Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số kiểu bài trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số kiểu bài trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy một số kiểu bài trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Do đó, trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này trong những năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời. Tiếng Việt vừa là đối tượng học tập của học sinh, vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công cụ để tư duy, giao tiếp. Do tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ, không một quốc gia nào không chăm lo việc dạy môn học này trong nhà trường, đặc biệt ở trường tiểu học. Ở bậc tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng, Luyện từ và câu là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt có tầm quan trọng đặc biệt. Môn Luyện từ và câu giúp học sinh có kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được phát triển từ thấp đến cao; học sinh sử dụng đúng từ, đúng câu trong giao tiếp, trong văn bản. Trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản điều chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì còn chú ý đến dạy học phù hợp với đặc điểm của vùng miền, dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, dạy theo hướng giảm tải phù hợp từng đối tượng học sinh. Thực tế cho thấy ở lớp 5, cơ bản các em đã có kiến thức sơ giản về các môn học, đã dần hoàn thiện các kĩ năng (đọc, viết, nghe, nói) ở môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, sự hạn hẹp vốn sống và vốn kiến thức về từ ngữ, sử dụng từ ngữ và ngữ pháp ở phân môn Luyện từ và câu làm cho học sinh lúng túng, khó hiểu và chưa phát huy hết được năng lực học tập của mình. Luyện từ và câu là phân môn cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện đạt mục tiêu của môn Tiếng Việt. Ngôn ngữ của chúng ta là ngôn ngữ của từ. Từ có vai trò đặc biệt quan trọng - 1 - Qua đề tài này tôi mong muốn được giúp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh kỹ năng chính: Sử dụng đúng từ, đúng câu; luôn hứng thú trong học phân môn Luyện từ và câu. Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 5. 2. Đối tượng nghiên cứu: Chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5(Chương trình Tiểu học năm 2000). 3. Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 và một số tài liệu liên quan. Thực hành thông qua quá trình giảng dạy. Điều tra kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. Điều tra thông tin từ phụ huynh học sinh. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. A. Tìm hiểu Nội dung phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5: Trong chương trình Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (Chương trình hiện hành) gồm những nội dung sau: - Nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Tổ quốc, nhân dân, hoà bình, hữu nghị - hợp tác, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, Trật tự -An ninh, truyền thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận. - Đại từ; Quan hệ từ; từ loại, tổng kết vốn từ, cấu tạo từ. - Câu; Nối câu ghép bằng quan hệ từ; Các phép liên kết câu; ôn tập về dấu câu “dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang”. - 3 - viên chú ý nói hay, diễn cảm để lôi cuốn học sinh. Sau đó mời một học sinh tự chia sẻ diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn đó, Giờ học cần vui vẻ, nhẹ nhàng, thiết thực, gây được hứng thú cho học sinh, mở ra những điều mới mẻ cho học sinh... Chính là bắt đầu từ khâu này. Tiếp đó cần đặt các câu hỏi để học sinh tìm hiểu bài, câu hỏi này mang tính dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời theo đúng yêu cầu đặt ra. Qua việc phân tích ví dụ học sinh đã phát hiện được khái niệm cần nghiên cứu trong bài. Từ đó các em dễ dàng khái quát thành các kiến thức mình cần nhớ. * Bước 2: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được nội dung bài học. Hướng dẫn học sinh tự rút ra những kết luận, tự xây dựng các định nghĩa về khái niệm. Để thực hiện được yêu cầu trên tuỳ theo nội dung, có thể học sinh thảo luận nhóm tìm ra hoặc cần sự hướng dẫn của giáo viên, nếu vậy tôi thường đặt ra một số câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời. Cần phối hợp nhịp nhàng giữa đặt câu hỏi, dẫn dắt học sinh trả lời, giảng khi cần thiết và ghi bảng. Để học sinh tự tìm ví dụ minh họa cho bài học. * Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập. Phần này giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết và vận dụng vào hoạt động nói và viết. Ở phần này chúng ta cần gợi ý dẫn dắt học sinh cách làm chứ không làm thay hoặc phó mặc học sinh. Cần cho học sinh lần lượt xác định rõ từng yêu cầu của bài tập và những hoạt động cơ bản để đạt được mục tiêu yêu cầu. Hoặc để học sinh tự tìm hiểu yêu cầu bài rồi tự làm . Gv theo dõi sửa sai nếu có. Đối với những học sinh làm nhanh có thể để các em tự chuyển sang bài khác để hoàn thành. Cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập của học sinh. Chúng ta cần sử dụng nhiều hình thức: Sử dụng các ví dụ mẫu đã cung cấp, lời giải mẫu của học sinh giỏi, của giáo viên để đối chiếu bài làm hay gọi học sinh lên bảng làm, gọi học sinh chữa miệng, đổi chéo vở kiểm tra bài làm của nhau... - 5 - - Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.Trong từ điển nghĩa gốc là nghĩa được nói đến đầu tiên. - Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Ví dụ: a. Bữa tối, nhà em thường ăn cơm muộn. b. Xe này ăn xăng quá! c. Mẹ tôi là người làm công ăn lương. - Ăn: chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng. Hành động “ăn” trong câu a, là hành động cụ thể. Từ “ăn” trong câu a, được dùng theo nghĩa gốc. - Ăn: chỉ hoạt động tiêu thụ năng lượng để máy móc hoạt động. Hành động “ăn” trong câu b, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu b, được dùng theo nghĩa chuyển. - Hành động ăn trong câu c, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu c, được dùng theo nghĩa chuyển. Như vậy, từ “ăn” nào chỉ hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Từ “ăn” chỉ hành động (không dùng miệng) là những từ dùng theo nghĩa chuyển. b. Nếu cả hai nghĩa đều cụ thể, khó phân biệt được nghĩa nào cụ thể hơn, nghĩa nào trừu tượng hơn, thì có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các dấu hiệu sau: - Nếu nghĩa của từ nào nói đến bản thân con người (hoặc động vật), hoặc tính chất, hành động của con người thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. - Nếu nghĩa của từ nói đến các đồ vật, vật có hình dáng, tính chất, hành động gần giống con người thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Ví dụ: Từ “tai” - 7 - Điểm khác với từ đồng âm là: Từ đồng nghĩa mặc dù âm thanh phát ra không giống nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: Con ngựa đá không đá con ngựa. Cổ: bộ phận cơ thể con người và cổ: xưa, lạc hậu Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Mắt: - Đôi mắt của bé mở to. - Quả na mở mắt. Đầu: - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. - Nước suối đầu nguồn rất trong. Khi dạy giáo viên cần sử dụng tranh ảnh, vật thật để minh họa cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ. Cần hướng dẫn học sinh đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ. Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ "đồng" trong ví dụ: Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng, giáo viên đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho học sinh xem để học sinh nắm nghĩa của các từ đồng âm này. Khi phân tích từ đồng nghĩa có hai thao tác, đó là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau. Nhưng quan trọng là phải chỉ ra được sự khác nhau về sắc thái. Ví dụ 1: Quả, trái - giống nhau: Sản phẩm của cây trong một thời kì sinh trưởng nhất định (quả mít/trái mít). Khác nhau: Quả gợi tính hình khối, tròn, treo lủng lẳng, trái toát ra sắc thái tình cảm, trân trọng, nâng niu, yêu thương... Các từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm, ví dụ: Cho, biếu, tặng: "Cho" có sắc thái trung hòa, "Biếu" có sắc thái kính trọng, "tặng" có sắc thái thân mật. - 9 - PHẦN III: KẾT QUẢ Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của học sinh lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. Học sinh đã biết cách ứng xử, nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp. Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Luyện từ và câu. Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học Luyện từ và câu. Cho nên tiết Luyện từ và câu bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước. Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ Luyện từ và câu. Đầu năm học, khi mới bước vào học phân môn Luyên từ và câu có không ít học sinh lớp tôi rất “sợ” học phân môn này. Nhưng dần dần với sự động viên, dìu dắt của tôi, số lượng các em sợ học phân môn này ngày càng giảm dần. Thay vào đó học sinh rất mong muốn, phấn khởi chờ đón giờ Luyện từ và câu. Qua nắm bắt thông tin từ phụ huynh học sinh, cho thấy các em ở nhà đã tự giác và tỏ rõ sự yêu thích học phân môn này.Học sinh lớp tôi đã có ý thức hơn trong các giờ học Luyện từ và câu, học sinh tự tin và hứng thú học tập. Chất lượng học Luyện từ và câu có chuyển biến rõ rệt. Cách dùng từ, đặt câu phong phú, các bài viết có sự khác biệt rõ do học sinh được bộc lộ kinh nghiệm, sự hiểu biết của cá nhân, học sinh được tự do diễn đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, mô hình câu của riêng mình. Giờ học hứng thú hơn bởi học sinh có động cơ nói ra, viết ra điều mình thấy, mình cảm nhận được. Năm học 2018 - 2019 Năm học 2019 - 2020 Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt: 36,7% Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt: 84,8% Tỉ lệ học sinh hoàn thành: 53,3% Tỉ lệ học sinh hoàn thành: 15,2% Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành: 10% Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành: 0% - 11 - 7. Giáo viên cần phải nghiên cứu tình hình học tập của học sinh, xác định những khó khăn mà học sinh lớp mình gặp phải để từ đó có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả các tiết học. 8. Với mỗi tiết học giáo viên cần phải phân loại các dạng bài tập, lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau để kích thích hứng thú học tập của học sinh. 9. Tích hợp dạy học chính trong phân môn Luyện từ và câu và tích hợp phân môn Luyện từ và câu với các môn học khác một cách thường xuyên. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Năm cuối cùng của bậc tiểu học các em học sinh lớp 5 cần có kiến thức vững chắc về từ loại Tiếng Việt để có thể học tốt ở Trung học cơ sở. Là một giáo viên tiểu học, tôi đã lưu ý nghiên cứu nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng hệ thống các bài tập giúp học sinh thực hành để củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phải lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho mình. Tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Luyện từ và câu là hết sức cần thiết. Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng được Tiếng Việt, một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, việc dạy học Tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp cho học sinh một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Học sinh không thể chỉ biết những lý thuyết về hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt, biết một khối lượng lớn các từ ngữ Tiếng Việt mà lại không có khả năng sử dụng những hiểu biết ấy vào giao tiếp. Dạy Tiếng Việt cho các em không phải - 13 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_mot_so_kieu_bai_trong.doc