Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5

doc 20 trang thanh 12/11/2023 2010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5
 === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ===
 MỤC LỤC
 I. Phần mở đầu . Trang 2
 I.1. Lí do chọn đề tài. Trang 2
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........... Trang 2
 I.3. Đối tượng nghiên cứu Trang 2
 I.4. Phạm vi nghiên cứu Trang 2
 I.5. Phương pháp nghiên cứu Trang 2
 II. Phần nội dung.. Trang 2
 II.1. Cơ sở lí luận Trang 2
 II.2. Thực trạng. Trang 3
 II.3. Giải pháp, biện pháp Trang 6
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của Trang 17
 vấn đề nghiên cứu
 III. Phần kết luận, kiến nghị Trang 18
 III.1. Kết luận Trang 18
 III.2. Kiến nghị.. Trang 18
 Tài liệu tham khảo .. Trang 19
===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông Ana==========
 1 === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ===
thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các 
môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng 
ngay từ lớp đầu cấp. Đặc biệt là công tác phát hiện và bồi dưỡng những mầm non 
năng khiếu Tiếng Việt đã và đang được các nhà trường rất quan tâm. Trong thời 
đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước ta đang trên 
đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở nên cần thiết. 
Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương 
đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân 
tộc. 
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 là một nhiệm vụ rất quan 
trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là 
học sinh có tố chất đặc biệt - khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm 
thụ văn chương, khả năng tư duy và khả năng làm văn. Tuy nhiên theo chỉ thị 
5105/CT-BGDĐT, ngày 03/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn 
chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục Tiểu học, nhà trường và 
giáo viên cấp Tiểu học không được tổ chức dạy thêm và học thêm dưới bất cứ 
hình thức nào. Như vậy có nghĩa là nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học sẽ 
không được tổ chức những buổi bồi dưỡng tập trung dành cho học sinh giỏi. Để 
giúp học sinh năng giỏi phát huy được năng lực học tập của mình đồng thời trang 
bị thêm cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia cuộc thi năng 
khiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhà tổ chức hằng năm thì việc bồi 
dưỡng kiến thức, kĩ năng nâng cao cho các em thông qua các tiết học trên lớp và 
thông qua một số hoạt động ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết. 
 Qua một số năm giảng dạy và làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn 
Tiếng Việt ở khối lớp 5, tôi đã rút được một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh 
giỏi. Qua chuyên đề này, tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi cùng đồng chí, đồng 
nghiệp để được góp ý nhằm làm cho kinh nghiệm bồi dưỡng của mình ngày càng 
hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
 II.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi: 
 Các cấp lãnh đạo và nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho 
giáo viên và học sinh trong mọi hoạt động.
 Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, tài liệu, sách báo để giáo viên tham 
khảo, nghiên cứu, tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình. 
 Phần lớn những học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt đều ham thích tìm 
tòi, khám phá những kiến thức, kĩ năng nâng cao, có ý thức vươn lên trong học 
tập. 
 Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với học sinh 
lớp 5, giúp các em dễ dàng tiếp cận và yêu thích học Tiếng Việt.
 Đặc biệt, theo công văn 5842/ BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011, 
V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ thông, trong chương 
 ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông Ana==========
 3 === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ===
 Việc bồi dưỡng không tiến hành thành những buổi học tập trung vào 
những ngày cuối tuần nên không ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của 
các em.
 Đáp ứng được niềm say mê học tập, thích khám phá, tìm hiểu những kiến 
thức, kĩ năng nâng cao của những học sinh có khả năng về môn Tiếng Việt. Giúp 
các em phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong học tập. 
 * Mặt yếu:
 Do việc bồi dưỡng chỉ có thể lồng ghép vào các tiết học, các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp hay thông qua việc phát huy ý thức tự học của học sinh nên nội 
dung bồi dưỡng không mang tính hệ thống, khái quát và không có sự xâu chuỗi 
giữa các mạch kiến thức. Mức độ tiếp cận, khám phá nguồn kiến thức, kĩ năng 
nâng cao của các em không đồng đều vì phần lớn phụ thuộc vào ý thức tự học 
của các em là chính.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Nguyên nhân của thành công: 
 Xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ, bản thân luôn muốn giúp đỡ, tạo điều 
kiện để các em học sinh phát huy được năng lực, năng khiếu của mình mà không 
cảm thấy quá tải, quá áp lực trong học tập.
 Được sự quan tâm của nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, được sự 
giúp đỡ, góp ý chân tình của đồng chí đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thiện đề tài 
và có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy. 
 Biện pháp bồi dưỡng mà tôi đưa ra phù hợp với thực tế của lớp học, phù 
hợp với tâm lí lứa tuổi của các em, được các em yêu thích đón nhận, tiến hành 
tìm hiểu, khám phá những nguồn kiến thức nâng cao một cách chủ động, mang 
lại hiệu quả giáo dục cao.
 * Nguyên nhân của hạn chế: 
 Số lượng học sinh có khả năng về môn Tiếng Việt trong lớp chưa nhiều. 
Một số em chưa thật kiên trì, khi gặp bài khó còn dễ nản lòng.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
 Từ những vấn đề về thực trạng được nêu ở trên, cho thấy có khá nhiều 
thuận lợi để có thể vận dụng tốt đề tài vào giảng dạy. Tuy vậy, bên cạnh đó cũng 
có không ít những khó khăn, tồn tại đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của cả cô 
và trò trong công tác dạy – học cũng như trong việc vận dụng đề tài vào giảng 
dạy ở môn Tiếng Việt. 
 Khi vận dụng đề tài này, bản thân nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ 
rất nhiều từ ban giám hiệu nhà trường, từ các đồng chí đồng nghiệp. Bộ phận 
chuyên môn đã chỉ đạo cho các khối trưởng, các đồng chí giáo viên trong trường 
dự giờ, góp ý về cách vận dụng các biện pháp bồi dưỡng vào giảng dạy để đề tài 
hoàn thiện hơn. 
 Đơn vị trường nằm trên địa bàn thuận lợi, lại là một trong những trường 
điểm của huyện, học sinh được tham gia nhiều phong trào văn hoá, văn nghệ nên 
 ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông Ana==========
 5 === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ===
mình yêu thích. Các em có khả năng cảm thụ tốt cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu
xa của thơ, văn.
 Các em có những tư chất bẩm sinh như: có khả năng tiếp thu nhanh, có trí 
nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo. 
 Các em nắm vững kiến thức, kĩ năng về luyện từ và câu, biết vận dụng 
kiến thức, kĩ năng ấy làm tốt các dạng bài tập nâng cao. Các em có khả năng sử 
dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật tu từ phù hợp để đặt
câu viết đoạn văn, viết bài văn giàu cảm xúc. 
 a. 2. 2. Phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt
 Từ những dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi Tiếng Việt như đã nói ở trên, 
việc phát hiện và bồi dưỡng sinh giỏi là việc làm hết sức quan trọng. Công việc 
này cần được tiến hành từ đầu năm học. Cơ sở của việc tuyển chọn là:
 Thứ nhất, tìm hiểu năng lực học tập của học sinh thông qua kết quả học 
tập ở những năm học trước, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng 
dạy các em ở năm học trước để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của từng em.
 Thứ hai, tiến hành khảo sát môn học ngay từ đầu năm học, xem bài kiểm 
đầu tiên của học sinh như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng 
khiếu của các em. Qua bài kiểm tra, người thầy có thể nắm bắt được khả năng 
học tập môn Tiếng Việt, khả năng làm văn của học trò. Những học sinh đạt được 
cả phần luyện từ và câu và phần tập làm văn trong một bài kiểm tra không phải 
nhiều, không phải đều. Cái tật lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, nét tài 
hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, không 
chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà còn quan tâm đến 
những bài có thể có chỗ chưa sâu, chưa đầy đủ, nhưng có sự độc đáo, sâu sắc 
phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ 
nhiên, một bài kiểm tra không thể đánh giá hết được năng khiếu và khả năng của 
học sinh, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài 
kiểm tra tiếp theo. Trong quá trình giảng dạy, tiếp tục bồi dưỡng, theo dõi để 
thanh lọc, cũng như phát hiện những em có năng lực thật sự. 
 b.3. Bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi qua một số tiết học của các phân 
môn Tiếng Việt.
 Trong quá trình giảng dạy, muốn giúp học sinh giỏi phát huy được khả 
năng của mình, thì việc bồi dưỡng thêm kiến thức, kĩ năng nâng cao cho các em 
cần phải được thực hiện thường xuyên qua các tiết học. Để làm tốt việc này, tôi 
đã tiến hành như sau:
 - Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm 
giúp tất cả các đối tượng trong lớp tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ năng 
của bài học, để các em hiểu và làm bài nhanh. Vì tất cả học sinh làm hiểu và làm 
bài nhanh sẽ có thời gian để bồi thêm kiến thức cho học sinh năng khiếu.
 - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí sao cho những em có khả năng về Tiếng Việt 
ngồi ở những bàn gần nhau để thuận tiện trong việc thảo luận, chữa bài mà cô 
giáo ra thêm nhưng vẫn đảm bảo để những em này vẫn ngồi gần những bạn học 
 ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông Ana==========
 7 === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ===
 - Một số bong bóng chứa các thăm được thổi căng treo trên cây, bong bóng 
gồm 2 màu: loại màu xanh chứa các thăm ghi câu hỏi, bài tập củng cố kiến thức 
cơ bản, loại màu hồng chứa các thăm ghi câu hỏi hay bài tập nâng cao.
 - Nội dung các câu hỏi và bài tập: 
 + Phần kiến thức cơ bản:
 Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
 Câu 2: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
 Câu 3: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
 Câu 4: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm: 
 Con khỉ nhanh nhẹn bao nhiêu thì con rùa ..................... bấy nhiêu.
 Câu 5: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm: 
 Anh ấy khiêm tốn chứ không ................như mọi người nghĩ đâu.
 Câu 6: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm: 
 Bạn Lan rất cẩn thận còn bạn Minh rất ....................................
 Câu 7: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu 
sau: ( phi, chạy, nhảy)
 Những chú ngựa .................... nhanh như tên bắn.
 Câu 8: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu 
sau: (đất nước, quê hương, giang sơn)
 .................. Việt Nam ta rất giàu và đẹp.
 Câu 9: Từ nước trong từ nước uống đồng âm với từ nước trong từ nào dưới 
đây? A. nước cờ B. nước mặn C. nước hoa
 Câu 10: Từ bàn trong bàn học đồng âm với từ bàn trong từ nào dưới đây?
 A. bàn ăn B. bàn kính C. bàn tính
 Câu 11: Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ siêng năng.
 Câu 12: Hãy tìm từ trái nghĩa với từ thành thật.
 Câu 13: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa to và nhỏ.
 Câu 15: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa xấu và đẹp
 + Phần kiến thức nâng cao:
 Câu 1: Chọn cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Trời đang., sau cơn giông trở nên .. lạ thường.
 Câu 2: Chọn cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Đứng giữ cánh đồng. ta cảm thấy mình thật
 Câu 3: Đặt một câu văn tả cảnh trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
 Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào không đồng nghĩa với từ lặng im?
 Yên lặng, yên bình, yên lặng, lặng im, lặng lẽ, lặng ngắt.
 Câu 5: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau:
 Các bạn đang đátrên cây .ngoài cổng trường.
 Câu 6: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau:
 Tia nắng ban.làm những bông hoa ..thêm rực rỡ.
 Câu 7: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau:
 Nhà máy..nằm ngay cạnh.. quốc lộ.
 ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông Ana==========
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_luc_ch.doc