Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 ĐỌC ĐÚNG, ĐỌC DIỄN CẢM A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con nguời, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con nguời Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Buớc đầu xây dựng tu cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X và những văn kiện khác của Nhà nuớc, của Bộ giáo dục và đào tạo cần phải nâng cao chất luợng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nuớc để tạo ra những con nguời “năng động, sáng tạo, có năng lực để giải quyết vấn đề”. Mặt khác, giáo dục tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con nguời tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tu duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn : tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả, tập làm văn . Mỗi một phân môn đều có một chức năng, khi dạy ngữ văn ở nhà truờng đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà tập đọc là một phân môn giữ vị trí không nhỏ. Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh ( về phát âm, từ ngữ, câu văn,...) kiến thức buớc đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thu trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em. Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mĩ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm truớc cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chuơng . Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tu duy trừu tuợng và cả tu duy lôgíc. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích, các em còn đuợc rèn luyện óc tuởng tuợng, phán đoán, ghi nhớ . Phân môn Tập đọc còn đuợc kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chuơng trình Tiếng Việt. Qua các bài văn đuợc học, học sinh vừa cảm thụ đuợc cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động , được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng phân môn tập đọc có hai yêu cầu cơ bản là: B. NỘI DUNG PHẦN 1: MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu: Yêu cầu của môn tập đọc lớp 5 là: - Củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm. (Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc, đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông qua đó hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc, đọc thành tiếng và đọc thầm, chúng được rèn luyện đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện trong một kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Đọc đúng là tiêu đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được.) - Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, ... để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. - Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc được những văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao. Biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật. Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ chỗ ngắt giọng. ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ tốc độ. Khi nói đến đọc diễn cảm, nguời ta thuờng nói về một số kĩ thuật nhu ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cuờng độ, cao độ truờng độ với ý nghĩa cảm xúc của bài. Để đạt đuợc mức lí tuởng huớng dẫn cách đọc toàn bài bằng những kí tự kèm văn bản đọc nhu các kí tự âm nhạc thì còn cần một quá trình nghiên cứu dài lâu. Ở đây chúng ta chủ đề vào xác định sự tuơng hợp giữa các thông số âm thanh với ý nghĩa cảm xúc để huớng đến làm chủ những thông số âm thanh phổ biến cho đọc quá to hoặc gào lên nhu cách đọc dùng để gây sự chú ý ở một số học sinh. Cường độ đọc có giá trị diễn cảm. Cuờng độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang hay giọng lắng. - Cao độ: Cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến những chỗ lên giọng, xuống giọng dụng ý nghệ thuật, cần kết hợp giữa cao độ và cuờng độ giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật, ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn nên thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. Nhu vậy ngữ điệu giọng đọc, đọc diễn cảm là sự hoà đồng của tất cả những đặc điểm âm thanh này. Chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, chỗ lên giọng, hạ giọng tạo nên một âm huởng chung của bài tập đọc. Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hoà nhập với câu chuyện bài văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua việc giảng dạy lớp 5 và dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau nhu hội giảng cấp truờng, cấp quận, tôi thấy còn bộc lộ một số tồn tại sau: 2.1. Về phía học sinh: - Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chua luu loát, còn ngắc ngứ, ngắt nghỉ còn chua đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện. Trong quá trình đọc, một số em còn hấp tấp không chuẩn bị kĩ cho việc đọc nên đọc quá nhanh, dẫn đến sai từ, thêm hoặc bớt từ làm ảnh huởng đến ỹ nghĩa của bài văn, bài thơ. Do đó các em không hiểu đuợc nội dung, không hiểu đuợc nghệ thuật, không hiểu đuợc cái hay cái đẹp của tác phẩm. - Các em chua có thói quen xem truớc bài mới ở nhà nên việc đọc ở lớp không hiệu quả. 2.2. Về phía giáo viên: - Chua thuờng xuyên rèn đọc. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chua rèn dứt điểm những phụ âm đầu hay sai. Nhiều giáo viên đọc chua hay làm ảnh huởng không ít tới việc đọc của học sinh. Hơn nữa trong giờ tập đọc có giáo viên chua chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. - Trong giảng dạy việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc huớng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Nguợc lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số luợng học sinh đuợc đọc trong lớp ít. Do đó các em chua biết khi nào đọc lên giọng, hạ giọng, khi nào nhấn giọng từ ngữ. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chua thể hiện đuợc tính cách của các nhân vật. - Thực tế ở giờ dạy tập đọc, giáo viên dành thời gian cho việc luyện đọc của học sinh còn ít, còn áp đặt cách đọc cho các em, học sinh phải đọc một cách thụ động. Nên bản thân học sinh tự cho rằng mình đã đọc thông thạo, do đó không PHẦN 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH l. Chuẩn bị cho việc dạy - đọc diễn cảm 1.1. Đối với Giáo viên: 1.1.1. Phân loại học sinh theo nhóm đọc: Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định tổ chức, qua tìm hiểu, điều tra để nắm chắc đối tuợng học sinh, sau đó tiến hành lựa chọn, phân loại học sinh theo kĩ năng đọc gồm 3 đối tuợng sau: - Đối tuợng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm. - Đối tuợng 2: Học sinh đọc to rõ, luu loát chua diễn cảm. - Đối tuợng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chua chuẩn (hoặc đọc to nhung còn sai từ). Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ cho những học sinh yếu ngồi cạnh những em đọc khá để tạo thành những đôi bạn cùng tiến. Tiếp theo tôi giới thiệu với các em cấu tạo chuơng trình phân môn Tập đọc để các em nắm đuợc các chủ điểm chính trong từng học kì và cả năm học, đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm. 1.1.2. Huớng dẫn học sinh biết cách sử dụng các kí hiệu để dựa vào đó luyện đọc cho đúng và diễn cảm. Cụ thể: / Ngắt lấy hơi ---- Nhấn giọng ----> Nhấn giọng, kéo dài hơi Cao giọng Vắt dòng thơ trên với dòng thơ duới Ị Kéo dài và hạ giọng ở cuối câu 1.2. Đối với học sinh: 1.2.1. Tư thế đọc - Khi ngồi đọc: cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng từ 30 - 35cm, cổ và đầu thẳng. - Khi đứng đọc: Tu thế thoải mái, hai tay cầm sách cách mắt khoảng30cm. - Khi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp thì sẽ không bị ngắc ngứ , thừa hoặc thiếu chữ. 1.2.2. CÓ ý thức tự đọc đọc các từ có phụ âm đầu là n-l, 1 tuần sau sẽ nghe đọc xem tiến bộ đến đâu. Chẳng hạn: - Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau: na ná, nao núng, nấu nướng, nem nép, nết na, nền nã, nâng niu, nóng nực, nuôi nấng, nơp nớp, nao núng, nao nức, năng nổ, nắn nót, não nùng, non nước, nồng nàn, nung nấu, nặng nề, nấn ná, ... - Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ: la liệt, lạc lõng, lanh lảnh, lảnh lót, lành lặn, lấp lánh, là lượt, lẳng lặng, lẫn lộn, lập loè, lấp ló, lả lướt, lầy lội, la lối, lừng lẫy, làm lụng, lạnh lẽo, lặc lè, lỏng lẻo, lóng lánh, lung linh, lửng lơ, lấm la lấm lét, lấp la lấp lánh, ... - Luyện cả “n” và “l”. náo loạn, nảy lửa, nói lại, nới lỏng, nước lửa, nức lòng, làng nước, làm nũng, lão nông, lâu năm, lên nước, lưu niên, ... * Trường hợp sai do đọc theo thói quen, không nhìn kĩ vần, đọc quá nhanh. Tôi tập cho các em tính cẩn thận hơn, bình tĩnh hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ ngữ khi đọc cho chính xác hơn. VD1: Bài Hành trình của bầy ong (Tiếng Việt tập 1 trang 117) có câu: Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu. HS đã đọc sai “sắc màu ” thành “sắc mầu ”, đây là trường hợp đọc sai do thói quen (hoặc chưa quan sát kĩ vần), tôi đã yêu cầu HS nhìn lại vần để đọc cho đúng. VD2: Bài Nghĩa thầy trò (Tiếng Việt tập 2 trang 79), câu đầu của bài là “Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy”. HS đã đọc sai “tề tựu” thành “tề tịu”, tôi đã yêu cầu nhẩm lại vần để đọc cho đúng. 2.2.2. HS đọc sai từ (đọc tách rời các tiếng trong từ phức), tôi giúp HS nhận biết được nghĩa của từ để có cách đọc đúng. VD: Bài Kì diệu rừng xanh, trong bài có câu: “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.” HS đã đọc tách rời “ẩm-lạnh”, tôi đã nói: ẩm lạnh là từ ghép nên cần đọc liền để đúng nghĩa. 2.2.3. HS đọc sai câu (ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ, đọc sai ngữ điệu, ...), tôi gợi ý để HS nhận ra chỗ sai, tự tìm ra được cách đọc phù hợp. Cụ thể: Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_d.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm.pdf