Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh Lớp 5
Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh lớp 5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm phát triển thế hệ trẻ một cách toàn diện, cân đối, có trí thức, đạo đức và có thể chất tốt. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục toàn diện học sinh đó là: Đức, Trí, Thể, Mĩ, thông qua các bài tập giáo dục thể chất giúp cho học sinh nâng cao sức khỏe, hình thành nhân cách, đạo đức sống, tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỉ luật. Để thực hiện điều này thì đây là trách nhiệm của chung của toàn xã hội. Hiện nay môn bóng rổ là môn được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, vì môn học này giúp học sinh rèn luyện sức nhanh, sự khéo léo, dẻo dai, khả năng phản xạ. Môn bóng rổ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và sân bãi hiện nay tại các trường học, môn bóng rổ là môn thể thao hiện đại được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích tập luyện. Do đó môn bóng rổ đã và đang trở thành môn thể thao đang phát triển mạnh trong quần chúng. Trong các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế, môn bóng rổ đã có những giải thi đấu chuyên nghiệp. Đây là cơ sở để thúc đẩy và phát triển môn bóng rổ tại các địa phương và trung tâm thể thao. Trong thực tế giảng dạy và nghiên cứu trên thực tế, tình trạng học sinh tham gia tập luyện thể thao, vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe còn hạn chế, nhiều học sinh chưa ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện thân thể. Với sự phát triển của mạng thông tin internet, mạng xã hội, nhiều học sinh còn ham chơi, dành nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động tham mưu với ban giám hiệu, liên đội nhà trường phát động và tổ chức các cuộc thi, ngày hội thể thao trong nhà trường, trong đó có thi đấu nội dung “ném bóng vào rổ”. Thông qua đó tôi muốn đưa phong trào tập luyện môn bóng rổ được nhân rộng trong nhà trường, đồng thời sẽ được phát triển rộng rãi tại địa phương. Với những kiến thức đã được học, được nghiên cứu, cùng với quá trình giảng dạy học sinh Tiểu học, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức giảng dạy, đưa ra một số bài tập rèn luyện, từ đó nâng cao chất lượng học môn bóng rổ cho học sinh lớp 5. Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh lớp 5” 1/ 15 Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh lớp 5 phụ huynh, các buổi tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh địa, các buổi văn nghệ tại địa phương - Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được vận dụng để tôi có thể hiều rõ hơn về tâm lý, những khó khăn, vướng mắc trong khi luyện tập của các em học sinh. - Phương pháp phân tích và giảng dạy: Phương pháp này được tôi vận dụng trong quá trình giải quyết vấn đề nghiên cứu. Những hoạt động giảng dạy và phân tích kỹ thuật và phương pháp tập luyện được tôi truyền đạt tới dọc sinh thông qua các tiết dạy chính khóa và trong những hoạt động ngoài giờ, vui chơi của các em học sinh. - Phương pháp trực quan: Để giúp học sinh có thể tiếp thu kiến thức 1 cách sinh động và hứng thú thì tôi đã cho học sinh quan sát những hình ảnh các giải thi đấu chuyên nghiệp đã và đang được tổ chức trong nước và nước ngoài. - Phương pháp tập luyện: Giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong thi đấu môn bóng rổ - Phương pháp trò chơi: Là phương pháp giúp học sinh có thể vừa chơi vừa tiếp thu và rèn luyện được kỹ thuật ném bóng vào rổ, giúp học sinh có những thời gian vui chơi, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong khi tập luyện, tăng sự hưng phấn cho học sinh khi tập luyện. 2. Phương tiện nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương tiện: - Nhóm phương tiện giảng dạy và tập luyện: Bóng, rổ, sân bãi, trang phục thi đấu, tranh ảnh giảng dạy - Nhóm phương tiện tuyên truyền: Khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động, sách báo giới thiệu B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Giáo dục thể chất nói chung và môn thể dục nói riêng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển toàn diện con người về mọi mặt, tập luyện và thi đấu thể thao là biện pháp cơ bản tác động tích cực đến sức khỏe học sinh. Rèn luyện thể thao nhằm cung cấp cho học sinh những kỹ năng vận động cơ bản nhằm rèn luyện sức khỏe, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện bồi dưỡng đạo đức, hình thành nhân cách con người. Do yêu cầu của xã hội ngày nay, ngoài yêu cầu chung về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, học sinh còn phải được giáo dục để trở thành con người 3/ 15 Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh lớp 5 III. CÁC VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT: - Những năm qua do điều kiện dụng cụ sân bãi còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất là, dụng cụ thể dục còn thiều thốn như: bóng, rổ , sân bãi Nội dung học môn ném bóng vào rổ chưa phong phú dẫn đến việc học sinh tập luyện thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần tập luyện của các em không được hào hứng sôi nổi. Từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả tập luyện của các em học sinh. - Muốn khắc phục được những vấn đề nêu trên trong quá trình giảng dạy môn ném bóng vào rổ cho các em học sinh lớp 5, giáo viên cần tạo cho học sinh sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học mà khi tham gia tập luyện. Qua các tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao để áp dụng vào thực tế. Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sức khỏe dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn. - Do vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt, đầy đủ, chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học, nội dung dạy học: Còi, tranh trực quan, đồ dùng tự làm...có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong tập luyện. - Giáo viên cần tích cực tuyên truyền, tổ chức những buổi giao lưu cho các em học sinh nhằm tạo không khí vui tươi, tích cực, yêu thích tập luyện. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: * Để giờ học nội dung ném bóng vào rổ đạt kết quả cao và thu hút sự thích thú của học sinh thì cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Giáo viên thể dục phải là người làm mẫu (thị phạm động tác) chuẩn xác, các động tác, kỹ thuật tốt. - Để giúp các em tập luyện được tốt động tác ném bóng vào rổ cần phải kết hợp được nhiều biện pháp khác nhau: tập luyện, trò chơi, thi đấu * Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên tôi xin trình bày một số biện pháp thực hiện như sau: 1. Đối với nhà trường: - Vào đầu năm học, nhà trường cần phối hợp với phụ huynh học sinh, tổ chức để y tế địa phương kiểm tra sức khỏe cho học sinh, để phân chia được các nhóm học sinh theo sức khỏe. Từ đó giáo viên có thể đưa ra những giáo án cụ thể và chi tiết phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Nhà trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã tổ chức những buổi tuyên truyền về lợi ích của tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm tạo không khí phấn khởi, mọi người tích cực rèn luyện thể thao, trong đó có học sinh Tiểu học. 5/ 15 Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh lớp 5 b. Các biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Giáo viên hướng dẫn và phân tích cụ thể từng động tác cho học sinh. Giáo viên dạy động tác ném bóng vào rổ bằng 2 tay (trước ngực) và ném bóng vào rổ bẳng 1 tay (trên vai). Giáo viên cần cho học sinh quan sát tranh, phân tích từng động tác, nêu rõ tác dụng của từng động tác. Giáo viên sẽ thị phạm động tác để học sinh quan sát. Đặc biệt phải phân tích và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng biên độ động tác, cách điều chỉnh lực tác động vào quả bóng để cho quả bóng bay theo đúng quỹ đạo phù hợp nhất. Đồng thời giáo viên phải nêu ra những lỗi thường gặp đối với học sinh khi tập luyện như là: cầm bóng sai, biên độ khi bóng rời tay, quỹ đạo bay của bóng Có rất nhiều kỹ thuật ném rổ khác nhau như: tại chỗ ném rổ, 2 bước ném rổ, nhảy ném, ném rổ tựa bảngnhưng dù là ném rổ bằng kỹ thuật nào thì mục đích cuối cùng chính là làm sao để ném được bóng vào rổ. Trên thực tế có rất nhiều học sinh đặt câu hỏi :“Tại sao kỹ thuật ném rổ của em đúng nhưng bóng không bay vào rổ?” Vậy để làm sao ném bóng vào rổ chính xác? Trước hết chúng ta phải làm sao chọn được tư thế ném rổ thích hợp nhất. Trên thực tế đây là câu hỏi khó. Đối với học sinh Tiểu học thì tư thế ném rổ không nhất thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn mà điểm quan trọng chính là tư thế ném rổ thoải mái nhất, phù hợp với từng học sinh. Tìm ra tư thế ném rổ phù hợp với từng cá nhân mới chính là cơ sở nâng cao hiệu suất ném rổ của học sinh. Chính vì vậy sự quan tâm, quan sát, chỉnh sửa kịp thời của giáo viên cho từng em học sinh là yếu tố then chốt để nâng cao kỹ thuật. Kỹ thuật ném rổ 1 tay là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong thi đấu. Thông thường khi ném rổ bằng 1 tay cần chú trọng tới 3 góc vuông quan trọng : Góc giữa cánh tay với thân người, cánh tay với cẳng tay, và góc giữa mu bàn tay vơi cẳng tay. Động tác có tính quyết định trong kỹ thuật ném rổ 1 tay hay chính là động tác quyết định quỹ đạo của bóng, đó là gập cổ tay ra sức cuối cùng. Điều đó có nghĩa là, ở thời điểm quan trọng nhất này, không cần tập trung nhiều vào lực ném bóng nữa mà lúc này học sinh cần tập trung nhiều vào gập cổ tay, miết các ngón tay theo bóng. Động tác miết tay vào bóng trước khi bóng rời tay là một động tác rất quan trọng, có tác dụng tạo ra sự ổn định và dẫn hướng cho đường bay của bóng. Khi miết tay, bóng rời tay cuối cùng ở 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) 7/ 15 Một số biện pháp nâng cao kỹ thuật ném bóng vào rổ cho học sinh lớp 5 - Khi duỗi tay rời bóng, cả 2 tay cùng tác động lực vào bóng làm cho đường đi của bóng bị lệch và không ổn định. + Cách khắc phục: Cho học sinh tập động tác giữ bóng bằng 1 tay trên đầu (tay không ném rổ không tiếp xúc vào bóng), để các em học sinh chỉnh sửa các góc độ của tay cho chính xác. Tiếp đến tập giai đoạn trùng gối sau đạp chân, tay ném rổ thực hiện duỗi tay rời bóng (chỉ thực hiện 1 tay) * Kỹ thuật ném rổ bằng 2 tay (trước ngực): Trong thi đấu thì kỹ thuật ném rổ bằng 2 tay trước ngực chủ yếu được dành cho những nữ và những người có sức mạnh không tốt sử dụng. Đối với kỹ thuật ném rổ 2 tay trước ngực có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ném rổ không chuẩn xác đó là: Sự chênh lệnh về sức mạnh giữa tay phải với tay trái làm cho người tập nhiều khi có cảm giác 2 tay đã sử dụng sức mạnh như nhau khi ném rổ nhưng thực chất là không giống nhau.Tập luyện chăm chỉ, nghiên cứu kỹ lưỡng sự khác biệt giữa 2 tay, quan sát chiều xoay của bóng..sẽ phát hiện được tay dùng lực có đều hay không. Điều chỉnh và sử dụng được đều cả 2 tay sẽ giúp người tập tìm được cảm giác ném rổ tốt. + Tư thế chuẩn bị: 2 tay cầm bóng trước ngực, 2 chân đứng song song rộng bằng vai hoặc hơn vai, gối trùng, hạ thấp trọng tâm. + Động tác ném bóng: 2 tay hơi đưa bóng lên trên, bẻ cổ tay vào trong, đồng thời 2 chân đạp đất, duỗi đùi và cẳng chân. Lúc này 2 tay cùng đẩy bóng chếch lên trên ra trước, người vươn theo hướng bóng. Khi tay gần thẳng hết thì dùng sức của khớp bàn tay, các ngón tay gập và miết theo bóng, bóng ra tay ở 6 ngón tay của cả 2 bàn tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), lòng bàn tay hơi hướng ra ngoài, thân người vươn thẳng, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay hướng thẳng hướng rổ. + Tổ chức tập luyện: Cách thức tổ chức tập luyện giống như giảng dạy kỹ thuật ném bóng 1 tay trên vai. + Những sai lầm thường gặp: Sai lầm chủ yếu trong khi tập luyện kỹ thuật này là ở giai đoạn bóng rời tay, 2 tay ra lực không đều làm cho đường bóng không ổn định, hiệu quả không cao. + Cách khắc phục: Cho học sinh cầm bóng thực hiện ném bóng vào 1 điểm quy định ở trên tường, quan sát đường xoáy của bóng để xác định tay nào dùng lực nhiều hơn, tay nào dùng lực ít hơn từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. Cần phải thực hiện ném nhiều lần với lực ra tay đều (đường xoáy của bóng chính xác) để xây dựng cảm giác ra tay khi ném bóng. 9/ 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ky_thuat_nem.doc