Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5
HÌNH THÀNH KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 I – ĐẶT VẤN ĐỀ. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các qui tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng việt. Cùng với phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức văn hóa. Là công cụ giao tiếp bằng văn bản. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được học môn chính tả một cách cẩn thận (Tuy là tập chép), nhưng Học sinh học môn này trong suốt thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, cho hiệu quả ngưới Giáo viên cần coi trọng phương pháp dạy học phân môn chính tả, tạo cho học sinh ý thức rèn luyện để việc viết đúng chính tả trở thành kỹ năng trình bày văn bản cho học sinh. Học sinh viết sai chính tả còn nhiều nhất là những âm dễ lẫn lộn như: r, d, s, x, tr, ch, những chữ có âm cuối c - t, ng - n và dấu hỏi, ngã. Vấn đề ở đây có thể do học sinh phát âm sai chính tả. Bên cạnh đó hệ thống bài tập chính tả trong sách giáo khoa xây dựng phù hợp theo từng vùng miền. Học sinh chưa hiểu đúng nghĩa từ nên viết sai. Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lại là một giáo viên được phân công dạy 5.3 (Đối tượng là học sinh trung bình và yếu), tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu các giải pháp “Hình thành kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, phân môn Chính tả lớp 5 nói riêng. II. NỘI DUNG. 1. Thực trạng Năm học: 2019 – 2020 tôi được phân công dạy lớp 5.3 của trường tiểu học Phong Thạnh Đông. Sĩ số lớp có 28 em / 10 nữ. a, Thuận lợi - Nhà trường tạo mọi điều kiện để tôi lên lớp giảng dạy tốt nhất - Cơ sở vật chất khang trang hơn. - Đường xá đi lại thuận tiện hơn. 1 - Gọi học sinh đọc lại, giáo viên theo dõi và các bạn trong lớp cũng theo dõi để phát hiện - Rèn luyện cho học sinh phát âm đúng để viết đúng âm đầu, vần, thanh dễ lẫn lộn. giáo viên đặc biệt quan tâm kể cả luyện uốn lưỡi, độ mở của miệng để học sinh phát âm đúng và tiến đến viết đúng. + Ví dụ: Cách phát âm cho đúng như “s” khi phát âm uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh còn “x” khi phát âm thì khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng – lợi hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh, tr – ch cũng tương tự như vậy. - Ngoài ra phân biệt cho học sinh nắm và ghi vào sổ tay một số mẹo phân biệt “ch” với “tr”, “s” với “x”. Chẳng hạn “tr” không đứng trước những chữ bắt đầu bằng âm đệm, nhưng “ch” thì có. VD: ôm choàng, bị choáng“tr” không bao giờ láy với “ch” và ngược lại. Do đó chỉ có những từ láy cùng láy âm “tr” hoặc “ch” như: chăm chỉ, trân tráo, trân trân hoặc phân biệt s/x như: các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn thì viết là “x”. VD: xương heo, hộp xôi Những từ chỉ thiên nhiên hoặc chỉ tên cây cối các loại quả thì viết là “s”. VD: Ngôi sao, giọt sương, sen, súng - Để phân biệt âm đầu s/x: Giáo viên tố cho học sinh chơi (Trò chơi) Thi kể tên các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: si, sứ, sung, sim, sao, sầu đâu, sầu riêng, sắn, su su, so đũa, sâu, sư tử, sói, sò, sên, sẻ, sáo, sứa, sóc “x” thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng, “s” chỉ xuất hiện trong một số ít các tiếng có âm đệm như: soát, soạt, soạn, suất. Ngoài ra từ láy có phụ âm đầu “s” Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ. “x” và “s” không cùng xuất hiện trong một từ láy. Ngoài ra từ láy có phụ âm đầu “x” Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ, 3 Ví dụ: + Luật bổng Ngang + hỏi: vui vẻ, trẻ trung, nho nhỏ, trong trẻo, + Luật trầm: Huyền + ngã: vồn vã, sững sờ, lững lờ, vùng vẫy, mỡ màng. 2.4. Đối với lỗi hiểu sai nghĩa của từ Việc hiểu đúng nghĩa của từ ngữ Tiếng Việt là hết sức cần thiết, do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu đúng nghĩa của từ ngữ Tiếng Việt, đồng thời khi muốn viết một từ, học sinh phải biết đặt từ đó trong mối quan hệ với cụm từ và các câu trong văn bản. Nếu ta tách từ ngữ đó ra khỏi cụm từ hay câu trong văn bản có thể học sinh sẽ không hiểu được nghĩa và từ đó dẫn đến viết sai chính tả. VD: Khi đọc tiếng “Cuốc” nếu không đặt nó trong mối quan hệ, cụm từ, câu thì rất khó xác định nghĩa để viết đúng. Nhưng nếu đặt nó trong câu: “Ba em vác cuốc ra đồng” thì học sinh dễ dàng viết đúng hay từ “quan” nếu đặt trong cụm từ “cơ quan” thì viết không có”g” nếu là “quang cảnh” thì viết có âm “g” III. KẾT LUẬN 1. Kết quả Qua áp dụng các giải pháp trên từ đầu năm đến thời điểm giữa Học kỳ II việc khắc phục viết sai lỗi chính tả ở lớp tôi đạt được kết như sau: Lỗi phổ biến học sinh thường sai T Số Âm đầu Âm cuối: c - t, Thanh hỏi, thanh ngã s/x, tr/ch, d/gi; ng/ngh ng - n 28/10 nữ 02 em 01 em 03 em Kết quả đạt rất khả quan, học sinh tiến bộ nhiều. Chỉ còn một vài em hay viết nhầm lẫn. 2. Bài học kinh nghiệm Qua áp dụng các giải pháp nêu trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 5 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ 7 Họ và tên người thực hiện: Phạm Việt Hoa Môn, lĩnh vực: Tiếng Việt Phong Thạnh Đông, ngày 25 tháng 5 năm 2020 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_ky_nang_viet_dung_chinh_ta.doc