Sáng kiến kinh nghiệm Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Lớp 5
Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người. Là cơ sở ban đầu rất quan trọng cùng với các môn khác trong giáo dục môn Toán có một vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức môn Toán trong trường tiểu học là nền tảng và có ứng dụng đầu tiên trong cuộc sống hàng ngày. Môn Toán là một môn học rất cần thiết cho con người lao động ở mọi nơi, mọi lúc. Môn Toán cần thiết để học tốt các môn khác và học tiếp lên các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết về mối quan hệ số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống. Môn Toán đã góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tính chính xác tuyệt đối. Nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người lao động mới, con người làm việc có kế hoạch, nền nếp tác phong trong khoa học. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đức, có tài, có sức khoẻ và thẩm mỹ. Con người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết toàn dân. Vị trí và tầm quan trọng của môn Toán ở mỗi lớp, mỗi cấp có nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt là giai đoạn cuối cấp Tiểu học, Toán 5 vừa có nhiệm vụ hoàn thành yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học cho học sinh, vừa tạo cơ sở cho học sinh có thể tiếp tục học lên trung học, vừa chuẩn bị kiến thức kỹ năng cần thiết để các em có thể bước vào cuộc sống lao động. Do đó việc dạy và học môn Toán vừa phải quan tâm đến khái quát hoá nội dung học tập vừa phải đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đời thường để học sinh dễ dàng thích nghi khi bước vào cuộc sống. Ta thấy ở lớp 5 gần cuối cấp Tiểu học giai đoạn này môn Toán có một vị trí đặc biệt, nó củng cố kỹ năng giải toán hợp, các bài toán có lời văn. Nội dung môn Toán rất thực tế với cuộc sống đời thường, gần gũi với đời sống của các em. Học sinh phải biết đọc và tìm hiểu kỹ nội dung bài toán, hiểu biết được các thuật ngữ quan trọng trong toán học, biết diễn đạt bài toán một cách dễ hiểu nhất, biết chỉ rõ tình huống toán học. Trên cơ sở đó học sinh biết nhận dạng toán, cách giải và biết trình bày bài giải của mình một cách tốt nhất. Nội dung dạy học toán có lời văn đặc biệt là bài toán về tỉ số phần trăm ở tiểu học hết sức quan trọng. Bài toán về tỉ số phần trăm vừa là môi trường cho các em thực hành các kĩ năng tính toán vừa giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống giúp các em có thể tự giải quyết các tình huống trong đời sống thực của các em đây cũng chính là mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên việc Giáo viên: Phạm Văn Đại Trường Tiểu học Yên Lâm 1 Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Việc giải toán là một trong các thước đo năng lực của học sinh, thông qua việc giải toán mà năng lực toán học của các em được bộc lộ. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở khối 5, tôi thấy các em tiếp thu dạng Toán về tỉ số phần trăm còn nhiều hạn chế cụ thể như sau: 2.1. Việc nắm bắt các kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm của các em còn chưa sâu. Đôi khi còn hay lẫn lộn một cách đáng tiếc. Chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa tỷ số và tỷ số phần trăm, trong quá trình thực hiện phép tình còn hay nhầm lẫn, chưa hiểu ý nghĩa của phép tính. 2.2. Việc vận dụng các kiến thức cơ bản vào thực hành còn gặp nhiều hạn chế, các em hay bắt chước các bài thầy giáo hướng dẫn mẫu để thực hiện yêu cầu của bài sau nên dẫn đến nhiều sai lầm cơ bản. Cụ thể như sau: Khi trình bày phép tính tìm tỷ số phần trăm của 2 số học sinh thực hiện quy tắc còn nhầm lẫn dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học. Ví dụ : Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm học sinh cả lớp ? (Bài 3 - trang 75 - sách Toán 5.) Học sinh thường giải như sau: Số học sinh nữ chiếm số phần trăm học sinh cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 100 = 52% Đáp số: 52% 2.3. Đối với dạng bài “Tìm giá trị một số phần trăm của một số” và dạng bài “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó” học sinh chưa hiểu được bản chất của tỷ số phần trăm, dẫn đến việc lựa chọn phép tính sai ý nghĩa toán học. Ví dụ: Một người bán 120 kg gạo, trong đó có 35% là gạo nếp. Hỏi người đó bán bao nhiêu kg gạo nếp? (Bài 2, trang 77 - Sách giáo khoa Toán) Học sinh thường làm như sau: 1% số gạo đã bán là: 120 : 100% = 1,2 (kg) Số gạo nếp đã bán là: 1,2 x 35 = 42 (kg) Đáp số : 42 kg gạo nếp. 2.4. Khi giải các bài toán về tỷ số phần trăm do không hiểu rõ quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán nên các em thường mắc sai lầm . Giáo viên: Phạm Văn Đại Trường Tiểu học Yên Lâm 3 Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Bài 3: Tìm một số biết: 2 a. của nó bằng 24. 3 7 3 2 b. của nó bằng 35 c. của nó bằng 5 4 3 - Đối với bài tập 1 sau khi học sinh đã hoàn thiện giáo viên có thể hỏi thêm để học sinh nêu tỉ số của số cây bạch đàn và cây xoan để học sinh có sự tư duy về chiều sâu từ đó mà hiểu bản chất về tỉ số. - Đối với bài toán 2 và 3 sau khi học sinh làm giáo viên nên lưu ý học sinh “tìm phân số của một phân số cũng giống như cách tìm phân số của một số tự nhiên”, “tìm một số khi biết phân số của nó là một phân số cũng giống như cách tìm một số khi biết phân số của nó là số tự nhiên” cả hai dạng bài này đều hướng học sinh làm dưới dạng hai cách khác nhau. 1 Bài 2c: Tìm 2 của m2. 3 2 2 1 1 2 1 Cách 1: của m2 là : (m2) 3 2 2 3 3 2 1 1 1 Cách 2: của m2 là : :3 2 = (m2) 3 2 2 3 3 2 Bài 3c: Tìm một số biết : của nó bằng . 4 3 2 3 8 Cách 1: Số đó là: : = 3 4 9 2 8 Cách 2: Số đó là: :3 4 3 9 - Để giúp các em nắm tốt các dạng cơ bản trên sau khi học sinh đã hoàn chỉnh các dạng toán trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá, giỏi đặt đề bài tương tự, việc các em ra được đề bài tương tự chứng tỏ các em đã hiểu được bản chất của bài toán. 3.2.2. Phương pháp giải 3 dạng bài Toán cơ bản về tỉ số phần trăm và một số lưu ý khi tiến hành dạy học 3 dạng bài này. a. Dạng bài “Tìm tỉ số phần trăm của hai số”. Ví dụ : Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó ? (Bài tập 3 trang 75 sách toán 5) * Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán Gọi một số học sinh đọc đề toán, cả lớp đọc thầm theo, giáo viên nêu một số câu hỏi gợi ý: Giáo viên: Phạm Văn Đại Trường Tiểu học Yên Lâm 5 Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5 % Giáo viên phân tích cho học sinh thấy bước 0,525 x 100 : 100 tức là: 0,525 x 100 (và 100 viết thành 100% ) 100 100 Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh viết gọn lại cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 là: 315 : 600 x 100% = 52,5 % Từ đó, khá nhiều học sinh áp dụng cách viết như trên để tìm tỉ số phần trăm của hai số trong khi làm dạng bài này. b. Dạng bài “Tìm giá trị một số phần trăm của một số.” - Với dạng bài này thực chất cũng chính là tìm phân số của một số, khi dạy học sinh dạng bài này để học sinh nắm chắc được cách giải giáo viên nên cho học sinh linh hoạt trong việc viết tỉ số phần trăm dưới dạng phân số và ngược lại. - Hoặc cũng có thể coi kiểu bài toán này như là một dạng toán về quan hệ tỉ lệ. Trên cơ sở đó có thể tóm tắt bài toán như một bài toán về quan hệ tỉ lệ với hai cách giải đặc trưng tương đương với hai cách ghi phép tính trong sách giáo khoa Toán 5. Ví dụ: Một người bán 120 kg gạo, trong đó có 35 % là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu ki lô gam gạo nếp? (bài tập 2 trang 77 sách Toán 5) * Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài: Sau khi học sinh đọc kĩ bài toán, xác định được điều kiện bài toán đã cho biết và yêu cần tìm, giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi: Bài toán cho biết “ 35% là số gạo nếp” nói lên điều gì? (Tức là tổng số gạo mà người đó bán được chia làm 100 phần bằng nhau thì số gạo nếp chiếm 35 phần như thế) * Hướng dẫn tóm tắt đề toán: Với dạng bài toán này, để tránh sai lầm trong cách giải đã đề cập ở phần thực trạng trên giáo viên cần tổ chức cho các em thảo luận nhóm để tóm tắt bài toán, thông thường các em sẽ tóm tắt như sau: 100% tổng số gạo : 120 kg 35% tổng số gạo : kg ? Mặc dù cách tóm tắt như trên đã thể hiện được nội dung và yêu cầu của bài Giáo viên: Phạm Văn Đại Trường Tiểu học Yên Lâm 7 Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Một thư viện có 6000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm số sách của thư viện tăng thêm 20% (so với số sách của năm trước). Hỏi sau 2 năm thư viện đó có tất cả bao nhiêu quyển sách. Học sinh thường làm như sau: Sau 2 năm thư viện tăng số phần trăm sách là: 20% 2 = 40% Sau 2 năm thư viện đó có số sách là: 6000 + 6000 : 100 40 = 8400 (cuốn). Như vậy là học sinh đã cho rằng 20% số sách năm nay bằng 20% số sách năm sau. Để giải quyết tình huống trên giáo viên nên cho học sinh so sánh số sách năm nay với số sách năm trước, để học sinh thấy được số sách mỗi năm là khác nhau từ đó học sinh sẽ thấy cái sai trong cách tính trên từ đó mà có cách tính số sách của thư viện cho từng năm cụ thể. Hoặc giáo viên cũng có thể gợi cho học sinh từ giải thiết “cứ sau mỗi năm số sách của thư viện lại được tăng thêm 20% như vậy số sách của năm sau so với năm trước bằng bao nhiêu phần trăm (120%) từ đó học sinh có cách giải ngắn gọn hơn. Chẳng hạn: Số sách của năm sau so với năm trước chiếm số phần trăm là: 100% + 20% = 120% Sau năm thứ nhất thư viện có số sách là: 6000 : 100 120 = 7200 (quyển) Sau năm thứ hai thư viện có số sách là: 7200 : 100 120 = 8640 (quyển) - Giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh một số thuật ngữ như “tiền mua, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, giá vốn, giá bán” và mối quan hệ giữa các thuật ngữ này. Vì đây là những thuật ngữ học sinh ít được tiếp xúc vì vậy khi gặp chúng trong bài toán về tỉ số phần trăm các em rất bỡ ngỡ do vậy thường khó khăn khi giải bài toán. Ví dụ: Bài 4 – SGK Toán 5 (trang 176). Một cửa hàng bán hoa quả (trái cây) thu được 1 800 000 đồng. Tính ra số tiền lãi bằng 20% số tiền mua. Hỏi tiền vốn để mua số hoa quả là bao nhiêu đồng ? Giáo viên: Phạm Văn Đại Trường Tiểu học Yên Lâm 9 Giải bài toán về tỉ số phần trăm ở Tiểu học Sau khi các nhóm trình bày , giáo viên hướng dẫn tóm tắt như sau: 92% học sinh toàn trường : 552 em 100% học sinh toàn trường : . em ? * Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp giải toán Học sinh nhìn vào tóm tắt của bài toán sẽ dễ dàng nêu đượccác bước giải của bài toán: Giải 1% số học sinh của trường Vạn Thịnh là: Đây chính là bước rút về đơn 552 : 92 = 6 (học sinh) vị trong bài toán tỉ lệ. Số học sinh của trường Vạn Thịnh là: 6 x 100 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh Học sinh khá , giỏi có thể làm: Số học sinh của trường Vạn Thịnh là: 552 : 92 x 100 = 600 (học sinh) Rút về đơn vị Đàm thoại: - Muốn tìm một số biết 92% của nó là 552, ta phải làm thế nào? (học sinh nhắc lại nội dung này) 2.3. Một số bài toán nâng cao về tỉ số phần trăm. - Bên cạnh những bài toán cơ bản trên tôi xin giới thiệu một số bài toán phần trăm để các bạn tham khảo khi bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc hướng dẫn học sinh giải Violympic Toán. Bài 1: So với năm học trước số học sinh dự thi học sinh giỏi tỉnh năm học này giảm 20%. Hỏi so với năm học này, số học sinh dự thi học sinh giỏi tỉnh năm học trước giảm đi bao nhiêu phần trăm? Với bài toán kiểu này số học sinh giỏi cụ thể hàng năm đề bài không cho biết do vậy ta cần biểu thị số học sinh giỏi của mỗi năm qua số phần bằng nhau từ đó ta đi đến cách giải. Giải Coi số học sinh giỏi tỉnh năm học trước là 100 phần bằng nhau thì số học sinh giỏi tỉnh năm học này ứng với 80 phần bằng nhau như thế. Giáo viên: Phạm Văn Đại Trường Tiểu học Yên Lâm 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_bai_toan_ve_ti_so_phan_tram_o_tie.doc