Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 nâng cao năng lực giải toán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 nâng cao năng lực giải toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 nâng cao năng lực giải toán
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 5 nâng cao năng lực giải toán. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 5 3. Tác giả: Họ và tên: Lương Thị Dung nữ Ngày/ tháng/ năm sinh: 20/ 12/ 1974 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn – Hải Dương. Điện thoại: 01299185956 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh Xã: Lê Ninh – Huyện : Kinh Môn – Tỉnh: Hải Dương Điện thoại: 03203823181 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5A trường Tiểu học Lê Ninh 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 5, đặc biệt phần nội dung các bài toán có lời văn; có lòng nhiệt tình, say mê giảng dạy. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2014 - 2015 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Lương Thị Dung 1 lớp 5A trong trường, là lớp tôi trực tiếp giảng dạy ngay từ đầu năm học 2014- 2015. Nội dung sáng kiến của tôi có đề cập đến nội dung dạy học phần giải toán có lời văn trong chương trình lớp 5; thực trạng của việc dạy và học giải toán của học sinh lớp 5 hiện nay, từ đó đi tìm hiểu những nội dung đổi mới trong quá trình dạy học. Đặc biệt trong bản sáng kiến tôi đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 5. Những giải pháp tôi đưa ra có thể áp dụng trong tất cả các tiết học và đã có hiệu quả rõ rệt. Học sinh đã từng bước biết tự phân tích, tóm tắt đề toán từ đó lập được kế hoạch giải và biết trình bày lời giải bài toán. Ngoài ra một số học sinh đã biết tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán và biết lựa chọn cách giải ngắn gọn, hiệu quả nhất. Qua việc áp dụng dạy thực nghiệm trên lớp, tôi nhận thấy rằng các giải pháp mà sáng kiến đưa ra đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực giải toán cho học sinh. Những giải pháp này không chỉ áp dụng đối với học sinh lớp 5 mà ngay ở các lớp dưới giáo viên cũng có thể áp dụng khi dạy giải toán cho học sinh. 3 đáng kể, nó có hầu hết trong các tiết học toán. 1.2. Tình hình thực tiễn việc dạy, học giải toán của học sinh lớp 5 Đến lớp 5 các em tiếp tục được học giải toán nhằm củng cố, ôn tập các kĩ năng giải toán đã học ở các lớp dưới đồng thời trang bị cho các em một số dạng toán mới về tỉ số phần trăm, toán chuyển động và một số bài toán có nội dung hình học. Mặc dù toán có lời văn có tầm quan trọng và được dạy ngay từ các lớp đầu cấp, song thực chất trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi nhận thấy toán có lời văn vẫn là một vấn đề khó đối với học sinh. Hầu như các em ngại thực hiện các bài toán có lời văn thậm chí khi gặp các bài toán có lời văn các em chưa đọc đề đã cho là khó. Đa số các em chưa biết cách phân tích đề bài toán để tìm cách giải. Các em chỉ có thể giải thành thạo các bài toán áp dụng các công thức đơn thuần. Có những em tìm ra cách giải song lại lúng túng khi trình bày bài. Đặc biệt có những bài toán gắn với nội dung thực tế các em còn trông chờ nhiều vào sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. Mặt khác trình độ HS trong mỗi lớp của từng địa phương là không đồng đều dẫn đến sự tiếp thu kiến thức ở mỗi HS là không giống nhau nên hiệu quả dạy giải toán có lời văn chưa cao. Xuất phát từ những lí do trên nên trong quá trình dạy học tôi đã chọn nghiên cứu và viết kinh nghiệm: " Giúp học sinh lớp 5 nâng cao năng lực giải toán.” 2. Cơ sở lí luận của vấn đề 2.1. Lí luận chung Trong môn Toán lớp 5, nội dung giải toán có lời văn được sắp xếp hợp lí đan xen phù hợp với quá trình học các mạch số học, các yếu tố hình học, đại lượng và đo đại lượng. Toán có lời văn lớp 5 được xây dựng theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán( phân tích đề toán, tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày lời giải); giúp học sinh có khả năng diễn đạt khi muốn nêu tình huống trong bài toán, trình bày được cách giải bài toán và biết viết câu trả lời cùng phép tính giải 5 3. Thực trạng của vấn đề 3.1. Nội dung phần dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 3.1.1. Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 Việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 nhằm đáp ứng các mục tiêu sau: - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 4 bước tính về: + Một số dạng toán về quan hệ tỉ lệ. + Các bài toán về tỉ số phần trăm. + Các bài toán có nội dung hình học. + Bài toán về chuyển động đều. - Tăng cường nội dung dạy học phương "pháp giải" toán: khi giải mỗi bài toán có lời văn HS phải biết: + Phân tích đề. + Tìm ra cách giải + Trình bày bài giải - Tăng cường khả năng diễn đạt của HS khi giải bài toán có lời văn: + Diễn đạt bằng lời khi trao đổi, thảo luận. + Trình bày miệng bài giải. + Viết bài giải vào vở, trên bảng lớp. 3.1.2. Nội dung cụ thể - Hệ thống các bài toán có lời văn trong toán 5 bao gồm: Các bài toán đơn, các bài toán hợp về mối quan hệ số học; về ý nghĩa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, phân số và số thập phân. - Nội dung các bài toán có tính cập nhật, gắn với đời sống xung quanh của trẻ, gắn với các tình huống cần giải quyết trong thực tế: + Các bài toán về quan hệ tỉ lệ gắn với mức tăng dân số, mức thu nhập hàng tháng của gia đình, liên quan đến gia đình nhiều con, ít con.( VD: Bài 3 trang 19; Bài 2 trang 21) + Các bài toán có nội dung hình học thường liên quan đến tính diện tích ruộng đất, tính thể tích với các tình huống có thực trong thực tế cuộc sống. 7 Do đó các bài toán về tỉ số phần trăm trong toán 5 được xây dựng theo 3 dạng bài toán cơ bản: + Bài toán 1: Tìm tỉ số phần trăm của 2 số a và b. + Bài toán 2: Tìm giá trị phần trăm của một số. + Bài toán 3: Tìm một số biết một số phần trăm của nó. - Khái niệm "tỉ số phần trăm"liên quan đến khái niệm tỉ số của 2 số. Tỉ số của 2 số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai. Thương đó thường là số thập phân. Như vậy học xong số thập phân và phép chia với số thập phân thì mới hình thành đầy đủ khái niệm về " tỉ số phần trăm". Chẳng hạn: 25 % được hiểu là thương của và 100, được viết là 25 : 100 = 25 = 25 % 100 - Kĩ thuật tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số và các bài toán liên quan đều dùng đến kĩ thuật nhân chia với số thập phân. Chẳng hạn tìm tỉ số phần trăm của 2,8 và 80 2,8 :80 = 0,035 = 3,5 % * Một số lưu ý về cách trình bày lời giải: + Bài toán 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số VD: Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. Cách trình bày lời giải gồm 2 bước: Bước 1: Tìm thương của 315 và 600 315 : 600 = 0, 525 Bước 2: Chuyển tỉ số 0, 525 thành tỉ số phần trăm 0, 525 = 52,5% + Bài toán 2: Tìm giá trị phần trăm của một số VD: Trường tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh; trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5 %. Tìm số học sinh nữ? Bước 1: Tìm 1 % số học sinh toàn trường 600 : 100 = 6 ( học sinh ) 9 VD: Một ô tô đi quãng đường dài 120 km hết 3 giờ. Tìm vận tốc của ô tô. Bài giải Vận tốc của ô tô là 120 : 3 = 40 ( km/giờ ) Đáp số: 40 km/giờ + Bài toán 2: Biết vận tốc (v ); thời gian ( t ). Tìm quãng đường ( s ). s = v x t VD: Một ô tô đi ttrong 3 giờ với vận tốc 40 km/giờ.Tính quãng đường đi được của ô tô. Bài giải Quãng đường ô tô đi được là 40 x 3 = 120 ( km ) Đáp số: 120 km + Bài toán 3: Biết vận tốc ( v ) và quãng đường ( s ). Tìm thời gian ( t ) t = s : v VD: Một ô tô đi được quãng đường 120 km với vận tốc 40 km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó. Bài giải Thời gian ô tô đi là 120 : 40 = 3 ( giờ ) Đáp số: 3 giờ - Trong toán 5 cũng giới thiệu 2 bài toán về chuyển động của 2 vật ( 2 động tử ): * Hai động tử chuyển động ngược chiều VD: Quãng đường AB dài 180 km. Cùng một lúc, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ và một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô gặp xe máy? 11 Bài giải Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là: 54 - 36 = 18 ( km ) Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là: 9 : 18 = 0,5 (giờ) Đáp số : 0,5 giờ Từ ví dụ trên rút ra nhận xét: Nếu gọi s là quãng đường AB; v1 là vận tốc ô tô, v 2 là vận tốc của xe máy, t là thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy thì ta có: t = s v1 v2 ( Thời gian để hai động tử chuyển động cùng chiều khởi hành cùng một lúc và đuổi kịp nhau bằng quãng đường( khoảng cách giữa hai động tử) chia cho hiệu vận tốc của hai động tử đó). 3.3. Điều tra thực trạng của việc dạy và học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 Thông qua quá trình dự giờ thăm lớp và trao đổi với bè bạn đồng nghiệp, qua thực tế giảng dạy trong nhà trường tôi nhận thấy việc dạy giải toán có lời văn ở nhà trường Tiểu học hiện nay đã có niều tiến bộ : + Giáo viên đã coi trọng nội dung giải toán. + Giáo viên đã áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy học giải toán. + Giáo viên đã chú ý rèn kĩ năng trình bày cho học sinh. + Phong trào học tập nội dung giải toán được nâng cao: thi giải toán chuyên san toán tuổi thơ,câu lạc bộ toán học Tuy nhiên việc dạy và học cũng còn bộc lộ một số yếu kém như: + Dạy chưa sát mục tiêu do chưa nắm vững mục tiêu cụ thể của từng khối lớp đối với môn học nên đôi lúc giáo viên còn giảng lại những kiến thức mà các em đã được học ở lớp dưới. + Giờ học còn nặng nề, kém hiệu quả do giáo viên còn lúng túng khi vận dụng các phương pháp dạy học mới. + Cách dạy còn mang nặng “ Bình quân chủ nghĩa” do giáo viên chưa 13 . Bài toán hỏi gì ? Bước 2: Hướng dẫn lập kế hoạch giải + Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý. + Học sinh trả lời các câu hỏi để tìm ra cách giải. Bước 3: Trình bày lời giải + Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh các bước trình bày. + 1 HS lên bảng trình bày lời giải Bước 4: Tổ chức chữa bài + Học sinh nhận xét bài của bạn. + Giáo viên kết luận. Với cách làm như vậy, học sinh giải được bài toán dưới sự hướng dẫn, trợ giúp đắc lực của giáo viên. Thông thường học sinh trong cả lớp được giáo viên hướng dẫn chung và cùng tìm ra lời giải. Như vậy dẫn đến tình trạng học sinh thụ động, lười suy nghĩ, trông chờ vào giáo viên, nếu không có sự can thiệp của giáo viên thì học sinh khó có thể độc lập tìm ra lời giải. Do đó năng lực giải toán của học sinh có nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực trạng của vấn đề giải toán ở lớp 5 mà tôi đã trình bày ở trên, tôi đã đi tìm hiểu cách đổi mới phương pháp dạy học và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 5 4. Các biện pháp, giải pháp thực hiện 4.1. Tìm hiểu nội dung đổi mới trong quá trình dạy học 4.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học được xem là yếu tố trung tâm của quá trình dạy học. - Phương pháp dạy học đổi mới là phương pháp dạy học mà trong đó hoạt động của người học được đề cao, người học là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy học. Người dạy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Nhờ thực hiện các hoạt động học tập, dựa trên vốn hiểu biết, vốn sống, học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, vận dụng các tri thức đó để thực hành, để hình thành các kĩ năng, kĩ xảo. 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_nang_cao_nang_luc.doc