Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính về số thập phân ở Lớp 5

doc 20 trang thanh 20/12/2023 3360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính về số thập phân ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính về số thập phân ở Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính về số thập phân ở Lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài.
 Môn toán ở Tiểu học là môn học với nhiều kiến thức đa dạng, trong quá 
trình dạy thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhất. Các em muốn giải 
quyết được tình huống đó thì đòi hỏi phải có một năng lực tư duy nhất định. 
Nhưng thông thường trình độ của học sinh phát triển không đồng đều, dù các em 
được học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có những em nắm bắt kiến 
thức rất nhanh nhưng cũng có những em nắm bắt kiến thức còn chậm, thậm chí 
không hiểu vấn đề của bài học khiến cho giáo viên gặp phải những tình huống 
khó xử, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian tiết học, chất lượng dạy học không 
cao. Trong chương trình môn Toán lớp 5 điều mà tôi trăn trở nhất đó là việc dạy 
học sinh thực hiện 4 phép tính với số thập phân, cách ước lượng thương trong 
phép chia cho số thập phân có nhiều chữ số và dạy giải toán là vấn đề mà học 
sinh thường gặp khó khăn lớn nhất. Ở lớp 4, dạy chia một số tự nhiên cho một 
số tự nhiên cách ước lượng thương đã khó. Đa số các em không biết cách ước 
lượng thương dẫn đến thực hiện các phép chia còn chậm, có em còn chia sai. Có 
những em ước lượng thương không ghi nhớ mà còn rập khuôn, máy móc theo 
các bước, phần thử lại diễn giải dài dòng, không khoa học. Mà phần lớn kiến 
thức số học ở lớp 5 chiếm lượng kiến thức lớn với 33 tiết/năm và các dạng toán 
còn lại đều liên quan tới việc tính toán cộng, trừ, nhân, chia. Với một số em môn 
Toán là môn học được cho là khô khan, đặc biệt là bốn phép tính: Cộng, trừ, 
nhân, chia về số thập phân. Đối với phép cộng và trừ sau khi thực hiện phép tính 
xong các em hay quên dấu phẩy hoặc đặt phép tính dọc chưa đúng các hàng, vị 
trí của từng chữ số dẫn đến kết quả sai. Với phép nhân học sinh không làm đúng 
kết quả do không nắm chắc cách tách phần thập phân ở tích. Còn phép chia học 
sinh chia kỹ năng ước lượng thương của các em còn chậm. Một số học sinh chưa 
hoàn thành bài khi làm bốn phép tính về “số thập phân”.Làm sao để học tốt 
được phần này ?
 Lớp 5 mà tôi đang giảng dạy, tuy có nhiều em hoàn thành môn Toán rất 
tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều em hoàn thành chậm, thậm chí có những 
 1 cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, giải toán về tỉ số phần trăm, cách ước lượng 
thương khi chia cho số có nhiều chữ số.
 Khảo sát thực trạng về nội dung đề tài đã đặt ra. Đề xuất những giải pháp 
nghiên cứu áp dụng vào việc dạy học môn toán về thực hiện bốn phép tính số 
thập phân nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu ý thức ham học toán của học sinh.
 Nghiên cứu kỹ năng tính toán, giải toán của học sinh thông qua các bài 
học cụ thể, thực tế trao đổi hằng ngày. 
 4. Giới hạn của đề tài.
 Kỹ năng thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, giải 
toán có nhiều phép tính của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
 - Phương pháp phỏng vấn
 - Phương pháp thống kê toán học.
 3 em không tập trung, uể oải và ít khi làm bài tập đầy đủ. Còn một bộ phận học 
sinh tính toán chậm, tính sai và dễ nản khi gặp những bài toán liên quan đến 
phép chia số thập phân. Đối với bài toán có lời văn nhiều học sinh chưa nắm 
chắc dạng bài và cách giải dạng bài đó; kĩ năng viết lời giải bài toán còn có 
nhiều hạn chế.
 Một số em chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình do các bậc phụ 
huynh chưa nắm được các kiến thức một cách chắc chắn và chưa có sự hiểu biết 
sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và 
giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà còn hạn chế. Ý thức tự học, tự rèn 
luyện của hoc sinh chưa cao, nhiều lúc còn thiếu tự tin và hứng thú trong việc 
học môn Toán, chưa biết cách tự học. Mà đặc điểm HS ở lứa tuổi này rất hiếu 
động, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, cái lạ nhưng cũng rất chóng quên, 
thiếu cẩn thận trong tính toán, trong làm bài tập. Một số em có thói quen đọc 
không kỹ đề dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các dạng bài tương tự. 
 Với điều kiện cuộc sống như hiện nay, rất nhiều em được bố mẹ mua máy 
tính cầm tay cho. Kèm theo đó là sự hiểu biết nhanh nhẹn về thời đại Công nghệ 
thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay của các em rất tốt. Có máy tính rồi 
lười tính toán, đã sử dụng máy tính để tính. Một số phụ huynh không để ý đến 
con em trong việc học ở nhà, chỉ kiểm tra kết quả thấy đúng là được. Chính vì 
vậy đã không rèn được kỹ năng tính toán cho các em.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
 Học hết lớp 5 việc học sinh nắm chắc kiến thức và kĩ năng để thực hiện 4 
phép tính nói chung và 4 phép tính cộng trừ nhân chia số thập phân nói riêng. 
Vận dụng trong giải toán là vô cùng quan trọng, nó giúp cho các em có nền tảng 
vững chắc để học tiếp lên các cấp học trên và ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 
 b. Nội dung và cách thức của giải pháp
 Ở lớp 5 việc dạy học sinh thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia với 
số thập phân và giải toán tôi đã tiến hành cụ thể qua các tiết dạy như sau:
 1. Tạo niềm tin và hứng thú trong việc học môn Toán cho học sinh:
 5 các kiến thức đã học ở lớp đó. Bởi vậy để học sinh nắm chắc được kiến thức 
mới thì đòi hỏi các em phải nắm được các kiến thức cơ bản có liên quan đã được 
học trước đó.Với đặc điểm học sinh lớp tôi, thích tìm tòi khám phá, ham hiểu 
biết nhưng cũng rât chóng quên. Vì vậy việc củng cố và hệ thống hóa các kiến 
thức có liên quan đã được học là một bước không thể thiếu được trong các tiết 
dạy học toán. Chẳng hạn việc xây dựng quy tắc nhân một số thập phân với một 
số thập phân được hình thành trên cơ sở củng cố và mở rộng cách nhân 2 số tự 
nhiên
Ví dụ: Khi dạy bài: Nhân một số thập phân với một số thập phân trong nội dung 
có nêu: “Khi nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau: Ta 
nhân như nhân hai số tự nhiên; Ta đếm xem trong phần thập phân của cả 2 thừa 
số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy 
nhiêu chữ số kể từ phải sang trái”. Do vậy, HS cần nắm được một cách chắc 
chắn cách thực hiên phép nhân 2 số tự nhiên đã học ở các lớp 2,3,4.
 Việc nắm chắc kiến thức là rất quan trọng, bởi các kiến thức toán học là 
một chuỗi mắt xích, nếu đứt một mắt xích nào thì mạch kiến thức của các em bị 
đứt quãng. Việc củng cố hóa kiến thức đã học trước đó là biện pháp góp phần 
không nhỏ trong dạy học môn Toán.
 3. Chú ý đến những vấn đề mà học sinh thường hay nhầm lẫn, để kịp 
thời khắc phục sữa chữa.
 Khi cộng, trừ số thập phân, một số em chưa nắm chắc các hàng trong một 
số thập phân, hay đặt tính sai dẫn đến kết quả phép tính sẽ sai luôn.
 Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 2 số thập phân, tôi 
đã chú trọng đến kĩ năng đặt tính theo cột dọc cho học sinh, thông thường với 
các trường hợp mà số chữ số phần thập phân của các số hạng khác nhau học sinh 
hay nhầm lẫn trong việc đặt tính, nhất là đối với học sinh chưa hoàn thành. 
 Chẳng hạn : 345,28 + 24, 345 hoặc 457 + 25, 56
 Với các trường hợp trên, tôi đã hướng dẫn HS thực hiện như sau : Vận 
dụng bài học số thập phân bằng nhau để viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần 
thập phân của số thập phân để các số hạng có chữ số phần thập phân bằng nhau ( 
 7 trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung 
trong quá trình giải toán sau:
 Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ 
về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chúng 
tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi 
giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần.
 Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán.
 Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)
 Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và 
phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán 
học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các 
sơ đồ đoạn thẳng.
 Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính 
thích hợp. Vận dụng công thức dạng bài đã học.
 Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính tương 
ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có 
trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán 
không? Trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay 
hơn không?
 Theo quy trình bốn bước trên tôi đã vận dụng dạy dạng bài giải Toán 
về tỉ số phần trăm:
 Cần tổ chức cho học sinh định hướng và tìm ra cách giải quyết, đồng thời 
thành lập công thức tính các dạng Toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
 Dạng thứ nhất: Tìm tỉ số phần trăm của hai đại lượng a và b theo công 
thức:
 a : b x 100%
 Ví dụ: Lớp 5B có 9 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Tính tỉ số phần trăm 
số học sinh nữ so với số học sinh nam lớp 5B?
 Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề. Xác định dạng toán. Vận dụng công thức để 
giải và trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Tỉ số phần trăm số học sinh nữ so với số học sinh nam lớp 5B là:
 9 : 16 x 100 = 56,25%
 9 Vận dụng cách phân tích trên, ta có thể giải như sau:
Bài giải:
 Diện tích hình vuông đó tăng lên số phần trăm là:
[(100 + 30 ) x (100 + 30 ) - 100 ] x 100% = (130 x 130 - 100 ) x 100%
 100 100 100 100 100 100 100 100
 = ( 1,3 x 1,3 – 1) x 100% = 69%
Có thể giải tắt như sau: ( 1,3 x 1,3 – 1) x 100% = 69%
 Dạng thứ năm: Nếu cạnh hình vuông giảm đi a% thì diện tích hình vuông 
đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?
 Từ công thức tính diện tích hình vuông là cạnh nhân với cạnh. Cho nên 
cạnh hình vuông là 100% thì diện tích hình vuông đó là 100% hay gọi cạnh hình 
vuông là một giá trị thì diện tích hình vuông cũng là một giá trị. Vậy để tìm 
phần trăm giảm của diện tích hình vuông ta có công thức tính như sau:
 b% = [100% - (100% - a%) x ( 100% - a%)] x 
 100%
 Trong đó: a% là điều kiện bài Toán đã cho, b% là số phần trăm diện tích 
giảm.
 Ví dụ: Nếu chiều dài giảm 30% và chiều rộng giảm đi 25% thì diện tích 
hình chữ nhật đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?
 Ta giải như sau:
 Bài giải:
 Diện tích hình chữ nhật đó giảm đi số phần trăm là:
 ( 1 – 0,7 x 0,75 ) x 100% = 47,5%
 Đáp số: 47,5%
 * Đối với dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" đã 
học ở lớp 4, lên lớp 5 thường gặp những bài toán tỉ số ở dưới dạng ẩn, nhất là 
sau khi học về số thập phân:
 Ví dụ. Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 168m, biết chiều 
rộng bằng 0,75 chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó?
 Học sinh đọc kỹ đề, xác định đề cho biết gì, đề yêu cầu tính gì?
 Đối với bài này, tỉ số là một số thập phân hướng dẫn học sinh chuyển về 
phân số như sau: 0,75 = 75 = 3
 100 4
 Khi đã xác định được tỉ số của chiều rộng so với chiều dài rồi. Học sinh sẽ 
dễ dàng lập được sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán theo từng bước đã học.
 Như vậy, dù bài toán các dạng “giải toán về tỉ số phần trăm”, "Tìm hai số 
khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó" hay bất kì ở dạng toán nào thì điều 
quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_th.doc