Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối Lớp 4, 5

doc 36 trang thanh 20/11/2023 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối Lớp 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối Lớp 4, 5
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo 
hướng tích cực trong giờ Thể dục khối lớp 4, 5”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thể dục
 3. Tác giả: 
 Họ và tên: Nguyễn văn Quyết Nam 
 Ngày/tháng/năm sinh: 15 - 4 - 1987
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh
 Điện thoại: 0975 636 685
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Lê Ninh 
 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học: 2017 - 2018 
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Nguyễn Văn Quyết
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
 1 tượng học sinh mình trực tiếp giảng dạy. Giáo viên cần có lòng yêu nghề mến 
trẻ, nhiệt tình trong công việc.
 Sáng kiến được tôi nghiên cứu và áp dụng lần đầu vào năm học: 2017 – 
2018 đối với học sinh khối 4-5 trong trường tiểu học.
3. Nội dung sáng kiến 
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đưa ra được những giải pháp cụ thể 
nhằm giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực của học sinh trong giờ 
thể dục.Tính mới của sáng kiến thể hiện ở chỗ các giải pháp đưa ra đều bám sát 
vào đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng học sinh lớp học. Từ đó tạo được sự 
hứng thú cho học sinh trong quá trình tập luyện. Tính sáng tạo của sáng kiến 
được đề cập đến khi lồng ghép kết hợp giữa nội dung kiến thức và trò chơi đan 
xen linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi với 
tất cả các đối tượng học sinh ở khắp các vùng miền.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
 Qua thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến bước đầu đã 
đem lại những hiệu quả thiết thực. Giờ học Thể dục học sinh học tập tích cực, 
hứng thú, không khí lớp học sôi nổi. Không còn tình trạng học sinh uể oải trong 
giờ Thể dục. Kĩ năng vận động của học sinh ngày càng nhanh nhẹn và linh hoạt 
hơn.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
+ Đối với ngành, nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên môn Thể dục được 
tham gia dự giờ đồng nghiệp ở các trường bạn và được tham gia các lớp bồi 
dưỡng nghiệp vụ về môn Thể dục. Cung cấp đầy đủ, kịp thời trang thiết bị đồ 
dùng dạy học cho môn Thể dục. 
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần tuyên truyền tới phụ huynh và học sinh 
nhận thức rõ tầm quan trọng của môn Thể dục trong trường Tiểu học.
 3 cho học sinh những kiến thức vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn 
luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. 
 Môn Thể dục cùng với các môn học khác trong nhà trường góp phần 
quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành con người phát triển 
toàn diện về đức, trí, văn, thể, mĩ. Mặt khác, giáo dục thể chất cho thế hệ thanh 
niên là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự 
tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây 
dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, bảo vệ Tổ quốc nói riêng. Môn Thể dục còn mang lại 
cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt 
giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động thẩm mĩ nhằm góp 
phần đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam thành những người "Phát triển cao về 
trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".
 Thể dục thể thao càng quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là đối 
với học sinh, đây là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường nhằm 
đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc 
lần thứ XI. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể 
lực, hình thể, nâng cao sức khoẻ phát triển các thành tích thể dục thể thao đồng 
thời góp phần tích cực vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của 
học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy nhưng cũng lại là chủ thể của 
hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo tự tổ chức.
 Hoạt động dạy học có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt 
động học tập một cách tích cực, chủ động tự giác với một động cơ sâu sắc. 
Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành nhân cách của mình không 
ai có thể làm thay đổi được. Thực tế hiện nay giờ học Thể dục trong nhà trường 
học sinh tiểu học còn xem nhẹ, cho đây là một môn phụ, các em ít quan tâm, sự 
đầu tư của môn học này chưa nhiều, việc rèn luyện còn mang tính chất phong 
trào. Hơn nữa đây là bộ môn khá phức tạp, các em vừa phải học lý thuyết lẫn 
thực hành. Trong quá trình thực hành sẽ tác động trực tiếp đến thể chất của các 
em nhất là các em nữ dễ bị mau mệt. Vì vậy vấn đề khơi dậy tính tích cực của 
học sinh trong giờ học Thể dục ở trường Tiểu học là một việc làm cấp bách và 
 5 - Sức khoẻ và trí tuệ là hai thứ quý nhất và là tài sản vô giá của mỗi con 
người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia, môn thể dục trong nhà trường cùng một số 
môn học và hoạt động khác làm nhiệm vụ giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ có nếp 
sống lành mạnh, có sức khoẻ để học tập hiện tại và xây dựng bảo vệ Tổ quốc 
sau này, Đảng và nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Trong đó, giáo dục môn Thể 
dục ở trường Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ 
bản cần thiết nhất nhằm rèn luyện tư thế cơ bản đúng, làm giàu vốn kĩ năng vận 
động góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ phát triển các tố chất thể dục, giúp 
các em sinh hoạt, học tập có hiệu quả, giúp các em làm quen với một số nề 
nếp, nội quy học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui 
tươi, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức khác. Bước 
đầu biết vận dụng những kĩ năng được học vào trong hoạt động ở trường và ở 
gia đình. Thực hiện được những điều đó là góp phần giữ gìn và nâng cao sức 
khoẻ làm cho cuộc sống thường ngày của các em trong học tập, sinh hoạt có 
hiệu quả hơn. Do vậy, dạy tốt môn học Thể dục chính là một hình thức giáo 
dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học và hoạt động 
giáo dục ở trường Tiểu học nói chung.
 - Lứa tuổi học sinh Tiểu học bắt đầu từ 6- 12 tuổi ở giai đoạn này các em 
được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản và những kĩ năng phổ thông đồng 
thời được giáo dục kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách con người. Quá trình 
học tập ở trường Tiểu học các em phải trải qua những thời kì phát triển quan 
trọng về tâm - sinh lý xã hội. Công tác giáo dục, thể chất học đường có ý nghĩa 
quan trọng đặc biệt ở trong giai đoạn phát triển này thể hiện các mặt sau:
 + Xây dựng cơ sở cho sự phát triển thể chất toàn diện, hoàn thiện hình 
thức và tư thế của con người, củng cố sức khoẻ và hình thành hệ thống các kĩ 
năng, kĩ xảo vận động. Những yếu tố đó góp phần rèn luyện và hình thành nhân 
cách con người mới. Quá trình phát triển mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh không 
thể thiếu tác dụng tích cực của giáo dục thể chất và thể thao ở trường học. Góp 
phần trang bị cho học sinh những năng lực nhất định về trí tuệ, tư duy và thể 
 7 nếu ít quá sẽ có tác dụng rất hạn chế nhưng nhiều quá sẽ có hại đến sức khỏe 
của học sinh.
 - Để đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục giáo viên nên chú ý 
những điểm sau:
 + Dành nhiều thời gian cho các em được tập luyện, hoạt động, vui chơi, 
phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; kết hợp với nội 
dung học tập với trò chơi ở mức hợp lí; áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu 
và điều tiết lượng vận động vừa sức cho học sinh.
 + Phối hợp các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như trực 
quan, tập bắt chước, đồng loạt, đặc điểm cá biệt, sửa sai, tập luyện liên hoàn, 
phối hợp, ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm để tập luyện và tổ chức tập luyện theo 
hình thức phân nhóm - quay vòng.
 + Quá trình giảng dạy, nếu có giải thích cần ngắn gọn và liên hệ với 
những điều học sinh đã biết. Giáo viên cần chủ động linh hoạt các phương pháp 
trong từng giờ giảng dạy cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tổ chức tập luyên 
đảm bảo nội dung, yêu cầu của bài học. Khi học sinh luyện tập cần yêu cầu học 
sinh tích cực, mạnh dạn, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các hoạt động và 
tự giác trong tập luyện. Đảm bảo an toàn, đề phòng chấn thương cho học sinh 
trong học tập và rèn luyện, hướng dẫn cho học sinh biết tự bảo hiểm cho mình 
và cho bạn.
 + Phối hợp chặt chẽ với cán sự môn học, tổ chức học sinh tập luyện sao 
cho giờ học tự nhiên, nhẹ nhàng và sinh động. Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài 
dạy như soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, luyện tập trước các động tác, bài 
tập kĩ thuật thể thao để làm mẫu cho học sinh.
 + Tổ chức tập luyện chính khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa của 
học sinh, giáo viên cần hướng dẫn các em tự tổ chức rèn luyện, vui chơi ngoài 
giờ. Sử dụng tốt và tối đa dụng cụ thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học và tập 
luyện để nâng cao chất lượng giờ học.
 + Mỗi giờ học giáo viên cần chú ý đến rèn luyện sức khỏe, thể lực cho 
học sinh; tập trung cho học sinh luyện tập và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện 
 9 lọc để từng tiết dạy phù hợp với trình độ học sinh từng khối lớp “Hướng dẫn 
điều chỉnh nội dung dạy học môn Thể dục”, “Tài liệu Hướng dẫn thực hiện 
Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục ở Tiểu học”. Qua tài liệu chuẩn kiến 
thức giúp cho Giáo viên nắm được mục tiêu tối thiểu mà tất cả học sinh cần 
phải đạt được sau tiết học.
 Ban Giám Hiệu tạo điều kiện tốt cho giáo viên tham gia dự giờ bạn đồng 
nghiệp ở trường bạn, cũng như tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ môn Thể dục.
 Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy môn Thể dục.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp hỗ trợ trong việc nhắc nhở các em tập luyện 
thêm ở nhà, có đầy đủ dụng cụ khi học Thể dục (dây nhảy, cờ, cầu....).
 Thư viện thiết bị cung cấp đầy đủ dụng cụ dạy học.
* Khó khăn:
 Sân học Thể dục ở trường không có bóng mát, lầy lội ở mùa mưa, từ đó 
việc học và tập luyện các em còn gặp rất nhiều khó khăn, khi học thể dục thì 
làm ảnh hưởng đến các lớp học.
Phân môn Thể dục ở chuẩn kiến thức không phân ra từng bài cụ thể, mà chỉ nêu 
ra nội dung cần đạt trong 2 tiết học thôi, từ đó rất khó cho giáo viên trong việc 
phân ra từng tiết trong soạn giảng.
Một số gia đình học sinh còn khó khăn phải mưu sinh kiếm sống, nên chưa 
quan tâm đến việc mua đồ đồng phục thể dục cho con em của mình.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Tổ chức tốt các hoạt động học 
 Mục tiêu đổi mới của môn học là tăng cường hoạt động học tập của học 
sinh nên tổ chức dạy học theo hướng sáng tạo chính là trọng tâm của việc đổi 
mới. Vì vậy để đưa học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ động tìm tòi chủ 
động tích cực chiếm lĩnh tri thức mới, giáo viên cần khéo léo tổ chức các hoạt 
động dẫn dắt học sinh để giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới theo hướng tích 
cực hơn. Người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý 
nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu. 
 + Dạy đủ thời gian, đúng quy trình.
 11 Trình tự các bước tôi thực hiện như sau:
 + Giới thiệu tên động tác.
 + Cho các em xem tranh kết hợp phân tích cách thực hiện trong tranh.
 + Làm mẫu cho học sinh xem.
 + Cho 1 – 2 em thực hiện tốt lên thực hiện lại, sau đó giáo viên sẽ nhận 
xét và tuyên dương.
 + Để các em dễ hình dung ra động tác tôi thực hiện mẫu với các bước: so 
dây, chao dây, quay dây và giải thích từng cử động để các em nắm được. Học 
sinh quan sát từng cử động. Lần đầu cho các em đứng tại chỗ mô phỏng động 
tác nhảy không có dây vài lần rồi sau đó nhảy có dây. Với cách thực hiện như 
thế tôi thấy học sinh quan sát rất kĩ và nắm được động tác khi tiến hành thực 
hiện. Trong quá trình tập luyện tôi đã quan sát và thấy rằng: học sinh thực hiện 
đạt và đúng theo yêu cầu của bài học, các em tập luyện hăng say, vui vẻ. 
+ Ví dụ 2: Học động tác Bật xa (Lớp 4)
Cũng với cách thực hiện như trên:
 + Giới thiệu tên động tác.
 + Cho các em xem tranh kết hợp phân tích động tác.
 + Làm mẫu cho học sinh xem.
 + Giáo viên cũng cho những học sinh thực hiện tốt lên thực hiện lại động 
tác, sau đó giáo viên sẽ đưa ra lời nhận xét và tuyên dương.
 + Ngoài tranh động tác tôi cần phải chuẩn bị thêm phần sân bãi tập 
luyện, dụng cụ hỗ trợ: thước đo, nệm. Nhằm hướng các em vào bài dạy một 
cách linh hoạt và sinh động. 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_phat.doc