Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh Lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau

doc 16 trang thanh 12/11/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh Lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh Lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh Lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. 1. Lí do chọn đề tài
 Con người muốn tư duy cần phải có ngôn ngữ, vốn từ không đầy đủ khiến 
con người không thể sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ 
ngữ ở cho học sinh tiểu học nhằm cung cấp vốn từ cho học sinh làm phương tiện 
giao tiếp. Vốn từ của các em càng giàu bao nhiêu thì khả năng sử dụng từ càng lớn 
và hoạt động giao tiếp càng chính xác bấy nhiêu. Vì vậy, việc cung cấp, mở rộng 
vốn từ nói chung cũng như từ đồng nghĩa nói riêng cho học sinh giữ vai trò chủ 
đạo trong quá trình hình thành các kĩ năng : nghe - nói - đọc - viết. Đó chính là 
nguồn bổ sung phong phú vào vốn từ của mỗi ngôn ngữ cả về số lượng lẫn chất 
lượng, trong đó, các từ đồng nghĩa giúp chúng ta thể hiện một cách chính xác, rõ 
ràng điều cần diễn đạt và biểu thị đầy đủ những biểu hiện sinh động, đa dạng của 
các hiện tượng sự vật trong thực tế khách quan.
 Môn Tiếng Việt ở lớp 5 gồm các phân môn : Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, 
Luyện từ và câu, Tập làm văn. Trong đó phân môn Luyện từ và câu chiếm thời 
lượng 2 tiết/ tuần. Nói chung, Luyện từ và câu là kiến thức tương đối khó, đòi hỏi 
người học khả năng tư duy, có vốn từ rộng và sâu. Tuy nhiên, sự không đồng đều 
về kiến thức từ ngữ cũng như cách sử dụng làm cho người học lúng túng, chưa 
phát huy hết được năng lực học tập. Với những em có vốn từ khá sẽ tiếp thu nhanh 
hơn, ngược lại những em có có vốn từ còn chế thì rất ngại học dẫn đến tình trạng 
học yếu.
 Qua nhiều năm dạy học ở vùng có điều kiện khó khăn, tôi nhận thấy vốn từ 
tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, khả năng sử dụng từ đã khó, sử dụng đúng từ 
đồng nghĩa lại càng khó hơn. Bởi vì từ đồng nghĩa ngoài nét nghĩa chung nó còn 
có nét nghĩa riêng biệt. Các từ trong dãy đồng nghĩa thường có thể thay thế được 
cho nhau trong những bối cảnh cụ thể, tránh được tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần 
một đơn vị ngôn ngữ, gây cảm giác dư thừa và nhàm chán. Vì vậy tôi chọn đề tài 
“Dạy học từ đồng nghĩa cho học sinh lớp 5 bằng bối cảnh loại trừ nhau” 
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 1 em có năng lực nhận biết các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và nhanh chóng 
và chính xác.
 Học sinh tiểu học vốn từ còn ít, từ ngữ mà các em được cung cấp ở trường 
học chưa thể đủ so với nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Khả năng sử dụng từ đồng 
nghĩa cũng như vận dụng vào từng hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, 
giúp học sinh tăng vốn từ, hiểu nghĩa từ và sử dụng hiệu quả vốn từ từ là công 
việc, nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. Nhờ đó mà 
vốn từ của học sinh đã được bổ sung cả về số lượng, chất lượng, làm cho tiếng 
Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một 
thứ ngôn ngữ nào khác. 
 II.2. Thực trạng vấn đề
 a.Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi
 - Luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của tập 
thể giáo viên trong trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động như chuyên đề, 
thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm.
 - Được sự chỉ đạo của ngành, nhà trường về việc dạy tăng thời lượng môn 
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các em có thêm được 
vốn từ phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
 Thư viện nhà trường đã có đầy đủ sách và các tài liệu tham khảo phục vụ 
công tác giảng dạy và học tập.
 - Bản thân đã nhiều năm dạy lớp 5 nên cũng đã có một số kinh nghiệm trong 
giảng dạy.
 - Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, mạnh dạn, tự tin trình 
bày những ý kiến của bản thân.
 * Khó khăn
 Trường Tiểu học Y Ngông là một trường đặc biệt khó khăn của huyện 
Krông Ana, hầu hết gia đình học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, trình 
 3 - Đề tài dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về cơ sở vật chất. Một số đồ dùng 
và tài liệu tham khảo có ở thư viện, hỗ trợ phục vụ cho dạy học.
 - Phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện sống của các em, các hoạt động 
được các em học sinh yêu thích.
 * Mặt yếu
 - Để thực hiện đề tài này, giáo viên phải nắm vững tuyến kiến thức về từ 
đồng nghĩa. Hơn nữa, học sinh của lớp đều là người dân tộc thiểu số, vốn từ tiếng 
Việt nói chung cũng như từ đồng nghĩa còn hạn chế, thậm chí một số từ trong dãy 
các em chưa được nghe, chưa được biết nên việc sử dụng gặp rất nhiều khó khăn. 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 - Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp 5 nhiều năm nên có kinh nghiệm trong 
việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. 
Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường cũng như sự đồng 
thuận của đồng nghiệp nên đề tài thực hiện có hiệu quả.
 - Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình các em còn 
gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con 
em mình và cho rằng giáo dục học sinh là nhiệm vụ của nhà trường. Điều này ảnh 
hưởng không nhỏ tới việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục các em.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Trường Tiểu học Y Ngông là trường vùng sâu, vùng xa của huyện Krông 
Ana. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đa số nên vốn tiếng Việt còn hạn chế. 
Hầu hết gia đình các em thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Một số em thường 
nghỉ học để phụ giúp gia đình lao động. Đi học không chuyên cần làm cho các em 
bị hổng kiến thức các môn học nói chung cũng như môn Tiếng Việt nói riêng. Đây 
cũng chính là nguyên nhân khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu và sử 
dụng vốn từ.
 5 giống nhau.” Theo đó, từ đồng nghĩa được phân chia làm hai loại : đồng nghĩa 
hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
 * Từ đồng nghĩa hoàn toàn : là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau và 
có thể thay thế cho nhau.
 Ví dụ : cha - thầy - bố - tía - ba; chết - hi sinh - qua đời - mất - từ trần; phụ 
nữ - đàn bà; hổ - cọp - hùm; tàu hỏa - xe lửa; heo - lợn,...
 Mục đích của việc phân loại từ đồng nghĩa là giúp học sinh biết được các từ 
đồng nghĩa hoàn toàn đều nói và chỉ một đối tượng, một sự vật nào đó mà bản chất 
sự vật hiện tượng đó không thay đổi, nó chỉ khác nhau ở tên gọi, ở lĩnh vực giao 
tiếp hay về phạm vi sử dụng mà thôi. Nói cách khác, từ đồng nghĩa hoàn toàn là từ 
gọi tên cho cùng một đối tượng, sự vật.
 Ví dụ : Tìm các từ đồng nghĩa với từ mẹ.
 Để học sinh tìm được các từ đồng nghĩa với từ mẹ, giáo viên hướng dẫn các 
em như sau : Từ mẹ dùng để chỉ người phụ nữ đã sinh ra mình, vậy ngoài từ này, ta 
còn những từ nào cũng chỉ người mẹ nhưng được gọi với tên khác ? Qua những 
câu hỏi gợi mở, giáo viên đã giúp các em tìm được các từ đồng nghĩa với từ mẹ là - 
má - u - bu - bầm - mạ,...
 * Từ đồng nghĩa không hoàn toàn : là những từ chỉ giống nhau ở một hoặc 
một vài nét nghĩa nào đó.
 Ví dụ : To - khổng lồ - lớn - bự,; ác - dữ - độc ác - hiểm độc - ác nghiệt.
 Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, giáo viên hướng dẫn các em tìm 
thêm các từ với từ đồng nghĩa cho trước và giải nghĩa từng từ trong dãy để sử dụng 
chúng vào từng hoàn cảnh cụ thể cho hợp lí.
 Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa với từ biếu.
 Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ biếu. (chuyển cái gì 
thuộc sở hữu của mình thành của người khác mà không đổi lấy thứ gì). Sau khi 
giải nghĩa được từ biếu, các em sẽ tìm các từ khác nhau có cùng chung nét nghĩa 
với nó là các từ: tặng - dâng - hiến - cho - trao.
 7 Với dạng bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định từ trung tâm của 
mỗi nhóm là xanh, trắng, đỏ, đen. Từ đó các em tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ 
trung tâm, cụ thể :
 Từ trung tâm Các từ đồng nghĩa
 Xanh Xanh biếc, xanh rì, xanh đen, xanh ngọc,...
 Trắng Trắng tinh, trắng muốt, trắng phau, trắng ngần,...
 Đỏ Đỏ tía, đỏ rực, đỏ au, đỏ ửng, ...
 Đen Đen nhẻm, đen sì, đen xạm, đen trũi, đen láy,...
 Để giúp học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, giáo viên có thể hướng dẫn 
học sinh tóm tắt khái niệm, phân loại và thiết lập dãy từ đồng nghĩa qua sơ đồ dưới 
đây.
 Từ đồng nghĩa
 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau 
 hoặc gần giống nhau
 Đồng nghĩa hoàn toàn :là những từ Đồng nghĩa không hoàn toàn : là 
 có nghĩa giống nhau những từ có nghĩa gần giống nhau 
 Ví dụ : . Ví dụ : 
 b.2. Thiết lập bối cảnh loại trừ nhau
 Sau khi phân loại, thiết lập được các từ đồng nghĩa, vốn từ của các em đã được 
bổ sung, giáo viên hướng dẫn cách sử dụng các từ đó sao cho phù hợp với từng 
trường hợp cụ thể.
 b.2.1 Đối với dãy từ đồng nghĩa hoàn toàn
 Việc sử dụng từ đồng nghĩa hoàn toàn chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng, 
sắc thái ngữ nghĩa, sắc thái phong cách, .... và những từ trong dãy đồng nghĩa này 
có thể thay thế cho nhau.
 * Về phạm vi sử dụng
 Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau ( TV5 Tập 1 -Trang 22)
 9 Như trên đã nói, từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ tương đồng về 
nghĩa nhưng có sự khác nhau về một vài sắc thái nào đó. Do đó, để giúp học sinh 
sử dụng chúng một cách chính xác thì giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước 
sau :
 * Hướng dẫn tìm nét nghĩa của các từ trong dãy. Bởi vì các từ đồng nghĩa 
không hoàn toàn ngoài nét nghĩa chung, chúng còn nét nghĩa riêng của từng từ 
trong dãy. Vì vậy cần giải nghĩa của các từ đó, việc tìm ra nét nghĩa chung, nét 
nghĩa riêng sẽ giúp học sinh sẽ lựa chọn và sử dụng chúng một cách chính xác.
 * Hướng dẫn chọn từ để sử dụng. Vì nghĩa của từ sẽ thể hiện trong lời nói, 
do đó phải đưa từ vào ngữ cảnh cụ thể.
 Ví dụ : Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: xách, 
đeo, khiêng, kẹp, vác (TV5 Tập 1 -Trang 32) 
 Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn 
Lệ chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà
 túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai một thùng giấy đựng nước uống và đồ 
ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở thứ đồ lỉnh khỉnh nhất là lều trại. 
Bạn PhượngTrước bé hết, nhỏ giáo nhất viên thì hướng trong dẫn nách học mấy sinh tờ tìmbáo nétNhi nghĩa đồng cười, chung, đến nét chỗ nghĩa nghỉ là 
giởriêng ra củađọc cácngay từ cho xách, cả đeo,nhóm khiêng, nghe. kẹp, vác
 + Nghĩa chung của các từ trong dãy : Cách thức di chuyển một đồ vật nào đó 
từ nơi này đến nơi khác.
 + Nghĩa riêng của từng từ : Để học sinh dễ dàng trong việc tìm nét nghĩa 
riêng, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa dưới đây để giải 
nghĩa từ.
 11 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình cũng như những kiến thức 
về từ đồng nghĩa, lựa chọn các hình thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học 
sinh, bảo đảm tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia và tiếp thu được nội dung cơ 
bản của bài học.
 - Khi thực hiện giải pháp, biện pháp này, trước hết học sinh phải có vốn từ 
tiếng Việt nhất định và có sự hiểu biết về từ đồng nghĩa nói riêng cũng như vốn từ 
tiếng Việt nói chung.
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 - Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với 
nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là hướng học sinh vào quá trình học tập.
 - Sử dụng bối cảnh loại trừ nhau trong dạy học từ đồng nghĩa theo hướng 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được cung cấp 
một lượng lớn vốn từ nói chung cũng như từ đồng nghĩa nói riêng và sử dụng đúng 
trong trường hợp cụ thể. 
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Qua quá trình thực hiện đề tài thì chất lượng học sinh trong lớp cũng như 
trong khối 5 được nâng lên rõ rệt.
 Năm học 2013 -2014, kết quả khảo nghiệm lớp 5C như sau :
 Số HS Tìm được các từ đồng nghĩa Sử dụng phù hợp từ đồng 
 18 với từ trung tâm nghĩa
 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 Đầu năm
 13 5 11 7
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tu_dong_nghia_cho_hoc_sinh_lop.doc