Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt

doc 28 trang thanh 16/01/2024 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt
 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt
 MỤC NỘI DUNG TRANG
 MỤC LỤC 1
I Phần mở đầu 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Giới hạn của đề tài 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
II Phần nội dung 4
1 Cơ sở lý luận 4
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 10
III Phần kết luận, kiến nghị 25
1 Kết luận 25
2 Kiến nghị 26
 Tài liệu tham khảo 28
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 1 - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt
giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho 
các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này. 
 Giáo dục kỹ năng sống đã được lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu 
học. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi 
nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập, tự thích ứng 
với môi trường thế giới xung quanh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện 
nay được đông đảo phụ huynh và xã hội quan tâm. Bởi nhiều ý kiến cho rằng, 
các trường học đã quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ 
năng sống cho học sinh dẫn đến có một số học sinh trong các trường chưa có kĩ 
năng sống như: ứng xử, giao tiếp còn rụt rè, hành vi, lối sống đạo đức thiếu 
chuẩn mực dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội đáng thương tâm xảy ra.
 Vậy làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? Tôi 
nghĩ có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện việc này nhưng việc 
giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét nhất trong 
môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát 
triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), thể hiện ưu 
thế của Tiếng Việt là kỹ năng giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, ra quyết 
định, hợp tác, ứng xử, 
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn và nghiên 
cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông 
qua môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Trưng Vương” để góp một phần nhỏ vào 
việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà 
trường và thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí, 
thể, mỹ trên cơ sở tiếp thu được các kỹ năng sống đầy đủ.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu
 - Đề ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông 
qua môn Tiếng Việt;
 - Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; Hiểu 
biết về thể chất, tinh thần của mình; Có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá và 
chấp hành pháp luật;
 - Giúp học sinh có kỹ năng sống trong học tập và trong cuộc sống như 
mạnh dạn, tự tin và trở thành những con người có văn hóa phù hợp với thời đại 
mới;
 - Nâng cao giá trị kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao giá trị văn hóa nhà 
trường;
 - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;
 - Tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo 
môi trường thuận lợi để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 Nhiệm vụ 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài;
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 3 - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGD và ĐT ngày 20 tháng 7 năm 
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số 
môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học; Thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015-2016; Dựa 
trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn tăng cường giáo dục kỹ năng 
sống trong các môn học của Bộ cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ 
thông. Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình 
thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với 
thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn 
công nghiệp hoá đất nước. Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong 
xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, 
thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá 
nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm 
thay đổi hành vi của HS, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn 
đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có 
hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, rèn luyện kỹ năng ứng xử 
thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, 
kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, 
ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn 
xã hội. 
 Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm 
của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng 
sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, 
những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài 
học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ 
rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. Kỹ năng sống cần 
cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự 
thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ 
năng sống. Ở lứa tuổi lớp 5, học sinh có những nhận biết nhất định về thế giới 
xung quanh, biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanh mình. Các em đã có sự 
phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả 
năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá, về tình cảm các em rất 
nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Các em dễ xúc động và bắt đầu 
biết mơ ước có trí tưởng tượng phong phú. Thích nghi lại các vấn đề mà mình 
đã quan sát được và có thể có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác 
và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Ở 
một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề 
cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù 
hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao. 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 5 - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt
chưa sâu sắc. Học sinh chưa có động cơ tự học tập, thiếu hứng thú, chưa thấy lợi 
ích của việc học, chưa có thói quen và kỹ năng lao động trí óc.
 Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ 
chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết 
làm toán thì lo lắng một cách thái quá. Đồng thời lại chiều chuộng con cái khiến 
trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con 
mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong 
ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những 
đồ dùng đó để làm gì?
 Về phía giáo viên, thực tế, lâu nay GV chỉ tập trung dạy kiến thức văn hóa 
mà chưa có thói quen dạy thêm kỹ năng sống cho HS nên khi thực hiện dạy lồng 
ghép còn có phần lúng túng. Ở một số bài, thời gian giảng dạy trong 1 tiết là 35 
phút nhiều khi không đủ. Vì thế, khi dạy lồng ghép kỹ năng sống vào môn học 
thì GV phải chọn những phương pháp lồng ghép thích hợp để tránh “cháy” giáo 
án và nặng thêm nội dung cho bài học. 
 Một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bươn 
chải cuộc sống đi làm xa như đi làm ở Malaixia, Đài Loan, Thành phố Hồ Chí 
Minh nên chưa quan tâm đến việc học và kĩ năng sống của con em ở nhà cũng 
như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. 
 Do bố mẹ của các em đều làm nghề nông nên thu nhập của người dân 
chưa cao dẫn đến đời sống kinh tế còn thấp và mặt bằng dân trí còn thấp nên 
nhận thức của phụ huynh còn hạn chế. Sự quan tâm giáo dục đạo đức, hành vi 
ứng xử cho con em chưa đến nơi đến chốn, chưa đúng mức, nhiều phụ huynh 
còn quan niệm việc giảng dạy và giáo dục học sinh là của giáo viên và nhà 
trường đảm nhiệm. Việc này đồng nghĩa với việc khoán trắng trọng trách cho 
người giáo viên. 
 Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn thì việc giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh còn có những thành công như: Sau những tiết học Tiếng Việt, tôi thấy 
học sinh trong lớp có hứng thú, tích cực học tập. Tôi đã đạt được kết quả khả 
quan. Các kĩ năng sống cần thiết được hình thành: Học sinh biết vâng lời và yêu 
quý thầy cô giáo, luôn tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nề nếp tốt, lao động 
vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chấp hành tốt mọi nội quy của trường của lớp đề ra, 
không còn đối tượng học sinh cá biệt, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết 
và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ đặc biệt các em tự tin, mạnh dạn trong giao 
tiếp, mạnh dạn trao đổi ý kiến, chia sẻ và hợp tác trong mọi công việc chung của 
lớp. Chính vì thể lớp tôi là một lớp luôn dẫn đầu trong khối về mọi hoạt động, 
phong trào.
 Tiết học đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức, nội dung luôn mới mẻ 
và cập nhật những vấn đề mà lứa tuổi các em quan tâm nên bản thân các em rất 
thích thú và tích cực, hứng thú học tập.
 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Về phía giáo viên: 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 7 - Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt
đình chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình mà tất cả việc học 
tập của con em là do các cô giáo và nhà trường.
 Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kỹ năng sống do sự hạn chế của 
giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội và cuộc sống xung 
quanh học sinh là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong ứng 
xử với tình huống thực của cuộc sống.
 Kỹ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân 
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc 
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng 
sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng 
thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện 
đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen 
tiêu cực trên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích 
hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay 
đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn 
đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có 
hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã 
hội bền vững. 
 Kỹ năng sống là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép 
này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từng 
trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lý.
 Thực trạng việc rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học: Học 
tập không chỉ dừng lại ở việc nhận thức các tri thức khoa học thuần túy mà còn 
được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách 
thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kỹ năng sống là một trong những vấn 
đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương 
trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức 
trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn 
nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều 
thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự 
“xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong 
cuộc sống.
 Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng 
sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức 
truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép 
còn chưa cao.
 Trong những năm gần đây, toàn ngành đã chú trọng đến công tác đổi mới 
nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng vẫn chưa đáp 
ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Một số giáo viên còn chú trọng 
vào việc trang bị kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng ứng 
xử, kỹ năng thực hành cho học sinh. Còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nên tập 
 Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 9 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc