Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới VNEN cho Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới VNEN cho Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới VNEN cho Lớp 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Kinh nghiệm dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN cho lớp 5A3 trường Tiểu học Hua Nguống” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển kéo rất nhiều thứ thay đổi trong đó có giáo dục. Giáo dục là bước then chốt tác động đến mọi mặt xã hội. việc thay đổi hình thức giáo dục để tạo ra một lớp người mới năng động, tự tin, làm chủ chính mình, biết hợp tác là một xu thế tất yếu. Trên thế giới việc thay đổi phương thức giáo dục đã diễn ra từ lâu đã mang lại nhiều thành công. Hình thức giáo dục mới này chuyển từ cách dạy học truyền thống thầy dạy trò nghe, ghi chép thụ động sang hình thức giáo dục hiện đại trò làm việc trải nghiệm chiếm lĩnh kiến thức, thầy quan sát giúp đỡ. Nổi bật ở hình thức dạy học này còn là cách tồ chức chỗ ngồi, học sinh được ngồi theo nhóm, được tự do thảo luận đưa ra ý kiến của mình. Về tới Việt Nam mô hình dạy học mới này có tên gọi VNEN hay mô hình trường tiểu học mới Việt Nam. Mô hình này coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Trải qua hơn 2 năm dạy thực nghiệm tôi nhận thấy không những phụ huynh mà còn nhiều giáo viên vẫn bỡ ngỡ chưa hiểu rõ bản chất của việc dạy học này. Và đặc biệt rất khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học môn toán. Môn toán là môn học đặc trưng chiếm thời lượng nhiều trong tất cả các giờ học. Môn toán đòi hỏi tư duy logic và sự tập trung cao độ. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình trải nghiệm, thực hành, chiếm lĩnh kiến thức. Xuất phát từ thực tế này và với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh tiểu học tôi chọn sáng kiến: “Kinh nghiệm dạy học môn toán theo mô hình trường học mới VNEN cho lớp 5A3 trường Tiểu học Hua Nguống” 1 Thông qua các câu hỏi dạng trắc nghiệm, tự luận cho một số học sinh liên quan đến cách suy nghĩ tiếp cận kiến thức, nhằm tìm hiểu nguyên nhân đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp thực hiện. Hoặc là thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Thông qua các bài kiểm tra nhằm phân tích quá trình tiếp thu kiến thức để đánh giá sản phẩm. Phương pháp so sánh Thông qua kiểm tra so sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm không được thực nghiệm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Thông qua hoạt động tổ chức dạy học, giáo viên ghi chép tổng kết, đúc rút đi đến kết luận Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích đánh giá sản phẩm trước và sau khi thử nghiệm sau đó đưa ra kết luận IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Dạy học theo mô hình VNEN thực ra bản chất chính là cách thức dạy học theo nhóm. Đây là mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới và phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục nước ta. Các phòng học được trang trí sinh động. Có các góc cho môn học với đồ dùng sẵn có hoặc tự làm để học sinh hoạt động. Dạy học môn toán theo mô hình VNEN là việc dạy lấy học sinh làm trung tâm, trong quá trình hoạt động học sinh được tương tác, được đề xuất phương án, được phỏng vấn, được hỗ trợ từ các thành viên, từ giáo viên. Chuyển từ việc truyền thụ giảng giải của giáo viên thành hoạt động tổ chức học sinh tự học của học sinh. Mọi hoạt động trong giờ học do hội đồng tự quản điều hành các hoạt động được tổ chức theo các hình thức: làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, làm việc nhóm, làm việc cả lớp trong đó ở hoạt động cơ bản hoạt động nhóm là chủ yếu, còn ở hoạt động thực hành học sinh thực hiện cá nhân để phát huy tính độc lập. Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Trong quá trình dạy học môn toán học sinh sẽ được tương tác nhiều với nhau, được hỏi bạn, được giúp bạn. trong quá trình đó học sinh rút ra được bài học, khắc sâu củng cố, ghi nhớ lâu hơn, không bị áp lực. Học sinh được mạnh 3 - Hình học - Số đo thời gian. Toán chuyển động đều - Ôn tập cuối năm 2. Về học sinh Là năm thứ 3 học sinh được làm quen với mô hình VNEN. 3. Về giáo viên Giáo viên được tập huấn chương trình dạy học VNNEN VI. GIẢI PHÁP 1. phân tích cách thức tổ chức dạy học của mô hình dạy học cũ và mới Việc dạy học theo mô hình dạy học truyền thống đâu tiên là việc sắp xếp chỗ ngồi. Học sinh được ngồi theo dãy theo hàng, theo bàn, 2 học sinh ngồi 1 bàn, tất cả cùng nhìn lên bảng, nghe giáo viên truyền thụ kiến thức. Với cách học này thì thời gian truyền tải kiến thức sẽ được chủ động, kiến thức sẽ được truyền thụ đầy đủ trong 1 thời gian nhất định tuy nhiên học sinh ít được hoạt động hơn đặc biệt là làm việc theo nhóm lớn. Với môn toán luôn cần có sự trao đổi, so sánh, khẳng định chân lý. Quá trình làm việc như vậy sẽ giúp học sinh nhận biết chân lý nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn, đưa ra phương án, cách làm tối ưu nhất. Ở chương trình cũ người học không biết bài hôm nay cần học những gì, đích đến ở đâu. Chỉ sau khi tiết học kết thúc hoặc sau phần lý thuyết học sinh mới biết mình đang tìm hiểu nội dung gì. Vì vậy đã làm giảm, hạn chế tư duy của học sinh. Ở hình thức dạy học mới đã khắc phục được nhược điểm của hình thức dạy học cũ. Thứ nhất là học sinh được làm việc theo nhóm, hoạt động theo nhóm có thể trao đổi bài với bạn ngay trong giờ học. với cách viết sách mới thì học sinh được biết mục tiêu của bài học, biết mình cần đạt được điều gì sau bài học như vậy sẽ kích thích học sinh học tập mạnh dạn hơn, tư duy chủ động, sáng tạo hơn. Cách viết sách mới giúp học sinh tự học dễ dàng hơn, hiểu bài đơn giản hơn so với sách cũ trừu tượng. Có thể nói sách giáo khoa cũ là sách dành cho giáo viên giảng dạy còn để tự học sinh làm việc là rất khó. Với hình thức dạy học mới giáo viên không phải nặng về giáo án nhưng nếu không tìm hiểu bài trước khi lên lớp thì có thể gặp nhiều tình huống khó xử nếu kiến thức không vững bởi môn toán lớp 5 không dễ, có rất nhiều bài toán trìu tượng. Trong quá trình dạy học môn toán theo chương trình VNEN nếu giáo viên không quan sát rộng, không chú ý đến những học sinh yếu, không chuẩn bị đồ dùng chu đáo thì hiệu quả tiết học rất thấp, học sinh yếu sẽ rất yếu do bị lệ thuộc vào học sinh khá giỏi dẫn đến hiệu quả tiết học thấp. 2. Đưa ra giải pháp Khi khắc phục được những yếu điểm trên thì hiệu quả học môn toán sẽ được nâng lên. 5 Để giúp đỡ được học sinh kịp thời trong tiết học thì vị trí đứng của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên cần chọn vị trí phù hợp sao cho vừa giúp đỡ được nhóm này đồng thời vẫn quan sát được nhóm khác hoạt động, tránh tình trạng trong khi giáo viên đi giúp đỡ nhóm này thì nhóm khác không hoạt động hoặc hoạt động xong rồi ngồi chơi, giáo viên cần phát hiện và kịp thời cho học sinh chuyển sang hoạt động khác. Theo tôi các nhóm cần được bố trí sao cho giáo viên có thể đi lại thuận tiện xung quanh và các học sinh nhận thức chậm sẽ được bố trí ngồi ngoài để giáo viên thuận tiện giúp đỡ và quan sát. Sơ đồ tổ chức lớp học 30 học sinh mỗi nhóm 6 học sinh B ả n g l ớ p Vị trí giáo viên nên chọn trong quá trình quan sát giúp đỡ các nhóm 2.2. Cách thức tiếp nhận thông tin Để quá trình tiếp nhận thông tin, chiếm lĩnh kiến thức đạt hiệu quả cần thực hiện theo quy trình sau : Gợi động cơ, tạo hứng thú Hiểu được mục tiêu của bài học Tổ chức cho học sinh trải nghiệm Phân tích, khám phá, rút ra kiến thức mới Thực hành Vận dụng. - Gợi động cơ, tạo hứng thú: Khới dạy hứng thú của học sinh về chủ đề của bài học; học sinh cảm thấy gần gũi với mình; tạo sự tò mò thích thú: có thể đặt câu hỏi; đặt một tình huống; đố vui.. - Hiểu được mục tiêu bài học: Cho học sinh biết được đích cần phải đến của bài học, tiết học. Không chỉ là việc đọc mục tiêu học sinh phải hiểu rõ từng chữ, từng từ của mục tiêu từ đó học sinh sẽ hoạt động hiệu quả đúng hướng. - Tổ chức cho học sinh trải nghiệm : Huy động vốn kiến thức của học sinh, học sinh trải qua tình huống có vấn đề trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức mới. 7 1dm Tạo ấn tượng sẽ làm cho học1m sinh nhớ lâu Ví dụ : Ghi nhớ được thứ tự của bảng đơn vị đo độ dài. Km hm dam m dm cm m Đây là 1 dãy kĩ tự mà học sinh không nhớ được thứ tự các đơn vị dẫn đến tình trạng không thể đổi được đơn vị đo. Vậy cần tạo cho học sinh 1 ấn tượng về bảng đơn vị đo. Có thể làm như sau: Từ Km hm dam m dm m Trở thành Không học để mà đi chăn mèo Km hm dam m dm cm m Không học để mà đi chăn mèo Tức là gắn chữ cái đầu của mỗi đơn vị với 1 từ và tạo thành một câu ấn tượng. Câu này đọc thì vô lý nhưng học sinh rất ấn tượng vì vậy chắc chắn học sinh sẽ không bao giờ quên bảng đơn vị đo độ dài và sẽ không bị nhầm lẫn khi đổi. Và một cách ghi nhớ nữa là dựa vào sơ đồ tư duy của bộ não: sơ đồ này giống như một cái cây có 1 gốc và nhiều cành nhánh, mỗi cành nhánh là một mảng kiến thức, công thức giúp học sinh hệ thống lại kiến thức theo cách lôgic Ví dụ: S = a x a Hình vuông p = a x 4 S = a x b Hình chữ nhật p = (a +b)x2 Hình học Hình tam giác S = a x h : 2 p = a + b + c Hình thang S = (a + b) x h : 2 9 Giáo viên thực hiện giảng trên lớp vì đây là phần kiến thức trọng tâm học sinh cần hiểu rõ cách làm thế nào, đặt dấu phẩy ở đâu. “ Thực hiện nhân như nhân hai số tự nhiên, hai thừa số có tất cả ba chữ số ở hàng thập phân thì tích cũng có ba chữ số ở hàng thập phân. Dùng dấu phẩy tách tích ra ba chữ số kể từ phải sang trái. Vừa nói giáo viên vừa chỉ trên bảng để tạo hình ảnh trực quan. c) Học sinh thực hiện đặt tính rồi tính : 16,25 6,7 Thống nhất kết quả đúng, hướng dẫn bạn còn gặp khó khăn. HĐ 3. Khắc sâu kiến thức Làm việc cặp đôi cùng bạn đọc nội dung quy tắc cách nhân một số thập phân với một số thập phân, nói với bạn cách nhân một số thập phân với một số thập phân, lấy ví dụ minh họa. B. Hoạt động thực hành Cặp đôi HĐ 1. Đặt tính rồi tính Học sinh làm việc cá nhân, sau đó từng cặp đổi vở chữa bài cho nhau a) 25,8 1,5 b) 16,25 6,7 c) 0,24 4,7 d) 7,826 4,5 HĐ 2 Hình thức tổ chức như HĐ 1, giáo viên quan, kiểm tra các nhóm làm việc, hoặc trợ giúp nhóm, học sinh còn lúng túng. a) Tính rồi so sánh giá trị của a b và b a a b a b b a 2,36 4,2 3,05 2,7 b) Em và bạn đọc rồi giải thích cho nhau nghe nội dung : Nhận xét Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán : Khi đổi hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi. a b = b a c) Em vận dụng viết ngay kêt quả tính: 4,34 3,6 = 15,624 9,04 16 = 144,64 3,6 4,34 = ............. 16 9,04 = .............. HĐ 3 Thực hiện lần lượt các hoạt động sau. a) Đặt tính rồi tính : Các em hoạt động cá nhân, so sánh kết quả 142,57 0,1 531,75 0,01 b) Học sinh đọc theo cặp rồi giải thích cho nhau nghe nội dung : 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_hoc_mon_toan_theo_mo_h.docx