Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật Khối 4, 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật Khối 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật Khối 4, 5
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật khối 4,5 Phần A PHẦN MỞ ĐẦU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT KHỐI 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI 1. Lý do chọn đề tài : Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai. Đối với bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, là cơ sở ban đầu để con người có thể tiếp thu được vốn tri thức ở các cấp học tiếp theo, cũng như mọi tri thức khoa học hiện đại. Bấy lâu nay, mọi người thường chú trọng đến các lớp cuối Trung học phổ thông mà coi nhẹ các lớp Tiểu học, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục phát triển toàn diện và mang nhiều khó khăn tới giáo viên trực tiếp giảng dạy. Chủ trương của Bộ giáo dục và đạo tạo đề ra là “Đến cuối lớp 5 các em phải đọc thông viết thạo, tính toán nhanh và am hiểu tự nhiên xã hội, biết cách ứng xử với mọi người”. Vậy nên trong môn học Mĩ thuật cũng vậy, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập, để từ đó các em có thể vận dụng một cách linh hoạt vào các môn học khác một cách có hiệu quả. Vì thế, để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật khối 4, 5.” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tôi suy nghĩ, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục tiêu tìm ra một số giải pháp tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Minh Khai – Hoài Đức – Hà Nội nói riêng và của ngành giáo dục nói chung; đó là mục đích để tôi nghiêm cứu sáng kiến kinh nghiệm này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : a) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Minh Khai. b) Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trong trường Tiểu học Minh Khai – Hoài Đức – Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật. Người thực hiện : Trần Thanh Hải 1/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật khối 4,5 Phần B NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học liên quan đến đề tài : 1. Cơ sở pháp lý: Nghị quyết TW II khoá VIII tiếp tục khẳng định đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lỗi truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy trong sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phát triển hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo 2. Cơ sở lý luận: Để đạt được mục tiêu giáo dục, nhà trường Tiểu học đã duy trì đủ 9 môn học; môn Mĩ thuật là một trong những môn học đó. Đặc trưng của môn học là không nhằm đào tạo hoạ sĩ tương lai hay tạo ra những người chuyên là về mĩ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quyen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm qua giáo dục thẩm mĩ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. 3. Cơ sở thực tiễn: Thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Các em rất yêu thích Mĩ thuật, vì qua đó các được tiếp xúc, làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng và của thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích, tập trung trang trí góc học tập của mình... Song bên cạnh việc giảng dạy cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản đó thì tôi thấy còn gặp nhiều hạn chế như: nhận thức của phụ huynh học sinh, chưa coi trọng môn học, còn cho rằng đó là môn phụ, cho nên đồ dùng học sinh còn thiếu thốn, ít đầu tư. Mặt khác một số giáo viên chưa có phương pháp dạy thích hợp để giúp học sinh thấy hết cái hay, cái đẹp của môn học, góp phần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Minh Khai nói riêng và của ngành giáo dục đào tạo nói chung. Đó chính là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật khối 4, 5” Người thực hiện : Trần Thanh Hải 3/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật khối 4,5 tiếp cận tới từng học sinh, không hướng dẫn tỉ mỉ và nhận xét kịp thời ngay trong khi làm bài trên lớp, ngoài ra còn khá nhiều học sinh không vào học cũng như đang học bị ao ra ngoài khiến việc học thất thường không nắm đầy đủ kiến thức của bài... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác hụt hẫng cho tâm lý dạy của thầy. Trên thực tế điều tra tôi còn thấy có giáo viên giảng dạy bộ môn về phương pháp sư phạm còn hạn chế, lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, trình bày bảng còn vụng về, lúng túng,... dẫn đến học sinh không lắng nghe, không tập trung tìm hiểu bài còn mơ hồ, không nắm được mục tiêu của bài học. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Trang thiết bị dạy học: Bên cạnh đó do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trang thiết bị khi học của học sinh chuẩn bị rất hạn chế với lý do bố mẹ chưa kịp mua hay không quan tâm đến môn học này, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và chất lượng bài làm của các em. Chính vì những thuận lợi và khó khăn trên nên việc dạy học của trường tiểu học Minh Khai còn chưa đạt chất lượng cao, vẫn còn những học sinh chưa chú ý đên môn học này. Vì vậy là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn chăn trở làm như thế nào để nâng cao chất lượng, đó chính là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật khối 4,5” tại trường tiểu học Minh Khai – Hoài Đức – Hà Nội. III. Những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật: 1. Điều tra cơ bản : Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường TH Minh Khai – Hoài Đức – Hà Nội, tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay một bài tập thực hành. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một khối lớp 4 + 5 xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích hợp vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Người thực hiện : Trần Thanh Hải 5/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật khối 4,5 giáo dục ở trong mỗi bài học. Vì thế trong quá trình giảng dạy tôi đều phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp. Việc muốn học sinh thực sự tập trung vào môn học thì đòi hỏi phải có sự quan tâm của giáo viên, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ bài dạy, đồ dùng dạy học phải sát với nội dung bài học, đẹp và hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Muốn học sinh thể hiện được những tác phẩm theo cảm nhận của riêng mình thi người giáo viên phải gợi ý, giảng giải đặc biệt là phải tạo ra được không khí sôi nổi, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, khích lệ, động viên học sinh tự tìm tòi, tự sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học, từ đó học sinh có thể lựa chọn và vận dụng linh hoạt vào các bài tập sau này của mình. Vì thế tiết học mới có thể tốt hơn. Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thế giới thực, hướng các em vào việc chọn nội dung tranh, sử dụng sắc màu, hiểu được bố cục, cách chọn hình mảng chính, phụ và luật xa gần. Sau đó các em tự thể hiện theo cảm nhận riêng của mình. Những buổi học như vật đã đem lại cho học sinh sự hứng thú và ấn tượng tốt đẹp đối với từng tiết học. Ngoài ra, sự đầu tư vào thiết bị khi dạy trực tuyến, bài giảng cũng giúp học sinh rất thích thú khi đến tiết học, giúp cho học sinh cảm nhận được đây là môn học nghệ thuật ngay từ khi bắt đầu môn học. Cho nên tôi đã đầu tư mic, cam cho thật rõ nét và hình ảnh bắt mát của bài giảng trên Power point, về hình ảnh lẫn màu sắc, bài giới thiệu cũng như video tự mình thiết kế và quay hướng dẫn học sinh. Nói tóm lại, việc giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học tuy là kiến thức rất cơ bản, song để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả lại là một vấn đề khó khăn đòi hỏi người giáo viên làm công tác giảng dạy môn Mĩ thuật (còn gọi là môn giáo dục thẩm mĩ cho học sinh) phải thực sự linh hoạt và khéo léo, phải gần gũi với học sinh, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của các em là chóng thích, chóng chán. Mặt khác khi giáo dục nghệ thuật cần dựa vào cảm hứng mới sáng tác được. Nắm được đặc điểm này tôi đã chọn những thời điểm thích hợp để động viên khích lệ các em luôn tôn trọng ý nghĩ của các em, không áp đặt, đòi hỏi cao đối với các em, người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn lại trong giảng dạy. Bằng những biện pháp như vậy tôi thấy học sinh trường tôi có rất nhiều tiến bộ trong học tập môn Mĩ thuật cả về tâm lý và năng lực. Khi các em có niềm say mê nghệ thuật thì việc truyền thụ kỹ thuật sẽ thuận lợi hơn, giờ học sổi nổi hơn, điều đó thúc đẩy khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn các em vào môn học và học tốt bộ môn. Người thực hiện : Trần Thanh Hải 7/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ Thuật khối 4,5 chính những bài đó để khen trên lớp và các bạn khác cùng nhận xét tạo húng thú cho tiết học. Về phía học sinh các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen. * Kết quả 2 tiết dạy thực nghiệm các giải pháp thu được kết quả như sau: Chủ Sĩ Kết quả Tiết Khối Tên bài dạy đề số A+ % A % B % Chủ đề 7:Ước mơ của 1 7 5 103 57 55 46 45 0 0 em Chủ đề 9: Sáng tạo 2 9 4 157 họa tiết, tạo dáng và 86 54,7 71 45.3 0 0 trang trí đồ vật + Tổng số học sinh : 260 học sinh trước chưa thực hiện giải pháp kết quả đạt : HTT: A+ = 20%; HT: A = 78%. Chưa đạt: 2% + Thay đổi giải pháp kết quả đạt : HTT = 55%; HT A = 45%. Chưa đạt: 0% + Chỉ tiêu giao : A+ = 40%; A = 60% Vậy vượt chỉ tiêu : A+ = 15%; A = 15% Qua tiết dạy mẫu trên chứng minh một số giải pháp tôi đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa mà tỷ lệ A + và A ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt rất cao đạt 100%. Vì vậy tôi sẽ áp dụng những giải pháp này vào trong việc giảng dạy của mình sau này để mình giúp cho chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật của trường Tiểu học Minh Khai được tốt hơn và tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp này cho các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý để cùng nâng cao chất lượng dạy và học. Người thực hiện : Trần Thanh Hải 9/11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc