Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

doc 17 trang thanh 12/11/2023 2030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 SKKN : Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ 
nhiều nghĩa
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua 
giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ 
cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ 
Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng 
Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta 
thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa 
của từ.
 Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập 
trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong 
quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ 
trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi 
học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và 
khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong 
đợi của cô giáo, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác. Trăn 
trở về vấn đề này, qua nhiều năm dạy lớp 5, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm 
nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì 
thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm:” Một số biện pháp giúp học sinh lớp5 
phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Thực trạng học sinh trong quá trình học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
1. Những khó khăn mà học sinh thường gặp phải 
 - Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ đồng âm, từ 
nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là:
 - Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng 
túng và còn lủng củng.
 -Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính.
 - Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ: học sinh còn làm sai 
đến 40-45%.
 - Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay, 
chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu.
2, Nội dung dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở lớp 5: b, vách đá - đá bóng
 c, mắt cá - mắt lưới
 d, lưng núi - đau lưng
Bài 3: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những 
từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau?
Vàng: - Giá vàng nước ta tăng đột biến.
 - Tấm lòng vàng.
 - Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. 
Kết quả: 
 Sĩ số Điểm 9, 10 Điểm 7,8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5
 28 4 = 14,3% 7 = 25% 14 = 50% 3 = 10,7%
Với kết quả như trên thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, vì thế tôi đã trăn trở tìm 
ra nguyên nhân của thực trạng trên. Sau đây là một số nguyên nhân.
4. Nguyên nhân của những khó khăn:
 * Lý do thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức 
giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa. 
 Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công 
việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn 
khác nhau: “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ 
đạc hoặc làm việc, “bàn” (2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến.
 Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn 
phím”. Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa 
thì “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm 
với ghế làm đồ nội thất; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại 
đàn hoặc máy tính. bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”đều 
mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong 
“bàn phím” mang nghĩa chuyển.
 * Lý do thứ hai: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối 
hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng 
phân biệt. 
 * Lý do thứ ba: HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều 
nghĩa. 
II. Biện pháp thực hiện
1. Coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 
a. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối 
liên hệ mật thiết với nhau.
 Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều 
nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt 
một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa.Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện 
tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
 Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) 
)người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình 
dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vẩt ấy .Từ chỗ gọi tên sự 
vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, 
hành động khác nghĩa ( nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó. 
Ví dụ: Chín: (1) chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển 
cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
 (2) Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến 
sự phát triển cao nhất. ( Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã 
chín)
 (3) Sự thay đổi màu sắc nước da .( ngượng chín cả mặt )
 (4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa , trước hết phải, miêu tả 
thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. 
Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở :
*Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau : 
 - Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa 
các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về 
hình dáng.
Ví dụ: Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi thuyền) :Miệng1 ( miệng xinh) và 
miệng2( miệng bát)
 - Dạng 2 : Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức 
năng, của các sự vật, đối tượng .
Ví dụ : cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 ( cắt quan hệ )
 - Dạng 3 : Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của 
các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau1 (đau vết mổ ) và đau2 (đau lòng )
*Theo cơ chế hoán dụ có tác dụng.
 - Dạng1 :Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. hòn đá đá bóng
 Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện 
theo quy trình các bước.
 - Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của 
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 - Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nếu định 
nghĩa 
 - Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới
 Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ 
và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
 - Phương pháp hỏi đáp - Hình thức học cá nhân
 - Phương pháp giảng giải - Thảo luận nhóm
 - Phương pháp trực quan - Tổ chức trò chơi
 - Phương pháp luyện tập thực hành
* Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu 
thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm 
vứng kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa
+ Yêu cầu học sinh hiểu và nắm ghi nhớ để vận dụng
 Tâm lí học sinh làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc 
lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy tôi thường cho học sinh 
ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc 
theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt. Cách làm này tôi đã 
cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó (về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) do 
đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ chức như trước mà 
thực hiện. Và kết quả có tới 27/30 học sinh thuộc ghi nhớ một cách trôi chảy tại 
lớp chỉ còn 3 em có thuộc song còn ấp úng, ngắc ngứ.
+ Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau 
 Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói 
đọc giống nhau viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “đường” (1) trong 
“đường rất ngọt”, “đường” (2) trong “đường dậy điện thoại” và “đường” (3) 
trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy 
mà “đường” (1) với “đường” (2) và “đường” (1) với “đường” (3) lại có quan hệ 
đồng âm, còn “đường” (2) với “đường” (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa.
 Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ 
đường (1), đường (2), đường (3) là gì?
 Đường (1): (đường rất ngọt): chỉ một chất có vị ngọt đây giáo viên gợi mở để biết từ “đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ 
đồng âm hay không, các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu SGK các tiết luyện từ và 
câu sau cô sẽ giúp các em tìm câu giải đáp.
 Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết sẵn 
nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ về 
từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó tự các em sẽ có một sự so sánh 
giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên đây, đồng thời giáo viên kích thích 
đươc tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên cũng không 
quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ 
“đi” trong các câu văn đã cho.
 Trong bài dạy “từ nhiều nghĩa” giáo viên có thể lấy thêm một hai trường hợp 
về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh 
nhận định về các từ trong ví dụ.
 VD: từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì 
sao?
 Cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng. ở câu hỏi này, giáo 
viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả 
năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả 
lời giáo viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì 
nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có quan hệ với nhau.
 Nội dung trên, giáo viên cũng tiến hành như trong khoảng 2-3 phút, dành 
thời gian cho các em làm bài tập phần luyện tập. Cuối tiết học giáo viên nhấn 
mạnh: các em cần lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn 
đáng tiếc giữa hai hiện tượng này.
3. Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ 
nhiều nghĩa.
 Biện pháp này thực ra ít khi tôi vận dụng bởi nếu học sinh đã hiểu đúng 
nghĩa của từ. Thuộc được nhớ thì không cần thiết phải dùng đến cách dựa vào 
yếu tố từ loại, tuy nhiên đối với một số học sinh trung bình và yếu giáo viên có 
thể kết hợp cả 3 biện pháp.
 Nếu trong thực tế hàng ngày học sinh có thể bắt gặp hiện tượng một từ nào 
đó phát âm gần nhau nhưng xét về từ loại khác nhau thì kết luận đó là hiện 
tượng đồng âm. Chẳng hạn khi chơi đùa học sinh hò reo đồng thành để cổ vũ 
cho một học sinh được mệnh danh là “cụ cố” vì em này nhỏ, yếu:
 “cố lên cụ cố.ơi !” b) Trong veo, trong vắt, trong xanh
 c) Thi đậu, xôi đậu, chim đậu cành 
 Xét về từ loại thì nhóm c các từ “đậu” có quan hệ đồng âm với nhau vì đậu 
“trong thi đậu” là tính từ (đỗ, trúng tuyển) “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ (chỉ 
một loại quả, củ dùng làm lương thực, thức ăn), “đậu” trong “chim đậu trên 
cành” là động từ “nghỉ tạm dừng lại”.
 ở nhóm a, các từ “đánh” đều là động từ nhưng xét về nghĩa các từ “đánh cờ” 
(một trò chơi), “đánh giặc” (chiến đấu với kẻ thù bằng nhiều cách) và “đánh 
trống” (dùng đùi hoặc tay đánh vào mặt trống cho phát ra âm thanh) thì nghĩa 
của chúng có liên quan đến nhau, đều tác động đến một sự vật khác, làm cho sự 
vật đó có sự thay đổi, vì vậy các từ “đánh” ở nhóm a có quan hệ nhiều nghĩa.
 Tuy nhiên các từ “trong” ở nhóm b cũng là các từ có cùng từ loại (tính từ). 
Song chúng lại có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
 Trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để giúp học sinh làm tốt các bài 
tập như trên, giáo viên yêu cầu các em luôn nắm chắc nghĩa của từ và suy xét kĩ 
lưỡng nghĩa của các từ đó, không được bộp chộp ngộ nhận hoặc mới chỉ nhiều 
nghĩa mang máng mà đã vội kết luận mối quan hệ giữa các từ đã 
4. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 Sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cùng với các bài luyện tập, 
có thể giúp học sinh rút ra so sánh như sau:
* Điểm khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
 - Là hai hoặc nhiều từ có cùng hình - Là một từ nhưng có nhiều nghĩa: 
thức ngữ âm: (hòn) đá và đá( bóng) (hòn) đá và (nước) đá.
 - Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau - Các nghĩa có mối liên quan với nhau. 
không có bất cứ mối liên hệ gì: 
Ví dụ:(hòn) đá chỉ chất rắn có sẵn - Ví dụ: hòn (đá) chỉ chất rắn có trong 
trong tự nhiên, thường thành tảng, hòn tự nhiên, thường thành tảng, khối vật 
rất cứng. Còn đá(bóng) chỉ hành động cứng. Còn (nước)đá chỉ nước đông 
dùng chân hất mạnh vào một vật cứng lại thành tảng giống như đá.
nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn thương. - Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành.
 - Không giãi thích được bằng cơ chế 
chuyển nghĩa.
5. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập 
phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_p.doc