Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

doc 14 trang thanh 05/02/2024 2150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5
 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
 lớp 5.
 Phần 1: Thực trạng đề tài
 Năm học 2017 - 2018, tôi được phân công giảng dạy lớp 5/3 với 30 học 
sinh. Qua hai tháng đầu giảng dạy, tôi thấy tình hình học sinh của lớp khi học 
các tiết Luyện từ và câu về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa còn gặp rất nhiều khó 
khăn như: 
 - Học sinh giải nghĩa từ chưa chính xác, còn lúng túng và lủng củng.
 - Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính.
 - Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa 
hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu.
 - Khả năng tư duy trừu tượng và vốn từ vựng của các em còn hạn chế.
 - Học sinh còn chưa nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 
Chưa phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
 Kết quả kiểm tra bài làm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thu được như sau:
 Giai đoạn TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Giữa HKI 30 5 HS (16,7%) 16 HS (53,3%) 9 HS ( 30%)
 Trước những khó khăn trên, qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã rút ra một số 
kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều 
nghĩa. Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng 
âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5”. 
 Phần 2: Nội dung cần giải quyết
 Để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên cần thực 
hiện tốt các nội dung sau đây:
 1. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
 2. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 3. Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và 
từ nhiều nghĩa.
 4. Tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 5. Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; bài tập 
phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 Phần 3: Biện pháp giải quyết
 1. Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
 Giáo viên cần coi trọng việc dạy các tiết học về từ đồng âm, từ nhiều 
nghĩa. 
 * Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về 
nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51)
Giáo viên: Phạm Thị Trinh - Đơn vị: Trường TH Huỳnh Văn Đảnh 
1 
 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
 lớp 5.
khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa 
có mối liên hệ mật thiết với nhau.
 Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều 
nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng, biểu đạt 
một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, 
hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
 Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) 
người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, 
tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính 
chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động 
khác (nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó. 
 Ví dụ: Chín:
 (1) chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, 
hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
 (2) Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện, từ đó khi đạt đến sự phát 
triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
 (3) Sự thay đổi màu sắc nước da (ngượng chín cả mặt )
 (4) Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm (cam chín)
 Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải miêu 
tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa.
 Đối với học sinh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững 
các thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ, song yêu cầu học 
sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác 
định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ; phân biệt từ nhiều nghĩa với từ 
đồng âm; tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ; đặt câu với các 
nghĩa của từ nhiều nghĩa.
 2. Nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 - Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên tổ 
chức các hình thức, phương pháp dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận 
xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập. Từ đó rút ra được 
những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo giáo viên tổng 
hợp kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là học sinh năng khiếu, 
giáo viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp 
các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Sang phần luyện tập, tiếp tục tổ chức các 
hình thức, phương pháp dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần 
luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan 
đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đã học của phân 
Giáo viên: Phạm Thị Trinh - Đơn vị: Trường TH Huỳnh Văn Đảnh 
3 
 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
 lớp 5.
trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ chức 
như trước mà thực hiện. Và kết quả có tới 27/30 học sinh thuộc ghi nhớ một 
cách trôi chảy tại lớp chỉ còn 3 em có thuộc, song còn ấp úng, chưa tự tin.
 * Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau 
 Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau 
(nói đọc giống nhau viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “đường” (1) trong 
“đường rất ngọt”, “đường” (2) trong “đường dây điện thoại” và “đường” (3) 
trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy 
mà “đường” (1) với “đường” (2) và “đường” (1) với “đường” (3) lại có quan hệ 
đồng âm, còn “đường” (2) với “đường” (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa.
 - Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của 
các từ đường (1), đường (2), đường (3) là gì ?
 + Đường (1) đường rất ngọt: chỉ một chất có vị ngọt.
 + Đường (2) đường dây điện thoại: chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ 
cho việc thông tin liên lạc.
 + Đường (3) ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp: chi lối đi cho các 
phương tiện giao thông, người, động vật.
 Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy :
 Từ đường (1) và từ đường (2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên 
quan đến nhau - kết luận hai từ đường này có quan hệ đồng âm. Tương tự như 
trên từ đường (1) và từ đường (3) cũng có mối quan hệ đồng âm.
 Từ đường (2) và từ đường (3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ 
sở của từ đường (3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường (2) (truyền đi) theo 
vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ đường (3) là nghĩa gốc, còn từ đường (2) là nghĩa 
chuyển – kết luận từ đường (2) và từ đường (3) có quan hệ nhiều nghĩa với 
nhau.
 - Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có 
vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, giáo viên 
luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức 
tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ 
điển Tiếng Việt, biết cách tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số 
biện pháp giải nghĩa từ, lập sổ tay Tiếng ViệtTiếp đó học sinh căn cứ vào khái 
niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ.
 * Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức 
 Trong chương trình sách giáo khoa, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp 
xếp sau bài dạy về từ đồng âm. Như vậy để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng 
âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm, ngoài ví dụ đúng về các 
Giáo viên: Phạm Thị Trinh - Đơn vị: Trường TH Huỳnh Văn Đảnh 
5 
 Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu 
 lớp 5.
tượng đồng âm. Chẳng hạn khi chơi đùa học sinh hò reo đồng thanh để cổ vũ 
cho một học sinh được mệnh danh là “cụ cố” vì em này nhỏ, yếu:
 “Cố lên cụ cố.ơi !”
 “Cố” thứ nhất là tính từ, “cố” thứ hai là danh từ. Đây là hiện tượng đồng 
âm dễ nhận diện.
 Tùy trường hợp những từ phát âm giống nhau nhưng cùng từ loại (cùng 
loại danh từ, động từ, tính từ) thì phải vận dụng biện pháp giải nghĩa từ trong 
văn cảnh đồng thời xét xem các từ đó có mối quan hệ về nghĩa hay không để 
tránh nhầm lẫn những từ đồng âm với từ nhiều nghĩa hoặc quan hệ đồng nghĩa 
nếu có. Trong trường hợp này thông thường dựa vào ngữ cảnh để nhận biết 
nghĩa của từ đồng âm. Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hóa nghĩa của từ và giúp 
con người sử dụng ngôn ngữ tránh sự nhầm lẫn.
 VD: + đồng tiền – cánh đồng 
 + con cò – cò súng
 + xe đạp – con xe (quân cờ)
 Từ “đồng” thứ nhất là đơn vị tiền Việt Nam, từ “đồng” thứ 2 là khoảng 
đất rộng bằng phẳng trồng lúa hoặc hoa màu.
 Hiện tượng đồng âm cùng từ loại như trên học sinh rất dễ nhầm lẫn với từ 
nhiều nghĩa, hầu hết các từ nhiều nghĩa đều có cùng từ loại. Từ “đi” trong các 
trường hợp sau đều là động từ: đi bộ; đi chơi; đi ngủ; đi máy bay.
 Vì vậy gặp những từ có cùng âm thanh giống nhau thì học sinh không 
được vội vàng phán quyết ngay hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa mà phải 
suy nghĩ thật kĩ. Giải nghĩa chính xác các từ đó trong văn cảnh, tìm ra điểm khác 
nhau hoàn toàn hay giữa chúng có sự liên hệ với nhau về nghĩa. Trong một số 
bài tập bồi dưỡng học sinh năng khiếu có một số trường hợp giống nhau về âm 
thanh nhưng khó phân biệt hiện tượng đồng âm hay nhiều nghĩa.
 VD: Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ như thế nào?
 a) Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
 b) Trong veo, trong vắt, trong xanh
 c) Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành 
 Xét về từ loại thì nhóm (c) các từ “đậu” có quan hệ đồng âm với nhau vì 
đậu trong “thi đậu” là tính từ (đỗ, trúng tuyển); “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ 
(chỉ một loại quả, hạt dùng làm lương thực, thức ăn); “đậu” trong “chim đậu trên 
cành” là động từ (nghỉ, tạm dừng lại). Ở nhóm (a), các từ “đánh” đều là động từ 
nhưng xét về nghĩa các từ “đánh cờ” (một trò chơi), “đánh giặc” (chiến đấu với 
kẻ thù bằng nhiều cách) và “đánh trống” (dùng dùi hoặc tay đánh vào mặt trống 
cho phát ra âm thanh) thì nghĩa của chúng có liên quan đến nhau, đều tác động 
đến một sự vật khác, làm cho sự vật đó có sự thay đổi, vì vậy các từ “đánh” ở 
Giáo viên: Phạm Thị Trinh - Đơn vị: Trường TH Huỳnh Văn Đảnh 
7 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_phan_biet_tu_d.doc