Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số Lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số
Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Môn Toán ở bậc Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học, chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học và khi trưởng thành các em có khả năng tư duy lôgic, tính toán nhanh và óc sáng tạo là người lao động có ích cho xã hội. Dạy học các phép tính với phân số ở bậc Tiểu học có tầm quan trọng lớn lao. Vì cùng với bốn phép tính cơ bản với số thập phân, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số cũng được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt. Vì vậy, kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia phân số được coi là “Chìa khóa và là cầu nối” giữa Toán học và thực tiễn. Và là cơ sở để làm các phép tính trên tập hợp số hữu tỉ và số vô tỉ ở các lớp học trên. Việc nắm vững và thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số giúp học sinh có những kĩ năng tính toán với phân số. Từ đó vận dụng vào việc tính toán và giải các dạng toán cơ bản, các bài toán tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình, có liên quan đến phân số. Ngoài việc hình thành kĩ năng tính toán, việc nắm vững bốn phép tính về phân số còn giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức Toán học và cũng đồng thời rèn luyện về nhân cách cho các em như: tính cẩn thận, chính xác, dứt khoát, lý luận chặt chẽ và lôgic Nắm vững và thực hiện thành thạo bốn phép tính cơ bản về phân số có ý nghĩa và tác dụng là vậy mà học sinh lớp tôi còn rất kém. Học sinh lớp 5 mà cộng, trừ, nhân, chia phân số chưa thạo, còn nhầm lẫn, còn làm sai nhiều, ví dụ như bài làm của các học sinh sau: (Hình 1) Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 1 Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài Giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học. Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, có liên quan đến vấn đề nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số lớp 5, đối với học sinh dân tộc trường Tiểu học Võ Thị Sáu. 3. Đối tượng nghiên cứu Môn Toán lớp 5 và những biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 5, trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2014 – 2015 đến hết học kì I năm học 2015 – 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp trải nghiệm thực tế. Phương pháp quan sát. Phương pháp học nhóm. Phương pháp trò chơi. Phương pháp làm mẫu, so sánh đối chiếu. Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 3 Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. Được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Có đầy đủ các tài liệu, công văn hướng dẫn và sự góp ý của đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Bản thân luôn học hỏi, tìm tòi và tận tâm, kiên trì áp dụng các biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Có nhiều học sinh chăm ngoan, đi học chuyên cần, hưởng ứng và tham gia tích cực trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của con mình. * Khó khăn Vì các em chậm hiểu, một số em chưa thuộc hết bảng nhân, bảng chia và chưa chăm chỉ luyện tập nên sự tiến bộ rất chậm. Năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 - 2016, tôi được giao chủ nhiệm lớp 5A và 5D ở phân hiệu 1 và 3, có100% học sinh là người dân tộc thiểu số(Ê-đê). Các em đều ở trong buôn làng ít có điều kiện giao tiếp với bên ngoài nên các em còn thiếu mạnh dạn, tự tin trong quá trình học. Và một số em cộng, trừ trong phạm vi 20 còn khó khăn, chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, trí nhớ không bền, lâu nhớ mau quên. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm. Điều kiện kinh tế xã Ea Bông còn nhiều khó khăn (9 buôn có 5 buôn khó khăn) các phân hiệu của trường đều đóng ở buôn khó khăn, đã ảnh hưởng đến khả năng học tập của các em nói chung và môn Toán nói riêng. Cơ sở vật chất nhà trường chưa thật sự đáp ứng cho quá trình dạy và học hiện nay. 2.2. Thành công, hạn chế * Thành công Đề tài giúp học sinh nhận ra những sai sót của mình trong tính toán và sửa sai. Từ đó các em nắm chắc kiến thức, mạnh dạn, tự tin làm đúng các phép tính với phân số và học môn Toán ngày một tốt hơn. * Hạn chế Bản thân đôi lúc còn nôn nóng muốn được ngay kết quả khi áp dụng đề tài. Học sinh quen dùng tiếng mẹ đẻ(Ê-đê) việc hiểu nghĩa tiếng Phổ thông còn chậm mà tôi lại không biết tiếng của các em nên khi hướng dẫn học sinh chưa phát huy hết tác dụng của đề tài. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh Đề tài giúp giáo viên điều chỉnh được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy các phép tính với phân số. Đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn, nắm vững kiến thức hay kiến thức tối thiểu cần đạt về thực hiện các phép tính với phân số. * Mặt yếu Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 5 Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. chung, quá trình thực hiện biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số nói riêng. Mặt khác, do điều kiện kinh tế của xã Ea Bông còn khó khăn(có 5 buôn thuộc diện vùng khó khăn của huyện), đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, một số cha mẹ học sinh không đủ trình độ để kèm cặp con mình. Những thực trạng trên là những yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Mục tiêu của các biện pháp là: Giúp cho học sinh nắm chắc cấu tạo phân số và phát hiện ra những sai sót khi thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; rèn cho các em thói quen thử lại khi làm tính và khích lệ, rèn luyện cho học sinh lòng say mê học toán. Bên cạnh đó, phụ đạo cho học sinh còn khó khăn trong học tập. Từ đó, giúp các em nắm vững các phép tính với phân số và vận dụng một cách chính xác khi cộng, trừ, nhân, chia phân số. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán nói chung, kĩ năng tính toán với phân số nói riêng. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Biện pháp 1: Công tác chủ nhiệm lớp a) Về tổ chức cơ cấu lớp Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên là củng cố nề nếp học tập, bầu ban tự quản lớp học. Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học tập của học sinh, phân chia lớp thành nhóm học tập, bầu ra nhóm trưởng có học lực tốt để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Các em được giao nhiệm vụ vào cuối tiết học ngày hôm trước và được kiểm tra và sửa bài vào tiết học hôm sau, khi các em làm được bài tôi động viên khích lệ các em. Ví dụ như bài tập: 2 3 2 3 ? ? 7 7 5 4 5 3 3 3 ? : ? 6 4 10 4 Hay: Một người bán vải lần đầu bán được 1 tấm vải, lần sau bán được 2 3 5 tấm vải đó. Hỏi: a) Cả hai lần bán được mấy phần của tấm vải b) Còn lại mấy phần của tấm vải? b) Đối với cha, mẹ học sinh Tôi tổ chức và tham gia các cuộc họp cha mẹ học sinh để báo cáo kết quả học tập của các em và bàn bạc về cách phối hợp giáo dục học sinh. Ví dụ như: Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 7 Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. (Hình 5) 20 13 20 13 7 Vậy: 19 19 19 19 (Khi các em đã cộng, trừ thành thạo tôi không yêu cầu các em dùng thước cộng, trừ nữa.) * Về bảng nhân và bảng chia có một số em chưa thuộc nên dẫn đến không biết nhân, biết chia hoặc là nhân, chia sai. Tôi đã hướng dẫn các em cách học thuộc bảng nhân, bảng chia như sau: - Với bảng nhân Tôi dạy cách sử dụng ngón tay để học thuộc bảng nhân, ví dụ như bảng nhân 4 cụ thể là: + Đếm thầm “Bốn” (bật một ngón tay) và nói to “Bốn nhân một bằng bốn”. + Đếm thầm “Tám” (bật hai ngón tay) và nói to “Bốn nhân hai bằng Tám”. Cứ như thế cho đến “4 x 10 = 40” Ở đây thừa số thứ nhất luôn là 4, còn thừa số thứ hai là ngón tay bật lên, tích là kết quả đếm thêm. - Với bảng chia Tôi dạy cách sử dụng ngón tay để học thuộc bảng chia, như bảng chia 4 cụ thể là: + Đếm thầm “Bốn” (bật một ngón tay) và nói to “Bốn chia bốn bằng một”. + Đếm thầm “Tám” (bật hai ngón tay) và nói to “Tám chia bốn bằng hai”. Cứ như thế cho đến “40 : 4 = 10”. Ở đây số bị chia là kết quả đếm thêm 4, số chia là 4, thương là ngón tay. (Khi các em đã thuộc bảng nhân, bảng chia tôi không yêu cầu các em dùng ngón tay nữa.) Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 9 Một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 nắm vững bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số. 2 5 13 Ví dụ: 2 ; 5 ; 13 1 1 1 Từ ví dụ tôi hướng dẫn học sinh rút ra kết luận: Mỗi số tự nhiên lớn hơn 0 có thể coi là một phân số có mẫu số bằng 1. b) Rút gọn phân số Về rút gọn phân số các em thường mắc lỗi rút gọn phân số chưa tối giản. 12 12 : 2 6 15 15 : 5 3 Ví dụ: (Chưa tối giản); (Chưa viết thành số tự 8 8 : 2 4 5 5 : 5 1 nhiên). Để khắc phục thiếu sót trên cho các em, tôi làm như sau: - Viết bài của các em lên bảng, yêu cầu các em suy nghĩ và rút gọn tiếp. 12 12 : 2 6 6 : 2 3 15 15 : 5 3 Ví dụ: ; 3 8 8 : 2 4 4 : 2 2 5 5 : 5 1 - Đối với học sinh năng khiếu, tôi yêu cầu các em tìm ra cách rút gọn nhanh nhất. 12 12 : 4 3 Ví dụ: (Vì 12 và 8 đều chia hết cho 4 lớn nhất) 8 8 : 4 2 c) Quy đồng mẫu số hai phân số Lỗi các em thường mắc phải là: Khi quy đồng mẫu số hai phân số có mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia các em vẫn quy đồng như cách thông thường. Ví dụ: Quy đồng mẫu số: 3 và 1 4 2 3 3 2 6 1 1 4 4 ; 4 4 2 8 2 2 4 8 Để khắc phục lỗi này, tôi làm như sau: - Chép bài làm của các em lên bảng, yêu cầu các em tìm ra cách quy đồng khác và so sánh cách nào gọn hơn. Ví dụ: Quy đồng mẫu số: 3 và 1 4 2 1 1 2 2 Vì 4 : 2 = 2 nên 2 2 2 4 - Từ ví dụ tôi yêu cầu học sinh nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số có mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia: Tìm thương của hai mẫu số, lấy tử số và mẫu số của phân số có mẫu số bé hơn nhân với thương vừa tìm được, ta được phân số quy đồng. d) Một số lỗi sai khi thực hiện bốn phép tính về phân số * Phép cộng Doãn Tiến Tám Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_dan_toc.doc