Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển trí thông minh cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Toán

doc 29 trang thanh 20/12/2023 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển trí thông minh cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển trí thông minh cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển trí thông minh cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
 1
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp chủ yếu phát triển trí thông minh cho 
học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán.
Tác giả sáng kiến: Lê Văn Khang
 Năm 2022 3
Toán cần phải phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, đặc biệt là học sinh hoàn 
thành tốt. 
 Mặt khác, chúng ta đều biết rằng giai đoạn lớp 4 và lớp 5 là giai đoạn học 
tập sâu, học sinh được học tập các yếu tố của toán học thực sự, khác với giai đoạn 
các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn các kĩ năng cụ thể. Toán lớp 5 có một vị trí đặc biệt 
quan trọng trong giai đoạn này và trong cả quá trình dạy học Toán ở Tiểu học. Có 
thể nói Toán lớp 5 là kết tinh các kết quả của quá trình dạy học số học ở Tiểu học. 
Quá trình dạy học Toán lớp 5 luôn gắn với việc củng cố, ôn tập các kiến thức và kĩ 
năng cơ bản của môn Toán tiểu học. Toán lớp 5 được phát triển ở mức cao hơn, 
sâu hơn, hoàn thiện hơn, trừu tượng và khái quát hơn, do đó cơ hội hình thành và 
phát triển các năng lực tư duy nói chung, tư duy sáng tạo nói riêng cho học sinh sẽ 
nhiều hơn, phong phú hơn, vững chắc hơn so với các lớp trước.
 Bên cạnh đó, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán nói 
chung, Toán lớp 5 nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học 
toán Tiểu học. Trong quá trình triển khai chương trình Tiểu học hiện hành, Viện 
Chiến lược và chương trình giáo dục đã và đang phối hợp với một số cơ quan của 
Bộ Giáo dục & Đào tạo để thực hiện đổi mới công tác phát hiện và bồi dưỡng học 
sinh hoàn thành tốt Toán, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển năng 
lực học tập Toán của học sinh Tiểu học, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng 
học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5. Tuy nhiên công việc này đang được triển khai 
dưới dạng nghiên cứu về dạy học tự chọn trong môn Toán ở Tiểu học. Phát triển tư 
duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt lớp 5 sẽ là một trong những giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5 góp phần đào tạo 
nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài tương lai cho đất nước.
 Thực tế dạy học Toán lớp 5 ở trường Tiểu học trước đây đã chú trọng đến 
công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt. Tuy nhiên công việc này bên cạnh 
những kết quả đạt được còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Phần lớn những phương pháp 
mà giáo viên sử dụng để bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt chưa phát huy được tính 
sáng tạo của người học. Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của việc rèn 5
 * Thực trạng sử dụng các biện pháp phát tiển trí thông minh cho học 
sinh hoàn thành tốt lớp 5 thông qua dạy học môn toán.
 - Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học là một trong những tiêu chí 
quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác giáo dục của một trường Tiểu học. Tuy 
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp đồng bộ nào trong việc nâng cao 
chất lượng học sinh hoàn thành tốt ở các cơ sở giáo dục.
 - Về công tác quản lý chỉ đạo: Công tác chỉ đạo chưa có sự thống nhất chung, 
chủ yếu là giao quyền tự chủ cho các trường, tùy vào hoàn cảnh cụ thể của các 
trường để lập kế hoạch. Thực tế hiện nay đã bỏ hết các cuộc thi sân chơi trí tuệ 
dành cho đối tượng học sinh này nên hầu hết các huyện không tổ chức bồi dưỡng 
học nữa. Do đó làm mất đi hứng thú học tập cũng như lười tư duy sáng tạo cho học 
sinh thành tốt. Giáo viên cũng không còn chú trọng đến việc bồi dưỡng học sinh 
hoàn thành tốt nữa mà chỉ tập trung vào phụ đạo những em chưa hoàn thành.
 - Về tài liệu bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt: Thực tế có rất ít tài liệu đề 
cập đến phương pháp bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Toán ở trường Tiểu 
học. Vì vậy giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sử dụng các 
sách tham khảo, sách nâng cao Toán lớp 5, Vở bài tập nâng cao Toán lớp 5, các 
chuyên đề bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt... để bồi dưỡng học sinh hoàn thành 
tốt Toán 5. Thường thì giáo viên dựa vào trình độ, điều kiện của học sinh mà lựa 
chọn sách tham khảo, tài liệu học sinh hoàn thành tốt. Một số khác lựa chọn theo 
kinh nghiệm và quan điểm của giáo viên. Có một số rất ít giáo viên biên soạn được 
thành các chuyên đề bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt. 
 Về phương pháp bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt: Thực trạng dạy bồi 
dưỡng học sinh hoàn thành tốt phổ biến hiện nay là dạy theo kiểu luyện thi, giáo 
viên dựa vào các loại sách bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy theo lối giải quyết từng 
bài tập theo thứ tự từ bài 1 cho đến hết mà không phân định theo dạng toán. 
Phương pháp chủ yếu là giáo viên cung cấp bài mẫu, luyện cho HS ghi nhớ cách 
giải, học sinh có thể nắm được cấu trúc, bản chất và các mối quan hệ của bài toán, 
nhưng các em sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán ứng dụng phát triển từ 7
 - Bản thân một số giáo viên chưa có sự sáng tạo trong dạy học, vì thế đặt ra 
những quy trình nghiêm ngặt về giải toán và yêu cầu học sinh phải thực hiện một 
cách rập khuôn máy móc, không tạo cho học sinh có cơ hội sáng tạo.
 - Không một giáo viên nào có thể liệt kê đầy đủ các dạng toán có ưu thế 
trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5.
 - Chỉ được một số ít giáo viên nắm được các phẩm chất đặc trưng của tư duy 
sáng tạo nhưng chưa đầy đủ, chưa biết được nó biểu hiện trong hoạt động giải toán 
như thế nào.
 - Đa số giáo viên được khảo sát đã có quan tâm đến việc bồi dưỡng tư duy 
sáng tạo cho học sinh, nhưng chưa thường xuyên, chưa có biện pháp cụ thể nên 
hiệu quả chưa cao. Đặc biệt chưa có giáo viên nào thiết kế được hệ thống bài tập 
hoặc tình huống dạy học nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Việc đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của học sinh chưa được giáo viên quan 
tâm đúng mức, đó là việc làm không thường xuyên của hầu hết giáo viên dạy học 
bồi dưỡng sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5.
 * Đối với học sinh:
 Qua điều tra và thăm lớp – dự giờ một số tiết học bồi dưỡng học sinh hoàn 
thành tốt Toán lớp 5, thông qua các bài kiểm tra, qua trao đổi với các giáo viên dạy 
bồi dưỡng và qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hoạt động thực hành giải 
toán dành cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt đã được các trường Tiểu học đặc 
biệt quan tâm, hoạt động này thường được tiến hành vào buổi 2. Hầu hết các em 
học sinh hoàn thành tốt Toán đều thích môn Toán và hứng thú với hoạt động giải 
toán. Các em được hướng dẫn giải toán bằng hệ thống bài tập do giáo viên lựa 
chọn. Phương pháp học tập chủ yếu của các em là học theo các bài toán mẫu, ghi 
nhớ một cách máy móc theo bài toán mẫu của giáo viên. Chúng tôi chỉ ra một số 
hạn chế cơ bản như sau:
 - Phần lớn các em chưa nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện các 
phẩm chất của tư duy sáng tạo như tính nhuần nhuyễn, tính linh hoạt, tính độc 
đáo,...thông qua hoạt động giải toán. Chẳng hạn như nhiều em cho rằng không 9
 - Tư duy tốt không phải tự nhiên mà có mà phải được rèn luyện trong một quá 
trình lâu dài. Thực tế cho thấy mục tiêu cuối cùng của việc dạy học các môn học 
với các nội dung cụ thể trong nhà trường đều nhằm tạo cơ hội phát triển năng lực 
tư duy và hình thành nhân cách tốt nhất cho học sinh. Trong hệ thống giáo dục phổ 
thông thì Tiểu học là bậc học nền tảng, vì vậy việc rèn luyện tư duy cho học sinh 
cần thực hiện ngay khi bắt đầu bậc học. Trong các môn học ở nhà trường Tiểu học 
thì môn Toán có rất nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học 
sinh. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên là biết lựa chọn nội dung thích hợp 
và tổ chức các hoạt động vừa sức để từng bước rèn luyện tư duy cho học sinh một 
cách đúng mức. 
 Phát triển tư duy sáng tạo là góp phần hình thành phẩm chất trí tuệ. Chúng ta 
phải thay đổi “thế giới quan” của mình một cách sâu sắc để mở ra một kỷ nguyên 
mới hoàn toàn trong cách nhìn, trong nhận thức, trong cách hiểu và cách thực hiện 
để giáo dục trẻ sáng tạo.
 b) Cung cấp lý luận cho cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề phát triển tư 
duy sáng tạo cho học sinh hoàn thành tốt môn Toán lớp 5:
 - Về tư duy sáng tạo của học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5:
Tư duy sáng tạo của đối tượng học sinh hoàn thành tốt lớp 5 trong hoạt động giải 
toán được đặc trưng bởi quá trình mới, sản phẩm mới, giải pháp mới, độc đáo chưa 
từng có đối với bản thân các em.
 + Học sinh hoàn thành tốt Toán 5 đã tiềm ẩn nhiều khả năng sáng tạo, mức 
độ sáng tạo thường gặp trong khi học và giải bài tập toán là phát triển cái đã biết, 
mở rộng lĩnh vực ứng dụng. Đối với học sinh lớp 5, việc các em giải một bài tập 
nào đó mà không bị những mệnh lệnh nào đó chi phối cũng được xem là có yếu tố 
sáng tạo, bởi vì khi học sinh giải bài toán đó thì phải tiến hành dựa trên vốn kinh 
nghiệm, quan sát các dữ kiện; thử nghiệm tìm tòi; suy diễn và tìm kiếm lời giải với 
những bước đi mà các em chưa biết trước. Hoặc việc các em tìm được nhiều cách 
giải và lựa chọn cách giải hợp lý nhất cho một bài toán cũng là sáng tạo. Để có sự 11
 Muốn tính được nhanh, học sinh cần biết vận dụng linh hoạt và khéo léo tính 
chất của các phép tính, nắm vững cấu tạo thập phân của số và nhớ được kết quả 
nhiều phép tính đặc biệt. Lúc đó các em sẽ phải thực hiện “trong óc” những phép 
biến đổi khác nhau để đưa phép tính hoặc dãy tính về một dạng mới cho phép tránh 
được các tính toán cồng kềnh bằng bút, có thể thực hiện dễ dàng “trong óc”. Như 
vậy tính nhanh sẽ kích thích não bộ phát triển toàn diện, trí nhớ tốt hơn, khả năng 
tập trung cao hơn. Việc thực hành giải toán tính nhanh giúp học sinh được rèn 
luyện rất nhiều về mặt tư duy, trí thông minh, óc sáng tạo. 
 Điều mấu chốt khi giải dạng toán này là học sinh phải phát hiện ra quy luật, việc 
làm này đòi hỏi các em phải tư duy một cách lô gic, mềm dẻo, linh hoạt, phải nhìn 
bài toán dưới nhiều góc độ, khía cạnh, nắm được các mối liên hệ, quan hệ và có 
khả năng khái quát thành quy luật. Sau đó mới tìm cách giải bài toán dựa trên quy 
luật vừa phát hiện ra.
 Ví dụ: Tính nhanh : 17,75 16,25 14,75 13,25 ... 4,25 2,75 1,25
 Cách làm: 
 Quy luật: dãy số xếp theo quy luật giảm dần, cách đều 1,5
 Tính số số hạng trong tổng: (17,75 1,25) :1,5 1 12
 Giá trị của tổng trên là: (17,75 + 1,25) x 12 : 2 = 114
 - Dạng toán tính nhanh giá trị biểu thức bằng cách thêm, bớt ở các thành 
phần của phép tính:
 Ví dụ: Tính nhanh : 45 26 13 90 200
 Cách làm: 45 26 13 2 45 200
 45 26 45 26 200
 0 200 200
 Để giải bài toán trên, HS không thể áp dụng ngay các tính chất, mà phải 
suy nghĩ làm sao để xuất hiện các thừa số giống nhau ở cả số bị trừ và số trừ, tức là 
phải tách 90 = 45 2, sau đó lấy 2 13 để có 26, rồi mới áp dụng tính chất nhân 
một số với một hiệu.
 b) Tính nhẩm: 13
 a. Vì m > n; mà A = m (n+1) = m n + m
 B = m n + n Vậy A > B
 b. Giữ nguyên biểu thức A = abc + pq + 567 
 Phân tích cấu tạo các số trong biểu thức B ta có:
 B = 500 + bc + 60 + q + a 100 + p 10 + 7
 B = abc + pq + 567
 Vậy A = B
 + Không tính kết quả cụ thể hãy cho biết kết quả biểu thức sau tận cùng 
bằng chữ số nào? (toán về chữ số tận cùng)
 Ví dụ: Không thực hiện tính, hãy cho biết kết quả của biểu thức sau tận cùng 
bằng chữ số nào?
 (2012 + 196 + 275 + 8989) – (19 + 956 + 1235 + 1782)
 Bài làm:
 Nhận thấy các chữ số đơn vị của các số hạng trong mỗi tổng trên đều là: 2; 
5; 6; 9, vì vậy hiệu trên có chữ số tận cùng bằng 0.
 + Không tính kết quả cụ thể hãy cho biết bạn tính đúng hay sai?
 Ví dụ: Không làm tính, hãy giải thích xem tổng sau tính đúng hay sai? Tại 
sao?
 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 + 21 + 23 = 127
 Bài làm: Nhận thấy các số hạng của tổng đều là số lẻ. Số lượng các số hạng 
là số chẵn (10 số hạng). Mà tổng của một số chẵn các số hạng lẻ là một số chẵn, 
nhưng 127 lại là số lẻ nên kết quả của tổng trên là sai.
 * Dạng 2: Dạng toán tách bài toán hợp thành các bài toán đơn giản.
 Toán hợp là loại bài toán mà khi giải ta phải dùng từ hai phép tính trở lên. Các bài 
toán trong chương trình bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt Toán lớp 5 đều là toán hợp. 
Tuy nhiên trong quá trình giải toán không phải bài nào chúng ta cũng chia thành các bài 
toán đơn để giải. Chỉ có ở một số bài chúng ta mới vận dụng điều này. Việc chia một bài 
toán hợp thành các bài toán đơn giản hơn sẽ giúp cho học dễ dàng xác định được cách giải 
cụ thể, tránh được sự cồng kềnh phức tạp của bài toán. Và vì vậy, học sinh phải tư duy một 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_tri_t.doc