Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5

docx 18 trang thanh 01/12/2023 1730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Điểm cốt yếu của chương trình Thể dục tiểu học là góp phần rèn luyện sức khoẻ, 
thể lực và tư thế, kĩ năng vận động cơ bản đúng cho học sinh. Vì vậy, nội dung chương 
trình được sắp xếp theo các nguyên tắc sư phạm và đặc điểm giáo dục thể chất cho học 
sinh các lớp 1, 2, 3 gồm: đội hình đội ngũ, thể dục phát triển chung, thể dục rèn luyện tư 
thế kĩ năng vận động cơ bản và trò chơi. ở các lớp 4, 5 có thêm một trong các môn thể 
thao tự chọn: Đá cầu và Ném bóng trúng đích (có chương trình chi tiết), Bơi, Bóng bàn, 
Bóng đá, Võ, Thể dục nhịp điệu, Thể dục nghệ thuật, Cầu lông, Cờ vua, v.v... Khi dạy 
cho học sinh những nội dung trên, giáo viên có thể bổ sung thêm nội dung mới, hoặc khi 
cho học sinh ôn tập các trò chơi đã học. Đặc điểm cơ bản của dạy - học Thể dục là tập 
luyện. Giáo viên dạy cho học sinh cách tập, học sinh học chủ yếu bằng tập các bài tập. 
Thông qua đó là những hiểu biết cần thiết để tập cho đúng, có hiệu quả hơn và biết giữ 
gìn sức khoẻ. Như vậy, giáo viên cần phối hợp tổ chức tập đồng loạt với tập lần lượt sao 
cho hợp lí, đồng thời tăng cường chia nhóm, tổ cho học sinh tập luyện nhằm khai thác 
tính tích cực, tự giác và khả năng tự quản của học sinh. 
 Không những thế, Thể dục còn là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức 
khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, 
làm cơ sở cho học sinh tự giác rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người 
mới. Ở học sinh tiểu học, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được 
trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong 
môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các 
em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích 
thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng 
thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặc khác, trong thực tế môn học thể dục 
có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có 
em tật bẩm sinh.v.v.
 Vậy phải làm thế nào để học sinh thực hiện hoàn thiện những mục tiêu dạy học 
đã đề ra? Đáp ứng nêu trong nội dung bài dạy.
 Với những suy nghĩ trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy môn thể dục ở tiểu học 
nói chung và môn thể dục lớp 5 nói riêng tôi đã có nhiều trăn trở trong việc giúp dục 
sinh thực hiện tốt mục tiêu bài dạy, hoàn thiện các nội dung yêu cầu để phát triển toàn Là phương pháp nghiên cứu các trò chơi nhỏ trong một số tài liệu, sách báo, sau 
đó lựa chọn một số trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh cũng như tâm sinh lí các em 
tại địa phương để lồng ghép bào một số bài dạy mon thể dục lớp 5.
 2. Phương pháp khảo sát:
 Là phương pháp khảo sát về học sinh lớp 5, tấm sinh lí lứa tuổi, khảo sát về chương 
trình môn thể dục để lập kế hoạch lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong các bài dạy đó 
nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy môn thể dục lớp 5 ở trường tiểu học 
 3. Phương pháp tổng kết.
 Tiến hành tổng kết nội dung nghiên cứu của sáng kiến, tiến hành khảo nghiệm nội 
dung đề tài vào thực tế các bài dạy nhằm dánh giá tính khả thi của nội dung nghiên cứu 
sau đó đề xuất những biện pháp đó vào áp dụng dạy học đại trà.
 Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho 
quá trình nghiên cứu của sáng kiến. Để làm được điều đó, trước hết giáo viên phải biết xây dựng cho mình một kế 
hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, vận dụng các phương pháp dạy 
học một cách linh hoạt, biết lồng ghép các trò chơi nhỏ vui nhộn, đơn giản trong bài dạy 
nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, giảm sự căng thẳng mệt mỏi trong giờ 
học. Để từ đó thông qua giảng dạy thể dục giáo viên sẽ bồi dưỡng cho học sinh những 
tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ Năm điều Bác Hồ dạy” như “Yêu Tổ quốc, yêu đồng 
bào – Đoàn kết tốt kỉ luật tốt – Khiêm tốn thật thà dũng cảm” và làm cho học sinh biết 
vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày. Giáo dục 
thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao 
cho đất nước.
 Chính vì thế việc lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong các bài dạy thể dục ở lớp 5 
có tác dụng tốt, tạo nên một giờ học vui vẻ, thoải mái và tiếp thu kiến thức tổ hơn đối 
với các em.
 II. 2. Thực trạng:
 a. Thuận lợi – Khó khăn:
 * Thuận lợi:
 Hiện nay tôi đang dạy 2 lớp 5 đó là lớp 5A và lớp 5B, các em rất ngoan, chăm chỉ 
và chịu khó luyện tập, lớp 5A có tổng số học sinh là 27 em, lớp 5B co số học sinh là 29 
em. Học sinh rất đoàn kết, lễ phép biết vâng lời cô giáo. 
 Về phia nhừ tường, Ban giám hiệu nhà trường, tổ khối và các tổ chức trong nhà 
trường luôn quan đầu tư mức đến chất lượng học tập và nề nếp của các em. Thường 
xuyên kiểm tra, nhắc nhở và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em học tập.
 * Khó Khăn:
 Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như số học sinh có hoàn cảnh gia 
đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, một số gia đình phụ huynh học sinh chưa quan 
tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Một số học sinh còn thụ động trong 
học tập, chưa mạnh dạn trong giờ học, chưa nhanh nhẹn tìm tòi và sáng tạo trong học 
tập dẫn đến tính tương tác chưa phát huy cao. Do đó hình thức tổ chức dạy học lấy học 
sinh làm trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là môn học thể dục nhiều lúc các em 
con xem nhẹ, chỉ học tập mang tính thụ động.
 c. Phân tích thực trạng. nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi 
dụng cụ như : Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông hay các vật dụng khác mang màu sắc 
áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn 
trong tập luyện. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen 
thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên 
nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, 
ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú 
ngay. 
 Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu 
khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tậtĐể có 
hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các 
em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các 
bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. 
Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, 
các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức 
năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo 
cho các em một tinh thần thoả mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng 
các bạn. Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường tiểu học rất đa dạng, phong 
phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy tạo 
mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, 
hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ 
đảm bảo việc học tập. 
 Tóm lại việc học môn thể dục trong trường tiểu học là một động lực quan trọng 
để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các 
mặt giáo dục khác phát triển.Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự 
hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp 
khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển. 
Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, 
có thể lực cường tráng,dũng khí kiên cường để tiếp túc sự nghiệp cách mạng của Đảng 
và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh. 
 II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
 a. Mục tiêu của giải pháp: thầy hô. Sau đó bất ngờ giáo viên hô vỗ tay nhưng lại không vỗ, học sinh nghe mà vẫn 
làm theo là xem như bị phạt. Cách hô phải tạo tính bất ngờ để tăng phần hấp dẫn.
 - Trò chơi: Con thỏ
 + Nội dung trò chơi: Tương tự như trò chơi “Thiên – Địa”, giáo viên tạo lớp học 
thành vòng tròn, đứng giữa vòng tròn và đưa tay ra: chụm tay phải hình con thỏ và hô 
“con thỏ”; tay phải chỉ vào tay trái thì hô “ăn cỏ”, đưa tay phải lên gần miệng hô: uống 
nước;
 + Cách chơi: cách chơi cũng giống trò chơi “Hoa nở” hay “Thiên – Địa”, giáo 
viên hô các động tác “con thỏ” (chụm tay hình con thỏ), ăn cỏ (tay phải chỉ tay trái), 
uống nước (đưa tay phải lên chỉ gàn miệng) và yêu cầu học sinh chỉ theo mình. Sau đó 
bất ngời giáo viên đổi vị trí tay nhưng vẫn hô “con thỏ” để học sinh nhầm lẫn mà chỉ sai 
và xem như bị phạt. cách hô có thể nhanh hoặc chậm tùy theo đối tượng học sinh.
 - Trò chơi: Kết doàn
 + Nội dung trò chơi: Giáo viên tạo lớp học thành vòng tròn, đứng giữa vòng tròn 
và hô to: “Kết đoàn, kết đoàn”; Học sinh hỏi lại: “kết mấy – kết mấy”. giáo viên hô kết 
3, kết 3, tức thi học sinh chạy tìm bạn để kết thành nhóm 3 người. Nếu học sinh nào 
không tìm và sắp xếp kịp thì thua cuộc;
 + Cách chơi: Giáo viên đứng giữa vòng tròn hô to: “Kết đoàn, kết đoàn”; Học sinh 
hỏi lại: “kết mấy – kết mấy”. Giáo viên hô kết 3, kết 3, (kết thành nhóm 2, 3 hoặc 4, giáo 
viên có thể đổi nhiều nhóm khác nhau) tức thì học sinh chạy tìm bạn để kết thành nhóm 
3 người. Nếu học sinh nào không tìm và sắp xếp kịp thì thua cuộc;
 * Một số hình phạt đơn giản khi học sinh bị sai trong các trò chơi nhỏ:
 Khi học sinh chơi bị sai, giáo viên gọi các em ra giữa vòng tròn để tổ chức phạt, 
hình phạt phải tạo được tính vui nhộn, hài hước thu hút học sinh.
 Tránh trường hợp phạt khắt khe nguyên tắc làm ảnh hưởng đến tâm lí học sinh sẽ 
không tạo được sự hứng khởi sau khi chơi.
 Ví dụ: Khi một số em bị phạt, giáo viên tạp trung các em và phạt bằng hình thức 
múa vài động tác theo bài hát “Con vịt mập mạp”, cho cả lớp hát để những em bị phạt 
múa (múa những động tác hài hước).
 Hoặc có thể tổ chức phạt bằng hình thức “Tập làm ca sĩ”, giáo viên phân công em 
thì đánh trống, em chơi đàn oocgan, em thì chơi đàn ghi ta, em thì hát (hát một đoạn bài Bước 2: Tôi tiến hành phổ biến nội dung và yêu cầu luyện tập bài “Đội hình đội 
ngũ” và phân các em thành từng hàng để luyện tập.
 Bước 3: Sau khi luyện tập được 10 phút, tôi dùng còi để hiệu lệnh học sinh tập 
trung thành vòng tròn và tổ chức 3 trò chơi: “Con thỏ”, “Thiên - Địa” và “Vỗ tay”. Mỗi 
trò chơi được thực hiện hai lượt; lượt đầu tiên là chơi thử và phổ biến luật chơi, cách 
chơi; lượt hai là chơi thật những học sinh làm sai bị phạt bằng hình thức làm ca sĩ, làm 
nhạc công, v.vcứ sau mỗi trò chơi tôi lại tổ chức phạt thật hóm hỉnh vi nhộn, tạo không 
khí vui vẻ nhẹ nhàng cho các em.
 Bước 4: sau khi chơi xong (khoảng 10 phút), tôi lại tiến hành cho các em trở về 
đội hình ban đầu dể tiếp tục lập luyện.
 Kết thúc tiết học tôi đã thống kê kết quả như sau:
 TSHS TS em thực TS em thực TS em con 
 hiện tốt, thành hiện tốt thực hiện lúng 
 thạo túng
 So sánh với một tiết dạy ban đầu chưa lồng ghép trò chơi :
 TSHS TS em thực TS em thực TS em con 
 hiện tốt, thành hiện tốt thực hiện lúng 
 thạo túng
 Như vậy nhìn vào kết quả trên cho ta thấy rằng việc lồng ghép các trò chơi nhỏ vào 
trong bài dạy thể dục có hiệu quả cao hơn.
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm
 Sau học kì I, với những nỗ lực nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào thực tế ở 
các tiết học của môn Thể dục ở lớp 5, tôi thấy rằng chất lượng của tiết học đã thay đổi 
hẳn:
 - Các em luyện tập rất sôi nổi, vui vẻ và nhiệt tình. Tự giác thực hiện các nội dung 
 yêu cầu mà không cần giáo viên nhắc nhở
 - Các em tập trung hơn so với trước, không chọc ghẹo lẫn nhau trong hàng ngũ mà 
 đoàn kết, than ái với nhau trong luyện tập cung như trò chơi.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_mot_so_tro_choi_nho_trong_ba.docx