Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Tiếng Việt Lớp 5 với một số trò chơi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Tiếng Việt Lớp 5 với một số trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Tiếng Việt Lớp 5 với một số trò chơi
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi MỤC LỤC TÊN NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI 3 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4 PHẦN NỘI DUNG 5 I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 5 1. Thực trạng chung của nhà trường : 2. Thực trạng của lớp dạy : 3. Cơ sở lí luận và thực tiễn II. GIẢI PHÁP 8 1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt 2. Quy trình tổ chức trò chơi 3. Thiết kế trò chơi học tập 4. Sử dụng trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5. 5. Giới thiệu một số trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 III. KẾT QUẢ 25 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 I. KẾT LUẬN: 27 II. KIẾN NGHỊ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 1 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. - Trò chơi phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. - Trò chơi phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Ngoài ra, trong năm học này, được tiếp cận, tập huấn các chuyên đề CCM của tổ chức Oxfam phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh. Mong muốn ý tưởng trên ngày càng hoàn thiện, giúp ích cho học sinh nên tôi chọn đề tài: “Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi” II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Có thể hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...sự hiểu biết giữa các thành viên trong xã hội. Người ta thường giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Học sinh cũng vậy, ngôn ngữ thường là phương tiện duy nhất trong các buổi học trên lớp (nghe, đọc nói, viết). Trong quá trình dạy học, theo chương trình SGK trọng tâm là trang bị cho học sinh các kĩ năng Tiếng Việt dưới các hình thức Luyện tập, làm bài tập, Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 3 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 1. Thực trạng chung của nhà trường : Những năm học vừa qua, theo chương trình đổi mới SGK, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt, việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng gượng ép, miễn cưỡng. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy: Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi học Tiếng Việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng. Tình trạng trên là do giáo viên chưa nhận thức được hết tác dụng, vai trò của trò chơi trong giờ học Tiếng Việt. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả. Với mục đích giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi là viêc làm có nhiều ích lợi. 2. Thực trạng của lớp dạy : Năm học 2009 - 2010, tôi được phân công dạy lớp 5A, trường Tiểu học Nguyễn Trãi. Lớp tôi có 26 học sinh trong đó có : 13 em nữ, 13 em nam, học sinh đồng bào dân tộc 17 em, học sinh dân tộc Kinh là 9 em nên việc giao tiếp của các em còn hạn chế, không mạnh dạn, thiếu tự tin. Các bài tập đưa ra đều các em khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều sâu. Vốn hiểu biết của các em không được mở rộng. Các em không năng động, không có ham thích học Tiếng Việt. Với mong muốn lớp học của mình hoạt động sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt. Tôi thiết kế các trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đưa vào áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt. 3. Cơ sở lí luận và thực tiễn Trong thực tế khi dạy học Tiếng Việt, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 5 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách sử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội . Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi học tập Tiếng Việt rất cần thiết trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung. Giờ học Luyện từ & câu tại lớp 5A II. GIẢI PHÁP 1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt Dưới đây, tôi sẽ phân tích các vai trò của trò chơi học tập trong việc dạy và học môn tiếng Việt ở các lớp bậc tiểu học để thấy rõ hơn nhận định trên. a. Dạy học với trò chơi thực hiện chức năng luyện tập thực hành. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 7 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi sáng tạo và có lúc phải tỏ ra quyết đoán. Do đó, trò chơi học tập tiếng Việt tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt độc lập sáng tạo cần thiết cho hoạt động học tập và lao động sau này của các em. c. Dạy học với trò chơi kích thích hứng thú nhận thức. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh tự củng cố kiến thức, kĩ thuật, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Như vậy, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học tiếng Việt là một trong những biện pháp tăng cường tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm cảm tình của các em đối với môn học và thầy cô giáo. Học sinh tìm được phương án giải khác nhau cho một trò chơi giúp các em hiểu sâu sắc hơn về những tri thức đã học, có thói quen tìm tòi phương án giải quyết tốt nhất, hay nhất và đơn giản nhất. Và khi đó, các em thể hiện niềm vui, hứng thú với những thành tích mà mình đạt được, thể hiện niềm vui do trò chơi mang lại và cảm thấy vui sướng khi được tham gia vào trò chơi. Từ đó hình thành ở các em tính tích cực, ý thức tự giác trong học tập, bởi vì: “Trong giờ lên lớp nào mà tư duy tích cực được kích thích thì cũng sẽ xuất hiện thái độ tích cực đối với học tập, sẽ hình thành hứng thú nhận thức”. Chính vì thế trò chơi là chiếc cầu nối môn tiếng Việt với thực tiễn, bởi vì thông qua trò chơi các em thấy ứng dụng quan trọng của môn tiếng Việt trong thực tiễn. Và như vậy là đã phát huy được tính tích cực nhận thức của các em. d. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 9 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi Khi đã xác nhận rằng vui chơi là một hoạt động cần thiết của học sinh tiểu học, thì đồng thời cũng cần nhận biết rằng việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, vì trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. 2. Quy trình tổ chức trò chơi Trò chơi học tập môn Tiếng Việt thông qua 5 bước : - Giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến luật chơi. - Tiến hành chơi. - Rút ra kiến thức. - Đánh giá kết luận. 3. Thiết kế trò chơi học tập Để dạy học với trò chơi hiệu quả, giáo viên phải biết thiết kế hoặc sáng tạo một số trò chơi sẵn có để giảng dạy. Trước khi thiết kế cần : - Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp. Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau. - Tiến hành thiết kế trò chơi Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học . Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Một nội dung của bài học có thể tổ tổ chức các trò chơi khác nhau. Ví dụ : Bài tập trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 trang 59 yêu cầu xếp các từ sau thành hai nhóm : một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh. Ta có thể tổ chức các trò chơi sau : Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 11 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi Tranh quyền lật thẻ ( Tiết học lớp5A) a. Một số lưu ý: - Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài học, của bài tập vì nó quyết định việc chọn trò chơi, cách chơi cho phù hợp. - Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phân nhóm chơi hợp lí. Nói chung, cần chọn hình thức nào lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia nhất. - Người giáo viên nên hoạch định trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả của trò chơi . Có thể gồm : - Phương tiện theo nội dung trò chơi :Trang phục, thẻ từ, bảng phụ.. - Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng do đó: Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần gợi ý để học sinh rút ra các nội dung, kĩ năng, thông điệp mà các em đã học được qua trò chơi. - Việc đánh giá tổng kết trò chơi có thể giao cho học sinh tự nhận xét, đánh giá và tổng kết để phát huy tối đa khả năng của các em, giúp học sinh rèn luyện óc suy luận, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp từ đó các em sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn. b. Phân loại trò chơi : Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 13 Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi - Số giấy đủ cho các nhóm để viết câu chim trên cành hót véo von Tiến hành: - Chia nhóm, mỗi nhóm 4- 5 học sinh, phát bộ thẻ từ cho các nhóm. - Nêu cách chơi: Từng nhóm chọn chọn các thẻ từ (không thứ tự) để sắp xếp lại thành câu và viết các câu khác nhau vào giấy (khi viết, nhớ thể hiện đúng cách viết hoa đầu câu và thêm dấu phẩy sau trạng ngữ). - Nhóm nào nhanh, đúng 5 câu là thắng cuộc. Các câu có được là: Trên cành, chim hót véo von . Chim hót trên cành véo von . Trên cành, véo von chim hót . Véo von chim hót trên cành . Chim hót véo von trên cành . Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tieng_viet_lop_5_voi_mot_so_tr.doc