Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

doc 22 trang thanh 12/11/2023 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
lớp 5
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 4. Phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. PHẦN NỘI DUNG 3
 1. Cơ sở lý luận 3
 2. Thực trạng 4
 3. Giải pháp, biện pháp 7
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7
 a. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa 7
 b. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 9
 c. Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ đồng 
 12
 âm và từ nhiều nghĩa.
 d. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều 
 14
 nghĩa
 e. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, 
 15
 bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
 g. Tự tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa 
 15
 trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy 
 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 17
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 18
 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18
 4. Kết quả 18
 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận 19
 2. Kiến nghị 19
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 
1 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
lớp 5
viên chức, con em các dân tộc thiểu số. Phần đông học sinh là con em của địa 
phương. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các bậc phụ huynh và đặc biệt là được sự 
quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình có 
nhiều kinh nghiệm, nên tỷ lệ học sinh khá giỏi tương đối cao. Trường đã nhiều 
năm được đánh giá là trường tiên tiến cấp tỉnh. Trường là nơi hội tụ của những 
học sinh từ nhiều miền quê khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều tín 
ngưỡng khác nhau. Nhiệm vụ chung của nền giáo dục quốc dân nói chung và 
giáo dục học sinh Tiểu học nói riêng là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người 
có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trí tuệ đáp ứng yêu cầu của cách 
mạng trong giai đoạn mới. Trong đó giáo dục Tiểu học giữ vai trò vô cùng quan 
trọng. Giáo dục học sinh ở Tiểu học là đặt nền móng, là tạo tiền đề cho sự phát 
triển trí tuệ và phẩm chất ở giai đoạn tiếp theo.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5A trường 
Tiểu học Trần Phú nói riêng
 4. Phạm vi nghiên cứu
 - Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu, lớp 5 và 
một số tài liệu hướng dẫn có liên quan.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp đối thoại.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Phương pháp đọc sách và tham khảo tài liệu.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Tạp chí Thế giới trong ta - Chuyên đề 62 + 63 số ra trong tháng 4 + 5 năm 
2007 có đăng bài viết đề cập đến nội dung “Giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ 
đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đây là một vấn đề không bao giờ được coi là cũ, là 
thừa trong “Kho tri thức nghiệp vụ dạy học”. Sách Tiếng Việt 5 tập Một, sách 
giáo viên 5 tập Một, sách Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
 - Công văn 5842/BGDĐT-VP, v/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy 
học GDTH, ngày 01 tháng 9 năm 2011 của BGDĐT
 - Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học.
 Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 
3 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
lớp 5
luyện từ và câu với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt để giúp các em có 
vốn từ đa dạng, phong phú. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo. 
 Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ đồng âm, từ 
nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn: 
 - Học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng...
 - Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính
 - Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa 
hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu.
 b. Thành công, hạn chế
 - Thành công:
 Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo từng bước ổn định và đem 
lại những hiệu qua thiết thực. Học sinh biết sử dụng từ ngữ có chọn lọc trong 
nói, viết, vận dụng dùng từ đặt câu trong bài Tập làm văn tương đối hay, đặc 
biệt là những HS khá giỏi.
 - Hạn chế :
 Việc dạy học tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và việc dạy học phân môn 
Luyện từ và câu ở lớp 5 nói riêng, bên cạnh những điểm tốt, mang lại một số kết 
quả nhất định còn khá nhiều khiếm khuyết. Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất 
là bệnh rập khuôn, máy móc, thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cách học. 
 Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm 
về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa 
các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm bài luyện tập về từ đồng âm đã 
được giảm tải, vì thế thời lượng còn ít.
 Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được 
học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang 
nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau 
của một từ. Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có, 
trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 - Mặt mạnh :
 Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, các thầy giáo, cô giáo thường quan tâm 
tới nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực dùng từ ngữ, cách nói, viết câu 
chính xác qua giờ Luyện từ và câu. Từ đó kiến thức của các em sẽ làm cơ sở cho 
kĩ năng giao tiếp. Học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng 
Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 - Mặt yếu :
 Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 
5 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
lớp 5
nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khi làm các bài tập lồng ghép để 
phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì chất lượng bài làm yếu hơn.
 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, 
không gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì vậy tôi đã sử dụng một số 
biện pháp giúp các em học sinh biết cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 
trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 - Hiểu lý thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa một cách chắc chắn.
 - Vận dụng vào các bài tập để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
 - Từ vốn từ vựng mà học sinh đã tích lũy được trong môn Tiếng Việt, các 
 em vận dụng vào nói, viết văn, biết trình bày một vấn đề gãy gọn, chính xác, 
 mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Rèn luyện kiến thức và kĩ năng tìm hiểu về nghĩa của từ thông qua cách 
giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi với cuộc sống.
 - Gợi vấn đề cần giải quyết, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. 
Giáo viên tạo tình huống có vấn đề như một câu hỏi lửng, giúp học sinh cảm 
nhận được vấn đề trong tình huống đó. Sau đó chính giáo viên đưa ra các vấn đề 
trình bày và giải quyết vấn đề, học sinh theo dõi các tình tiết tiến hành, phát 
triển và giải quyết vấn đề.
 - Rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, biết dùng vốn từ của mình để giải 
nghĩa từ chính xác. Trên cơ sở đó, phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
 - Hướng dẫn học sinh làm sổ tích lũy môn Tiếng Việt
 - Thi viết đoạn văn hay theo chủ đề, trong đó có sử dụng từ đồng âm, từ 
nhiều nghĩa.
 - Coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 
 a. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
 + Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về 
nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51)
 Ví dụ: 
 bò trong kiến bò: chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền 
bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
 bò trong trâu bò: chỉ loài động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có 
màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa...
 đầm trong đầm sen: chỉ vùng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước.
 Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 
7 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm,từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
lớp 5
tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính 
chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động 
khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó. 
 Ví dụ: Chín: (1) chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát 
triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
 (2) Chỉ quá trình vận động, quá trinh rèn luyện từ đó, khi đạt đến 
sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã 
chín)
 (3) Sự thay đổi màu sắc nước da (ngượng chín cả mặt )
 (4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm (cam chín)
 Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải, miêu 
tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa
 Đối với học sinh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững 
các thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học 
sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác 
định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ 
đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các 
nghĩa của từ nhiều nghĩa.
 b. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên 
tổ chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp 
học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những 
kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo giáo viên tổng hợp 
kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là học sinh khá - giỏi, giáo 
viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các 
em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Sang phần luyện tập, tiếp tục tổ chức các 
hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Trong 
quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên cần sử dụng 
đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt 
nghĩa của từ.
 Ví dụ:
 Giáo viên : Võ Thị Kim Yến - Đơn vị : Trường TH Trần Phú 
9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_phan_biet_tu_dong_am_va.doc