Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở Lớp 5

doc 17 trang thanh 28/01/2024 2050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng bậc học sinh yếu toán ở Lớp 5
 PHẦN THỨ NHẤT- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
 1. Lí do chọn đề tài: 
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta cũng đang tích cực hội nhập 
sâu rộng với thế giới, để có thể hội nhập thành công với toàn thế giới thì quan 
trọng nhất vẫn là phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách vững mạnh, toàn 
diện. Vì vậy, trong tất cả các chính sách phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước 
ta luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp trẻ em - “Trẻ em hôm 
nay, thế giới ngày mai”-đó là câu khẩu hiệu mà mỗi thầy cô giáo đều phải thấm 
nhuần trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện ở tất cả các mặt : đức, 
trí, lao, thể, mĩ. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán thì càng cần phải quan 
tâm, chú trọng nhiều. Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu 
tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Môn toán là chìa 
khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người 
lao động thời hiện đại, nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn. 
Môn toán có vai trò rất quan trọng. Toán học góp phần hình thành phát triển nhân 
cách của học sinh.Cung cấp tri thức ban đầu về số học, các số tự nhiên các phân số, 
các đại lượng cơ bản , một số yếu tố hình học đơn giản , ứng dụng vào đời sống 
hằng ngày. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển 
chưa trọn vẹn nó ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. 
Ngay từ cấp tiểu học chúng ta cần tạo nền tảng vững chắc cho các em, bằng cách là 
không để cho học sinh yếu toán, đây là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải 
quan tâm.
 Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh hiện nay, một thực trạng 
không hiếm đó là trong quá trình học tập trên lớp, nhất là môn toán có một bộ phận 
học sinh tiếp thu bài còn chậm, thiếu tự tin dẫn đến lười học, không hoàn thành 
yêu cầu bài học, một bộ phận học sinh khác tiếp thu bài chậm, có nhiều “lỗ hổng” 
kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập Toán chưa tốt. Làm sao để các em hiểu 
bài, theo kịp các bạn và có niềm tin trong học tập? Đặc biệt là lớp 5, lớp cuối cấp, 
chuẩn bị cho các em bước vào học bậc trung học cơ sở. Làm sao để các em nắm 
chắc và vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng toán ở tiểu học, chuẩn bị tiếp thu các 
kiến thức lớp 6- đấy là điều mà tôi vô cùng trăn trở.
 Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tích 
cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học rất 
 1 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực 
hiện tốt “Nói không với HS ngồi nhầm lớp”
 Đó cũng chính là đạt được mục tiêu dạy học môn Toán ở lớp 5, để học sinh nắm 
vững kiến thức cũ và tiếp thu tốt kiến thức mới, giúp các em hứng thú trong học 
tập và cũng là để đạt được mục tiêu giáo dục của ngành, đáp ứng nguyện vọng của 
giáo viên, phụ huynh và học sinh. 
 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1- Thực trạng 
 1.1 Cơ sở lí luận: Hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh yếu toán bởi những lí 
do đó là:
 1.1.1- Từ học sinh: Sự yếu Toán ở học sinh được biểu hiện bằng nhiều hình, 
nhiều vẻ nhưng nhìn chung các em yếu Toán thường có các đặc điểm sau đây:
 - Các em có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng trong học Toán.
 - Các em tiếp thu bài còn chậm. 
 - Phương pháp học tập Toán của các em chưa tốt. 
 - Chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập 
do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến 
thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Học sinh đi học thất thường, có em nghỉ học trong một tuần 2 – 3 buổi.
- Ở nhà các em chưa tự giác ôn bài, làm bài, chưa lập được thời gian biểu hằng 
ngày. 
- Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một độ tuổi về trình độ chung các 
em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về toán có thể chênh nhau 7 lớp.
- Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả 
năng của mình.
- Yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia).
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
 3 1.2: Thực trạng tại lớp tôi phụ trách, giảng dạy
 Trong những năm qua tôi đã theo dõi học sinh lớp tôi chủ nhiệm cũng như học 
sinh của toàn khối khi học môn Toán tôi thấy các em có một thói quen không tốt 
cho lắm:
 - Phần đa học sinh đọc các đề bài toán qua loa sau đó làm bài ngay, làm 
xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên khi trả bài các em mới biết là mình 
sai hoặc các em bị hỏng kiến thức cũ, ví dụ như các em không thuộc bảng nhân, 
chia; hay không nhớ cách cộng, trừ, nhân chia phân số..; Khả năng tính nhẩm kém 
chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép 
tính với số có nhiều chữ số hay phân số, số thập phân. Chưa có kỹ năng làm bài tập 
dạng trắc nghiệm, lười tính và thường chọn kết quả theo cảm tính hoặc xem bài 
của bạn. Mặt khác, các em chưa biết cách suy luận khi giải toán. Các em rất sợ các 
bài tập về giải toán vì ảnh hưởng bởi khả năng đọc hiểu và không biết tính hoặc 
tính thiếu chính xác.
 *Tóm lại sự yếu kém môn toán lớp tôi phụ trách cũng có những biểu hiện 
chung như phần lí luận đã nêu và nổi lên 5 đặc điểm đó là:
 + Nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng , các kiến thức lớp 3,4 bị quên nhiều, đặc 
biệt sau 2 tháng hè vào đầu năm học lớp 5, các em học sinh loại này hầu như 
không còn nhớ gì kiến thức lớp dưới.
 + Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm .
 + Năng lực tư duy yếu .
 + Phương pháp học tập toán chưa tốt .
 + Thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không ôn bài, làm bài tập ở nhà .
 Kết quả khảo sát đầu năm học 2013- 2014 như sau: 
 GIỎI KHÁ TB YẾU
 HỌC LỰC TS % TS % TS % TS %
 TOÁN 4 12,5 10 31,3 13 40,6 5 15,6
 5 trong những tiết luyện của buổi hai. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp 
với hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, 
nặng nề.
 *Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
 -Tôi cần phải giáo dục ý thức học tập của các em tạo cho các em sự hứng 
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy 
tôi phải liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để các em thấy được ứng dụng và tầm 
quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê 
khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 -Bên cạnh đó, tôi phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình 
và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có 
lồng ghép việc giáo dục các em về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học 
tập, làm cho các em thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, tôi phải phối hợp 
với gia đình giáo dục ý thức học tập cho các em. Do hiện nay, có một số phụ 
huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất 
lượng không cao.Vì thế, tôi đã phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan 
tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho 
các em ý chí phấn đấu vươn lên. 
 Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta phối hợp một cách nhịp nhàng và chặt chẽ giữa gia 
đình và nhà trường thì dù các em có học yếu và không có ý thức trong học tập cỡ 
nào thì dưới tác động của gia đình và nhà trường nhất định rằng việc học của các 
em sẽ dần tiến bộ.
*Kèm cặp học sinh yếu:
 -Ngay từ đầu năm tôi cần phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh 
yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Như lớp 5Amà bản thân tôi đang chủ 
nhiệm, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 5 học sinh yếu và bản thân 
đã lên kế hoạch phụ đạo cho các em.
 -Lập danh sách học sinh yếu và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh 
này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câu hỏi, làm các 
bài tập đơn giản nhất, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng, làm đúng
 2.2. Những biện pháp cụ thể:
 2.2.1. Sử dụng và kết hợp, hợp lý các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối 
tượng học sinh: 
 7 đó các em tự tìm ra được quy tắc và diện tích tính hình tam giác. Sau khi các em 
nắm được bài, giáo viên ra bài tập cho các em từ dễ dến vừa sức, 
 Chẳng hạn: -Tính diện tích hình tam giác biết:
 a) Độ dài đáy là 5 cm và chiều cao là 6cm
 b) Độ dài đáy là 42,5cm và chiều cao là 5,2cm. 
 c) Độ dài đáy là 30,5dm và chiều cao là 1,2m. 
 Ở câu c, phải hướng dẫn học sinh rút ra được: cần phải đổi cho độ dài đáy và 
chiều cao có cùng một đơn vị đo rồi mới tính diện tích được.
 Như vậy, qua áp dung sáng kiến trên chúng ta đã tổ chức cho các em chủ động 
chiếm lĩnh kiến thức và sau đó chúng ta giao việc cho các em từ dễ dến vừa sức.
 2.2.3. Khơi dậy tính tò mò và năng lực của từng học sinh qua các hoạt động học 
tập nhằm khám phá để có được những hiểu biết theo bài học: 
 - Trong quá trình giảng dạy, ta cần có các đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp với nội 
dung bài để học sinh hứng tú học tập, cần liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức để 
các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. 
 Ví dụ: Khi dạy về hỗn số, cần có mảnh bìa hình tròn, hình vuông hoặc quả cam 
để chia các phần bằng nhau. Khi dạy về đơn vị đo khối lượng cần có cân, các bài 
toán có lời văn nên có hình ảnh minh họa 
 2.2.4. Coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học: 
 - Trong quá trình dạy học, người giáo viên tổ chức, hướng dẫn và là trọng tài 
khoa học. Mọi học sinh đều được hoạt động và phát triển.
 - Giáo viên cần tránh nói nhiều và làm thay cho học sinh.
 - Cần tổ chức cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
 Ví dụ: Khi dạy về Diện tích xung quang và diện tích toàn phân của hình lập 
phương thì giáo viên không nên áp đặt học sinh mà cần đưa mô hình trực quan, 
giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát nhận xét rút ra kết luận : hình lập phương 
là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau). Học sinh tự rút ra kết 
luận về công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập 
phương sau đó áp dụng công thức để làm bài tập. 
 9 Phần nguyên cũng như số nguyên trước đây đã học: các chữ số được sắp xếp từ 
phải sang trái, kể từ dấu phẩy là các chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, 
hàng nghìn Phần thập phân: kế từ dấu phẩy, các chữ số được sắp xếp từ trái sang 
phải là các chữ số hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn 
 Ví dụ: Có số thập phân 123,456 thì: 
 - Phần nguyên gồm có: 1 trăm 2 chục 3 đơn vị.
 - Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 5 phần trăm, 6 phần nghìn. 
 - Đọc là: Một trăm hai mươi ba phẩy bốn trăm linh sáu. 
 Cho học sinh đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phầm thập phân và giá trị vị 
trí của mỗi chữ số ở từng hàng, rồi sau đó cho các em viết số thập phân. 
 - Khi cô giáo đọc: Một trăm hai mươi ba đơn vị, các em viết 123. Sau số này các 
em đánh dấu phẩy. Khi cô đọc tiếp 4 phần mười, các em viết số 4; 5 phần trăm các 
em viết số 5; 6 phần nghìn các em viết số 6. - Cuối cùng, ta được số thập phân 
123,456. 
 - Sau đó cho học sinh nhắc lại cách đọc, viết số thập phân. 
 2.2.9. Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từng chương qua các trò 
chơi: 
 Hình thức ôn tập này, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, 
hứng thú và hiệu quả. Thời gian qua, trong khối lớp 5 đã tổ chức cho các em học 
Toán “ Vui – học, Học – vui” qua các trò chơi sau: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”, 
Trò chơi “ Chọn số”, Trò chơi “Xem ai nhớ nhất”, Trò chơi “ Mặt xanh mặt đỏ”, 
Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” Học Toán qua các trò chơi, học sinh tham gia sôi 
nổi, hào hứng và có sự tiến bộ rõ rệt. Ví dụ: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ” dùng để 
ôn tập cho học sinh sau mỗi chương học. Hình thức ôn tập này, câu hỏi và bài tập 
là những kiến thức các em đã học, học sinh lần lượt lên hái hoa (có ghi nội dung 
câu hỏi hoặc bài tập) học sinh trả lời đúng nội dung câu hỏi, cả lớp và thầy cô vỗ 
tay khen ngợi. Hình thức ôn tập này giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một 
cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả. Thời gian qua, khối 5 đã tổ chức được 6 
buổi ôn. Học sinh tham gia sôi nổi, hào hứng.
 Đặc biệt lưu ý: trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho 
dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_bac_hoc_sin.doc