Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5

docx 18 trang thanh 16/02/2024 1870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 5
 MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài:
 Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học trung tâm trong các môn học, có 
vị trí quan trọng hàng đầu. Thông qua môn Tiếng Việt, giáo viên đã rèn luyện 
cho học sinh năng lực tư duy, óc quan sát, trí tưởng tượng, óc thẩm mĩ, giáo 
dục những tư tưởng đạo đức trong sáng, lành mạnh. Qua môn Tiếng Việt, học 
sinh được rèn bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn có vị 
trí đặc biệt của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học. Nó hình thành và phát triển cho 
học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học 
đầu tiên trong trường tiểu học.Biết đọc, chúng ta đã nhân khả năng tiếp nhận 
lên nhiều lần, biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ 
xung quanh, giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, hiểu tư tưởng, tình 
cảm của người khác. Khi đọc các tác phẩm văn chương, chúng ta được thức 
tỉnh về nhận thức, biết rung động tình cảm, nảy nở ước mơ, bồi dưỡng tâm hồn. 
Năng lực đọc của học sinh được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành 
tiếng và đọc thầm. Đọc đúng, đọc diễn cảm là yêu cầu, mục đích mà dạy đọc 
hướng tới, đó chính là nội dung của việc luyện đọc. Luyện đọc đúng, diễn cảm 
cũng chính là cái đích của quá trình đọc thành tiếng. Đọc thành tiếng là một 
hình thức không thể thiếu được của quá trình dạy đọc.
 Trong khi đó, tôi thấy việc rèn đọc của học sinh còn nhiều hạn chế. Vẫn 
còn một số học sinh có tốc độ đọc còn chậm, đọc chưa trôi chảy, ngắt giọng 
chưa đúng, giọng đọc nhỏ, đọc chưa hay, Kết quả học đọc của các em chưa 
đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. 
 Đối với giáo viên, chất lượng giảng day là nhiệm vụ hàng đầu. Giáo viên có 
dạy tốt thì kết quả học tập của học sinh mới được nâng cao. Giáo viên dạy tốt 
hay không được đánh giá ở thành tích học tập của học sinh. Tuy nhiên hiệu quả 
chưa được như mong muốn. Tôi thấy mình cũng còn lúng túng khi dạy Tập 
đọc: Cần dạy học sinh đọc bài tập đọc này với giọng như thế nào? Làm thế nào 
để chữa lỗi phát âm cho học sinh một cách triệt để nhất? Làm thế nào để các em 
đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn? Đó chính là những trăn trở của tôi 
khi dạy đọc cho học sinh. Với mong muốn góp một phần công sức của mình 
vào việc giúp học sinh luyện đọc thành tiếng tốt hơn, đồng thời để nâng cao 
nghiệp vụ sư phạm của bản thân, tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề 
tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5”. 
 1 NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
 CHO HỌC SINH LỚP 5
1. Căn cứ khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
 Bất kì đất nước nào, môn học về tiếng mẹ đẻ đều hình thành kĩ năng sử dụng 
 ngôn ngữ cho học sinh. Việc sử dụng ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng 
 hoạt động tương ứng, đó là các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc với tư 
 cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho 
 học sinh một cách có kế hoạch, hệ thống, hình thành và phát triển năng lực đọc 
 cho học sinh. Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi 
 hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ phải học đọc, sau đó 
 phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong 
 giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo 
 điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Có đọc tốt 
 học sinh mới có hứng thú, động cơ học tập tốt.
1.2. Cơ sở tâm lý học
 Trẻ em cấp Tiểu học, đặc điểm nổi bật của tư duy là chuyển từ tính trực 
 quan cụ thể sang tính trừu tượng khái quát. Ở lứa tuổi này, trẻ học tập còn thụ 
 động, ý thức tự giác chưa cao, còn phụ thuộc vào giáo viên.
 Trong giờ học Tập đọc, học sinh phải kết hợp các hoạt động như: nghe, đọc, 
 hiểu, Các em luôn mong muốn mình sẽ đọc tốt, hiểu bài, được cô khen. Tuy 
 nhiên không phải học sinh nào cũng có thể dễ dàng đọc đúng, đọc hay được bởi 
 khả năng của các em còn hạn chế.
2. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh.
2.1. Kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học
 Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ dạng thức chữ 
viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó.
 Đọc đòi hỏi học sinh phải tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính 
xác, không có lỗi. Đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng đồng thời phải 
thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn (đọc đúng chính âm) và đọc hay.
2.2. Yêu cầu của việc đọc cho học sinh Tiểu học
Để luyện đọc có hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mục tiêu luyện tập phải rõ ràng, tường minh, trực quan.
 3 3. Tầm quan trọng của việc nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
 Tập đọc là một phân môn thực hành. Học Tập đọc, học sinh được rèn 4 kĩ 
 năng: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (đọc hiểu) và 
 đọc hay (đọc diễn cảm). Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong hai hình 
 thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ 
 trợ lẫn nhau. 
 Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung 
 văn bản.Vì vậy,trong dạy học không thể xem nhẹ kĩ năng nào. 
 Đối với học sinh Tiểu học thìcó kĩ năng đọc tốt còn là điều kiện cần thiết để 
 rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc. Rèn kĩ năng đọc chính là rèn cho học 
 sinh kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hay. Học sinh có đọc tốt mới có thể hiểu 
 được những gì được đọc. 
 Bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập 
 đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức về 
 văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ 
 và tư duy của người đọc, giúp các em hiểu biết hơn, biết yêu cái thiện, cái đẹp, 
 biết suy nghĩ một cách có logic cũng như biết tư duy có hình ảnh Dạy đọc 
 không chỉ giáo dục tư tưởng , đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm 
 mĩ cho học sinh. Vì vậy, chất lượng của đọc trước hết được đo bằng hai phẩm 
 chất: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó chính là hai kĩ năng đầu tiên 
 của đọc.
 5 Đọc hay, đọc diễn cảm : 17 em
 Đọc tốt : 20 em
 Đọc chưa tốt : 10 em trong đó: Đọc nhỏ, chưa lưu loát : 3 em
 Đọc ngọng l/n : 4 em
 Đọc ngọng thanh ngã : 3 em 
 Thực tế, đây không phải là lỗi của riêng học sinh khi đọc, khi nói mà cả 
người dân địa phương cũng hay nhầm lẫn như vậy. Bởi vậy không thể sửa ngay 
cho học sinh tất cả những lỗi phát âm (ngọng) trong một giờ học mà đòi hỏi cần 
phải có thời gian.
 Từ những thực trạng về việc dạy và học Tập đọc của học sinh lớp 5 như đã 
nêu trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra những biện pháp để rèn kĩ năng luyện đọc cho 
học sinh lớp 5 mà tôi đã áp dụng.
 7 giáo khoa để nhận xét, góp ý cho bạn về cách đọc; đọc vừa phải để không ảnh 
hưởng nhiều đến nhóm khác.
+ Hướng dẫn đọc đồng thanh (đoạn hoặc cả bài): Viêc đọc đồng thanh được vận 
dụng linh hoạt tùy thuộc từng bài Tập đọc.
 Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học: Việc phân bố thời gian trong 
một tiết dạy là một việc tưởng dễ nhưng lại không dễ chút nào, nó ảnh hưởng 
lớn đến sự thành công của tiết dạy. Giờ Tập đọc có nhiệm vụ luyện kĩ năng đọc 
và kĩ năng tìm hiểu văn bản. Cả hai kĩ năng đều cần được coi trọng. 
1.2. Biện pháp 2: Đọc mẫu và quan sát cách đọc của học sinh.
a. Đọc mẫu:
 Đọc mẫu chính là đọc lần thứ nhất. Bước đọc mẫu rất quan trọng vì cách tiếp 
xúc trực tiếp, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Nó quyết định học sinh yêu thích 
hay không yêu thích văn bản được đọc. Yêu cầu đọc mẫu phải đảm bảo chất 
lượng, đọc đúng chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải 
và diễn cảm.
- Sau nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài việc soạn bài 
kĩ, nếu giáo viên chú trọng vào việc đọc mẫu cũng góp phần quan trọng vào 
thành công của tiết dạy. Muốn học sinh đọc tốt thì trước hết giáo viên phải đọc 
tốt. Để đọc mẫu chuẩn, tôi chú ý làm tốt những việc sau:
+ Tôi luôn có ý thức tự điều chỉnh, rèn luyện để đọc đúng hơn, hay hơn, chau 
chuốt giọng đọc của mình, không phát âm, đọc tùy tiện nhằm dạy đọc có hiệu 
quả. 
+Với mỗi bài tập đọc, tôi thường đọc trước bài để hiểu, cảm nhận được văn bản, 
rồi đọc đi đọc lại để phát hiện ra các nhược điểm, tự điều chỉnh giọng đọc của 
mình sao cho chuẩn, hay hơn. 
- Ngoài luyện đọc đúng, hay, tôi luôn chú ý làm chủ âm thanh giọng đọc của 
mình, đọc với âm lượng đủ lớn để học sinh cả lớp đều có thể nghe rõ. Hiện nay, 
tôi cũng đang dùng mic trợ giảng để hỗ trợ thêm khi giảng bài, nhưng riêng với 
giờ dạy Tập đọc, nhất là khi đọc mẫu, tôi không bao giờ dùng mic trợ giảng để 
giữ chuẩn cho giọng đọc.
- Khi đọc mẫu, tôi đứng ở phía trên, vị trí giữa lớp để bao quát cả lớp, không đi 
lại khi đọc mẫu, cầm sách đúng cách khi đọc: đỡ sách bằng lòng bàn tay trái, 
ngón tay trỏ kẹp giữa hai trang sách, tay phải cầm bên góc phải của sách. Ổn 
định trật tự lớp, tạo tâm thế nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo để theo 
dõi bài đọc. Khi đọc, thỉnh thoảng tôi nhìn lên học sinh để tạo sự giao cảm, thu 
hút các em.
b.Quan sát cách đọc của học sinh:
 9 của sách. Khi đọc mẫu, tôi luôn chú ý đứng và cầm sách đúng để học sinh học 
tập.
1.3. Biện pháp 3: Luyện đọc to, đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm cho học 
sinh.
 a. Luyện đọc to:
 Để quá trình dạy đọc cho học sinh có hiệu quả, tôi hướng dẫn học sinh chuẩn 
bị tâm thế để đọc.
 Đọc to là giao tiếp trước đông người. Tôi làm cho các em hiểu rằng: các em 
đọc không phải chỉ cho mình cô giáo nghe mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng 
nghe nên cần đọc với giọng đủ lớn.
 Tôi thấy học sinh đọc nhỏ do các nguyên nhân sau đây:
 - Các em nhút nhát, thiếu tự tin do ngại tiếp xúc với nhiều người.
 - Các em chưa biết cách làm thế nào để đọc cho to.
 - Một số em đọc nhỏ do mình đọc chưa lưu loát nên ngại không muốn cô và các 
bạn nghe thấy.
 Để giúp học sinh đọc to hơn, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
- Tôi động viên, khuyến khích, dạy cho các em biết cư xử đúng mực, tự nhiên 
trước tập thể lớp. Khi học sinh đứng trước các bạn nhiều lần, được động viên kịp 
thời, các em sẽ thích được đọc, sẽ quen đọc to, dõng dạc.
- Học sinh chưa biết cách điều chỉnh giọng đọc, tôi hướng dẫn học sinh nâng 
giọng cao hơn, để đọc to hơn, thở sâu và lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc.
b. Luyện đọc đúng: 
 Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có 
lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc đúng bao gồm việc đọc 
đúng các âm, các thanh, đúng trọng âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Tôi đọc mẫu rồi luyện đọc trơn cho các em bằng cách cho đọc từ, đọc cụm từ 
rồi đọc câu, đoạn với hình thức đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Học sinh đọc sai âm đầu, vần và các thanh, luyện tập cho học sinh bằng cách 
phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc.
 Ví dụ: lúc nào thì đọc sai là lúc lào, khoác lên người thì đọc là khác lên 
người, huơ vòi thì đọc là hưa vòi, 
+ Trước hết, tôi tạo cho học sinh có ý thức nói đúng, đọc đúng càng sớm càng 
tốt, biết lắng nghe, quan sát lời nói, cách đọc của bạn.
+ Tôi phát âm chuẩn các từ học sinh đọc sai và yêu cầu học sinh đó đọc theo.
Ví dụ: Học sinh lớp tôi còn lẫn hai âm l/n- để chữa lỗi này cho học sinh, tôi trực 
quan hóa sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình 
đang phát âm âm nào. /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ki_nang.docx