Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

docx 26 trang thanh 23/01/2024 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5
 Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của 
việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng 
cách luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc 
hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
 Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt 
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong 
4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập 
đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó 
đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng 
quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này.
 Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa khoa học, 
những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời 
phần lớn đã đựơc ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không 
thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình 
thường đúng nghĩa trong xã hội hiện đại. 
 Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, biết tìm 
hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, quan hệ xã hội, tư 
duy; chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế 
giới bên ngoài, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc 
các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà 
còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hành 
động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. 
 Những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cải cách chỉnh lí sách giáo khoa 
và đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhưng thực tế ở một số 
trường học Tiểu học, việc dạy tập đọc vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc rèn 
đọc diễn cảm cho học sinh.
 Trong các trường Tiểu học ở thành phố nói chung và trường Tiểu học 
Hữu Nghị nói riêng nhìn chung đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và 
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bên cạnh đó là những giáo viên trẻ nhiệt tình 
ham học hỏi. Học sinh phần lớn có tinh thần học tập, ham hiểu biết. Tuy vậy, 
năng lực học tập và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc 
diễn cảm của các em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với 
yêu cầu là chưa đáp ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, 
đọc to, rõ ràng mạch lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu 
cầu đề ra. Về phía giáo viên cũng chưa thực sự chú trọng đến việc rèn đọc diễn 
cảm cho học sinh, trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho luyện đọc vỡ, tìm 
 1 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận
 1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Tập đọc
 Qua nghiên cứu thống kê chương trình của phân môn Tập đọc lớp 5, cả 
năm học gồm 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết, thời gian học là 40 phút/tiết. Như vậy, 
tổng số tiết học trong một năm là 62 tiết và 4 tuần dành cho ôn tập và kiểm tra.
 + Học kì 1: 18 tuần 
 + Học kì 2: 17 tuần 
 1.2. Nghiên cứu sách giáo khoa
 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 được nhà xuất bản Giáo dục in thành 2 tập, 
mỗi tập được dùng trong một học kì: 
 + Tập I: 18 tuần: Có 24 bài tập đọc, có 8 bài tập đọc học thuộc lòng.
 + Tập II: 17 tuần: Có 23 bài tập đọc, có 7 bài tập đọc học thuộc lòng.
 - Dựa vào nội dung chương trình của phân môn Tập đọc lớp 5, qua việc 
nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tôi nhận thấy bài tập đọc nào cũng 
được cấu tạo theo cấu trúc chung gồm 3 phần: 
 Phần 1: Bài đọc 
 Phần 2: Chú thích 
 Phần 3: Hệ thống câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài 
 1.3. Nhiệm vụ 
 Tính đa nghĩa của tập đọc kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc”. “Biết 
đọc” được hiểu theo nhiều mức độ. Một em bé mới đi học, biết đánh vần ngập 
ngừng đọc từng tiếng một thế cũng gọi là biết đọc. Đọc, thâu tóm được tư tưởng 
của một cuốn sách trong vài ba trang cũng là biết đọc. Chọn trong biển sách báo 
của nhân loại những gì mình cần, trong một ngày nắm được tinh thần của hàng 
chục cuốn sách cũng gọi là biết đọc. Những năng lực này không phải tự nhiên 
mà có, không thể chờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Nhà trường 
phải từng bước hình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu 
tiên.
 Nhiệm vụ quan trọng nhất của phân môn Tập đọc là hình thành năng lực 
đọc cho học sinh. Năng lực đọc tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu 
cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có 
ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) 
và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc 
có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là đọc giải mã chữ - âm 
một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ chìa 
khóa, câu chìa khoá (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung 
của đoạn; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố văn và đánh giá 
được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này, 
 3 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, mặc dù là học sinh cuối cấp nhưng số 
học sinh đạt yêu cầu ở mức độ đọc diễm cảm là quá thấp. 
 2.2. Đánh giá học sinh
 2.2.1. Trao đổi với đồng nghiệp
 Khi trao đổi với một số đồng nghiệp trong tổ khối, các đồng chí cho rằng:
 - Học sinh hiện nay nhận thức nhanh và có vốn sống phong phú. Tuy nhiên, 
việc học Tiếng Việt ở một số em còn hạn chế, đặc biệt là khả năng đọc của các 
em không đồng đều, phát âm còn sai, đọc chưa nhanh, chưa hay. Đó cũng là một 
phần ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương và do các em chưa hiểu kĩ về 
nội dung của bài văn, bài thơ.
 Thực tế nhiều học sinh không có kĩ năng đọc diễn cảm nhưng cứ cố đọc 
nên xảy ra tình trạng các em đọc nâng cao, hạ thấp hay nhấn giọng một cách tùy 
tiện khiến cho bài đọc nghe rất khó chịu.
 - Chương trình: Hầu hết các bài văn, thơ đều hay cả về nội dung và hình 
thức, được sắp xếp theo từng chủ đề, được tuyển chọn mang một màu sắc riêng, 
phù hợp với lứa tuổi của các em. 
 2.2.2. Trao đổi với học sinh 
 - Đa số các em rất thích đọc những bài tập đọc trong chương trình lớp 5 
nhưng nhiều em còn nhận thấy mình đọc chưa hay, chưa thể hiện được giọng 
điệu của nhân vật.
 - Số lượng học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng cho một bài đọc không cao, nhiều 
em chuẩn bị qua loa, sơ sài, chỉ đọc trước một đến hai lượt, có em còn không 
đọc.
 2.2.3. Trao đổi với phụ huynh 
 - Một số phụ huynh cho rằng con cái của mình đọc to, rõ ràng, lưu loát, 
diễn cảm, nhập tâm.
 - Số phụ huynh còn lại thì cho rằng, các con đọc còn bé, ngắt nghỉ chưa 
phù hợp, chưa thể hiện đúng giọng điệu của bài, khi đọc còn đối phó, còn mang 
tính chất đọc vẹt; về nhà, các con còn chưa dành nhiều thời gian cho việc đọc lại 
bài và chuẩn bị bài tập đọc lần sau.
 2.2.4. Dự giờ đồng nghiệp
 Người dạy: Vũ Thị Hiền – Lớp 5A1
 Bài: Những con sếu bằng bằng giấy
 Nhận xét chung:
 * Ưu điểm:
 - Xác định được mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản 
của bài. 
 - Dạy đúng đặc trưng của bộ môn, ®óng lo¹i bµi.
 - Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý.
 5 + Một học sinh đọc lại
 + Học sinh luyện đọc theo cặp 
 + Thi đọc 
 + Giáo viên cùng học sinh khác nhận xét đánh giá 
 *Tồn tại:
 Việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm còn hạn chế, các giáo viên phần lớn chỉ 
quan tâm nhiều đến việc đọc đúng. Bản thân giáo viên chưa nhận thức đúng tầm 
quan trọng của việc rèn đọc diễn cảm.
 Việc hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn chưa cụ thể, rõ ràng; chưa uốn 
nắn, sửa sai kịp thời cho các em.
 Trong một số tiết học, giáo viên chuẩn bị bài chưa kĩ, việc khai thác các từ 
ngữ và các yêu tố nghệ thuật đặc sắc trong các bài học còn sơ sài. Có nhiều bài 
viết thực sự bộc lộ mạnh cảm xúc về thế giới cuộc sống, giáo viên phải có trí 
tưởng tượng sự liên tưởng phong phú hoà nhịp với tác giả thì mới giúp các em 
cảm thụ đựơc tác phẩm đó qua ngôn từ.
 Bản thân giáo viên chưa nắm được tầm quan trọng của việc giải nghĩa từ, 
hình ảnh đặc sắc; chưa tìm hiểu kĩ các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc đó. Năng lực 
cảm thụ của giáo viên còn hạn chế, chưa phối hợp các phương pháp một cách 
hợp lý khi giảng dạy các bài văn thơ. Giáo viên cũng đã quan tâm đến việc giáo 
dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng tình cảm nhưng chưa sâu sắc thường rất chung 
chung, gò ép theo một mô tuýp nhất định. 
 Giáo viên chưa đưa những biện pháp hữu hiệu giúp các em khai thác hết 
giá trị nội dung nghệ thuật của bài đọc .
 Trong một số tiết học, giáo viên chưa khai thác hết đồ dùng và sử dụng đồ 
dùng trực quan một cách chưa hợp lý. 
 Giáo viên đọc mẫu chưa lôi cuốn được học sinh. 
 Một số giáo viên chưa hiểu rõ mỗi quan hệ mật thiết giữa cảm thụ văn học 
với việc đọc diễn cảm bài văn (thơ).
 b) Về phía học sinh
 *Ưu điểm:
 - Đa số các em yêu thích phân môn Tập đọc vì nó cung cấp cho các em 
nhiều kiến thức bổ ích, nhiều hành vi đạo đức đẹp, giờ học diễn ra nhẹ nhàng.
 *Tồn tại:
 - Đa số các em chưa có ý thức rèn đọc diễn cảm. 
 - Khả năng cảm thụ văn thơ chưa được phát huy. 
 - Học sinh chưa có hứng thú đọc. 
 - Vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế. 
 - Chưa hiểu rõ tác dụng của việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong 
thơ.
 7 - Cường độ luyện đọc phải cao, nội dung luyện đọc phải được nhắc đi 
nhắc lại nhiều lần trên những ngữ điệu khác nhau, được củng cố nhiều lần để tạo 
thành kĩ xảo.
 - Phải lựa chọn ngữ liệu (đoạn) để luyện đọc sao cho phù hợp.
 - Trong khi luyện đọc phải phối hợp tối đa các biện pháp luyện đọc. 
 3.2.2. Chuẩn bị cho việc đọc 
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc, khi đựơc cô giáo gọi phải bình 
tĩnh, tự tin không hấp tấp đọc ngay. 
 Giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo thành công của tiết 
dạy, tạo cho các em sự tự tin cần thiết để đi vào giao tiếp. Sửa tư thế đứng đọc, 
ngồi đọc cho các em một cách đàng hoàng thoải mái, sách phải được mở rộng 
hai tay. 
 3.2.3. Luyện đọc to
 Người đọc phải làm chủ âm lượng của mình sao cho tất cả mọi người đều 
nghe được. 
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nâng giọng cao hơn để đọc được 
to, cần luyện cho học sinh thở sâu và nâng hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc.
 3.2.4. Luyện đọc đúng
 Giúp học sinh tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác 
không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể 
hiện hệ thống ngữ âm chuẩn - tức là đọc đúng chính âm. Giáo viên phải dự tính 
ngăn ngừa các lỗi khi đọc, làm mẫu hướng dẫn từ dễ đến khó, cuối cùng mới 
cho học sinh đọc.
 *Luyện đọc chính âm:
 Một nhược điểm lớn của học sinh trường Tiểu học Hữu Nghị nói riêng và 
học sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long nói chung là hay đọc lẫn lộn các âm 
l/n; s/x; ch/tr; d/r/gi;... đặc biệt là l/n. Bởi vậy, giáo viên cần sửa sai cho các em 
bằng cách hướng dẫn các em phát âm chuẩn.
 Chẳng hạn, khi đọc âm l, tr thì đầu lưỡi phải cong lên sát chân răng hàm 
trên, hơi phát ra nhẹ hơn. Khi đọc âm n, ch thì đầu lưỡi phải thẳng ra, hơi phát ra 
tự nhiên. Luyện nhiều lần như vậy, các em sẽ quen dần.
 Giáo viên không nên sửa lỗi phát âm cho học sinh khi học sinh đang đọc 
mà nên để sau khi các em đọc xong mới nhận xét và yêu cầu đọc lại tiếng từ vừa 
đọc sai để khỏi làm gián đoạn mạch đọc của các em. Nếu giáo viên nhận xét 
ngang chừng sẽ làm các em mất cảm xúc, quá chú trọng việc đọc chính âm 
không đảm bảo được yêu cầu đọc diễn cảm. Có thể đưa ra một số ví dụ để học 
sinh luyện đọc thêm (trong giờ học ngoại khoá).
 Ví dụ: - Con lươn nó lườn trong lọ.
 - Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_dien_cam_cho.docx