Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Toán Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Toán Lớp 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN 5 I. Phần mở đầu: Như chúng ta đã biết, toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và các ngành khoa học .Đồng thời môn toán là một học rất khó có tính liên tục (giáo dục đồng tâm) nếu chúng ta không khéo trong phương pháp giảng dạy thì rất khó tạo được hứng thú cho các em học tốt và say mê học toán. Trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng ,môn toán chiếm số giờ rấùt lớn .Việc nâng cao hiệu quả của dạy và học môn toán là yêu cầu bức xúc hiện nay ,là GV đang giảng dạy tôi luôn suy nghĩ,tìm tòi và học hỏi phải làm như thế nào để các em thích thú với môn học vừa khó vừa khô như thế. Kiến thức được đưa vào chương trình toán 5 có tính kế thừa và mở rộng các lớp dưới ở bậc Tiểu học là điều cơ bản ,cần thiết và thường gặp trong đời sống. Dạy học toán 5 là góp phần củng cố kiến thức số đo đại lượng ,phép đo đại lượng ,các đối tượng hình học và các kiến thức liên quan ,qua đó phát triển năng lực thực hành ,năng lực tư duy của HS .Đồng thời dạy toán là một biện pháp quan trọng gắn học với hành ,nhà trường với đời sống . Mặt khác đặc điểm nhận thức của HS Tiểu học là năng lực phân tích ,tổng hợp chưa cao ,tri giác thường dựa vào hình dạng bên ngoài ,nhận thức chủ yếu dựa vào cái quan sát được ,chưa biết phân tích và nhận ra thuộc tính đặc trưng nên rất khó phân biệt được khi thay đổi vị trí,hình dạng,kích thước . . . Đến lớp 5 trí tưởng tượng của học sinh đã phát triển nhưng vẫn phụ thuộc vào mô hình mẫu vật thực ,suy luận của HS đã phát triển song vẫn còn là một dãy phán đoán ,nhiều khi còn cảm tính .Do đó việc nhận thức khái niệm toán học vẫn dựa vào mô hình mẫu vật thật. Nếu GV chúng ta biết phát huy điểm mạnh và hạn chế tối đa yếu điểm nói trên của HS thì việc nhận thức được các khái niệm toán học một cách lôgíc cho các emrất nên chú trọng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra “một số biện pháp để dạy môn toán 5”, nhằm giúp các em ham thích học toán. II. Nội dung: A.Cơ sở lí luận : Môn toán 5 là một môn học luyện tập, thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực học toán cho học sinh .Năng lực của học sinh qua 6 yêu cầu về kiến thức ,kĩ năng sau: B.Thực trạng hiện nay: Trong khi đó ở trường Tiểu học ,việc dạy toán bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều hạn chế .HS chúng ta tính toán còn chậm ,chưa thành thạo như mong muốn ,kết quả tính toán của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng tính toán .Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức ,nội dung,kiến thức trong bài học và mối liên quan chặt chẽ với các bài học khác. Giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy toán ,nắm bắt nội dung chương trình và mối liên quan chặt chẽ .Nhất là việc đổi mới chương trình,nội dung sách giáo khoa đòi hỏi cần đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh.Cần truyền thụ nội dung ,kiến thức sao cho hiệu quả nhất .Biện pháp gì để phát triển năng lực học tập toán phù hợp với từng năng lực học sinh ;bằng những phương pháp tích cực nào để học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động,sáng tạo nhất và từ đó để các em vận dụng vào đời sống và các ngành khoa học . Đó là những trăn trở của GV nói chung và bản thân tôi nói riêng. Từ những mục đích ,yêu cầu và nhiệm vụ môn toán ,để học sinh học tốt môn toán 5 ,tôi xin đề ra một số biện pháp sau: III. Biện pháp: A.Để chuẩn bị cho giờ dạy ,GV phải làm nhiều việc và cần có phẩm chất chính trị,đạo đức ,lối sống; lĩnh vực kiến thức; lĩnh vực kĩ năng sư phạm.(Quyết định 14) Quyển sách giáo khoa đầu tiên ,người giáo viên cần nghiên cứu chính là học sinh của mình đang trực tiếp giảng dạy. 1. Xác định đặc điểm và trình độ HS Để tiến hành dạy học toán ,chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình ,đặc điểm trình độ từng đối tượng học sinh.Cụ thể các em đã có kĩ năng ,kĩ xảo tính toán gì và chưa hệ thống tốt ở nhóm kiến thức nào ,dạng toán giải có lời văn nào. . . ,từ đó giáo viên phát huy điển mạnh và sửa chữa sai lầm của các em.Sự hiểu biết này giúp chúng ta xác định tính vừa sức ,tính mức độ của nội dung kiến thức và từ đó nâng dần kĩ năng tính toán cho từng đối tượng học sinh.Chẳng hạn các em đặt tính cộng trừ số thập phân chưa thẳng cột từng loại đơn vị đo nên dấu phẩy chưa thẳng hàng dẫn đến sai kết quả tính. Biện pháp:Bằng những ví dụ cụ thể ,giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện cộng trừ số 3. Nghiên cứu sách giáo khoa ,các tài liệu dạy học có liên quan đến từng tiết dạy và dạy học theo nhóm đối tượng. Trước tiên giáo viên cần phân tích kỉ nội dung ,kiến thức bài dạy .Đối vơí những bài học có liên quan và vận dụng vào thực tế ,giáo viên cho học sinh tự liên hệ từ ví dụ và trực tiếp cân ,đo ,đếm. . .để thấy được vai trò quan trọng của môn toán trong đời sống con người. Đối với HS yếu cần cho lượng bài tập vừa đủ để học sinh luyện tập và củng cố kiến thức ,không nên cho một lượng bài tập quá tải ,quá khó để các em nản mà nghĩ mà mình làm không được . Biện pháp:Những bài tập nâng dần từ bài dễ đến bài khó ,GV chỉ cho HS yếu thực hành bài các em tính toán được .Những bài khác cho thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV nếu còn thời gian cho các em làm tại lớp hoặc về nhà làm lại tiết sau GV kiểm tra. Việc dạy học phù hợp theo từng đối tượng HS ,tôi chia HS theo 3 nhóm đối tượng:giỏi,khá-trung bình-yếu và đặc biệt quan tâmđến nhóm đối tượng trung bình,yếu .Cho các em thảo luận đi đến thống nhất những dữ liệu cho biết dễ phát hiện và tìm những dữ liệu cần tìm cùng với sự hướng dẫn của GV cho các em xác lập mối liên trong các dữ liệu ,cho HS nhắc lại công thức áp dụng và đi đến thống nhất lời giải ,trình bày bài toán cùng với việc động viên ,khuyến kích kịp thời.Đối với HS giỏi GV khéo léo đặt tình huống có vấn đề để cho các em khỏi so bì mình được giao việc khó hơn tự phát huy năng lực phát hiện,sáng tạo và tìm cách giải khác .Đối với nhóm đối tượng HS giỏi nên ghi cho các em điểm 10 giỏi sau khi các em đã phát hiện một cách sáng tạo có hệ thống. Cùng với những việc làm trên ,GV cần kết hợp lựa chọn phương pháp dạy và học. 4. Lựa chọn phương pháp và chuẩn bị câu hỏi mang tính hệ thống Trong một bài học ,giáo viên nên chú ý phương pháp dạy một cách có hệ thống ,từ phần kiểm tra bài cũ đến kiến thức trong bài mới một cách sáng tạo không nhất thiết phải lặp lại một cách máy móc tất cả các ví dụ trong sách giáo khoa . Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động tích cực ,chủ động ,sáng tạo của học sinh. Tạo môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động và tích cực học tập đem lại kết quả học tập cao nhất cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần có hệ thống câu hỏi một cách tổng hợp để giúp học sinh tư duy tốt ,hạn chế câu hỏi vụn không mang tác dụng cho các em. nhật(b), cạnh đáy hình tam giác (a) chính là chiều dài hình chữ nhật (a). Từ 2 hình tam giác ghép thành 1 hình chữ nhật và quy tắc ,công thức tính diện tích diện tích hình chữ nhật ,học sinh phát hiện và tự hình thành quy tắc ,công thức tính diện tích hình tam giác Shcn= a x b Shtg= ( a x h ):2 Để phát huy tính tích cực ,sáng tạo của học sinh ,trong khi hình thành công thức tính giáo viên cho học sinh thực hành trước và tự phát hiện ,giáo viên chú ý giúp đỡ học sinh còn lúng túng sau đó chốt ý khắc sâu cho các em. 6.Dự kiến cho từng hoạt động qua việc thân phối thời gian để hoàn thành mục tiêu bài,chương và chương trình dạy và học. Một tiết học trung bình từ 38-40 phút ,vì vậy cần dự tính thời gian cho từng hoạt động dạy học rất cần thiết .Giờ dạy toán có nhiệm vụ hình thành kiến thức mới và thực hành đồng thời khắc sâu cho từng hoạt động ,không xem nhẹ một kĩ năng nào .Vậy yêu cầu người giáo viên có một kiến thức vững vàng để xử lí kịp thời tất cả các tình huống mà học sinh thắc mắc qua tiếp thu bài cũng như phát hiện mới do các em nêu ra .Chẳng hạn bài 2-tiết “Luyện tập” SGK/30 ,giáo viên lựa chọn khắc sâu sau khi đã chấm bài xong một hoặc hai trong bốn bài tập mà các em đã làm còn lúng túng Cụ thể : 2m29 dm2 > 5 29dm2 hay 4cm25mm2= 4 cm2 100 209 dm2 Mục đích là giúp các em đã hiểu càng khắc sâu thêm qua việc các em trình bày cách làm vì :2m2=200dm2+9dm2=209dm2 nên 2m29dm2> 29dm2 .Còn các em còn lúng túng sẽ hiểu hơn qua nắm lại mối quan hệ gấp kém nhau một 100 lần của chúng. Khi dạy toán phải cân nhắc kỉ lưỡng dạy gì và không dạy cái gì.Nội dung nào là cần thiết ,cần khắc sâu ,nội dung nào các em chưa nắm vững giáo viên cần bám sát từng đối tượng học sinh để đảm bảo vừa ôn –giảng –luyện hoặc luyện –ôn –giảng . . . Ví dụ bài: “Ôn tập và bổ sung giải toán” SGK/18 ,sau khi qua phần ôn tập ,giáo viên cho học sinh luyện tập ngay bài 1/19 sau đó mới khắc sâu rồi tiếp tục cho các em tự phát hiện và thực hành tiếp bài 2. Lúc này giáo viên cần quan tâm hơn học sinh yếu. *Trong khi dạy cho các em ,giáo viên cần hình thành kĩ năng tính toán và kĩ năng trình bày cho học sinh. B.Biện pháp hình thành kĩ năng tính toán và trình bày cho HS: ( Hình thành kĩ năng cho HS theo mục tiêu của việc dạyvà học toán ) tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm dược là một số thập phân ,chia một số tự nhiên cho một số thập phân,chia một số thập phân cho một số thập phân.Các phép chia này có cách gọi khác nhau như vậy nhưng khi thực hiện qua bước một(chuyển và bỏ dấu phẩy ) thì chỉ là phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự nhiên hay một số thập phân mà thôi. Ví dụ: 24,12:12 hay 2412:1200 Khi dạy phép chia số thập phân ,GV cần giải thích rõ cho HS bản chất bản chất của gạch bỏ dấu phẩy của số chia là nhân cho số chia là nhân số đó lên 10;100;100Và khi gấp số chia lên bao nhiêu lần thì cũng phải gấp số bị chia lên bấy nhiêu lần để thương không thay đổi. Đối với phép chia số thập phân có dư ,GV cần khắc sâu cho HS phép chia dư trong phép chia có thương là các số tự nhiên thì số dư là duy nhất ,nhưng phép chia có thương là số thập phân thì thương không phải là duy nhất. Ví dụ: 16 3 16 3 16 3 1 5(dư 1) 10 5,3(dư 0,1) 10 5,33(dư 0,01) 1 10 1 GV cần lưu ý cho HS đánh dấu phẩy chính xác ở thương và xác định số dư thuộc hàng phần nào của số thập phân :Vì thương là 5,3 có hàng phần mười 1 nên số dư là ;thương là 5,33 hàng phần cuối cùng là hàng phần trăm nên số dư 10 1 là .Nếu HS yếu còn lúng túng thì GV phải đặt thước sau hàng đơn vị giúp các 100 em xác định số dư chính xác . 2.Dạyvà học đo lường là hình thành kĩ năng thực hành ,năng lực tư duy của học sinh .Giáo viên hình thành cho các em những đại lượng thường gặp trong đời sống ,thực hành đo trực tiếp hay gián tiếp phép đo đại lượng ,sử dụng cụ đo ,biểu diễn kết quả đo diện tích,thể tích,thời gian,vận tốc và tổng kết ,hệ thống hoá kiến thức về đo lường. Giáo viên nên chọn một đơn vị để dạy mẫu tỉ mỉ cho học sinh nắm chắc mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích ,thể tích .Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát hiện cm2,dm2,m2,dm3,cm3 . . . chỉ là kí hiệu dễ nhớ và có thể suy ra được từ đơn vị đo độ dài.Từ đó học sinh suy ra bảng hệ thống đơn vị diện tích ,thể tích nhờ bảng đơn vị đo độ dài. -Về đo diện tích,về đo thể tích : Đại lượng diện tích và đại lượng thể tích đều là những đại lượng dẫn xuất .Diện tích hình vuông,hình chữ nhật được đưa vào lớp 3,diện tích hình thoi,hình bình hành được đưa vào lớp 4, ở lớp 5 HS tiếp tục làm quen với tính diện tích hình tam giác ,hình thang,hình tròn và tính
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_toan_lop.doc