểu xem những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? + Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 2, giáo viên giao nhiệm vụ: Cả lớp đọc thầm và cho biết những muông thú trong rừng được miêu tả thế nào? + Đọc thầm lần 4: cả lớp đọc thầm. GV giao nhiệm vụ: -Tại sao rừng khộp lại được gọi là “giang sơn vàng rợi”? Như vậy là tôi đã cho HS đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài và cũng có phần cần đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng . Như vậy cần kết hợp nhuần nhuyễn đọc thành tiếng và đọc thầm . Để giúp HS đọc hiểu tốt hơn, tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi để HS nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài. Ví dụ: Để miêu tả vẻ đẹp của những cây nấm, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc viết văn miêu tả? Sau đó tôi đặt câu hỏi cách đọc đoạn này, HS tìm ra cách đọc và hiểu nội dung bài. Tôi giúp HS thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, hướng dẫn HS phát hiện những nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung một cách đầy đủ. HS nắm được ý chính của đoạn, của bài . Tất cả các phân tích trên nhằm cho HS hiểu nội dung, nghệ thuật trong bài để có cách đọc đúng, đọc diễn cảm. 6. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm có sáng tạo: a. Khái niệm:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dien.doc