Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng học sinh Lớp 4, 5 giải toán trên Internet

doc 20 trang thanh 14/01/2024 2480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng học sinh Lớp 4, 5 giải toán trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng học sinh Lớp 4, 5 giải toán trên Internet

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng học sinh Lớp 4, 5 giải toán trên Internet
 Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
 MỤC LỤC
 TT NỘI DUNG Trang
1 Mục lục 1
2 A. Phần mở đầu 2
3 I. Lý do chọn đề tài 2
4 II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3
5 1.Mục tiêu 3
6 2. Nhiệm vụ 3
7 III. Đối tượng nghiên cứu 3
8 IV. Giới hạn của đề tài 3
9 V. Phương pháp nghiên cứu 3
10 B.Phần nội dung 4
11 I. Cơ sở lý luận 4
12 II. Thực trạng 4
13 1. Thuận lợi 4
14 2. Khó khăn 4
15 III. Nội dung và hình thức của giải pháp 4
16 1. Mục tiêu giải pháp 4
17 2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 4
18 3. Hiệu quả ứng dụng 16
19 C. Phần kết luận và kiến nghị 17
20 I. Kết luận 17
21 II. Kiến nghị 17
22 D . Tài liệu tham khảo 19
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 1
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
toán học và kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học ở lớp tiếp theo; Xuất phát từ 
những thực tế đã nêu trên. Để phát huy năng lực tư duy, bồi dưỡng trí thông 
minh cho học sinh từ các lớp 4-5 làm nền tảng vững chắc cho các lớp tiếp theo. 
Vì thế bản thân tôi chọn đề tài: Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán 
trên Internet, nhằm cùng bạn bè đồng nghiệp tìm hiểu và đưa ra một số biện 
pháp, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần nâng cao hiệu quả trong 
các hội thi cũng như chất lượng học tập của học sinh.
 II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
 1.Mục tiêu
 Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng giúp giáo viên hiểu và nắm vững 
những điểm chính về nội dung, phương pháp bồi dưỡng “giải toán Violympic”. 
Trên cơ sở đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua việc rèn kỹ năng 
giải Toán. Từ đó khai thác các hoạt động của học sinh theo hướng phát huy tính 
tích cực, sáng tạo.
 2. Nhiệm vụ
 - Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,
 - Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học, chương trình môn 
toán ở Tiểu học nói chung và chương trình giải toán trên mạng Internet nói 
riêng.
 - Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.
 III. Đối tượng nghiên cứu.
 Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet
 IV. Giới hạn của đề tài
 Bồi dưỡng học sinh giỏi “giải toán Violympic” trong chương trình lớp 4-
5 trên nền kiến thức cơ bản thông qua một số phương pháp, thủ thuật giải toán. 
Giúp giáo viên nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh một 
cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu chất lượng học sinh giỏi 
Toán lớp 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Từ năm học 2014-2015 
đến nay.
 V. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 -Phương pháp khảo nghiệm.
 - Phương pháp thống kê toán học.
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 3
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
 - Hiệu quả số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi còn 
thấp.
 III. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 1. Mục tiêu của giải pháp
 - Nhằm phát hiện, bồi dưỡng, động viên kịp thời những học sinh có thành 
tích cao trong học tập. Tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng vận dụng, tư 
duy sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình, tạo sân chơi bổ ích giúp 
học sinh tự tin, phát huy được khả năng tư duy, giúp học sinh được giao lưu học 
hỏi lẫn nhau.
 - Đây là một sân chơi bổ ích được đánh giá là sân chơi trí tuệ, góp phần 
rèn luyện kĩ năng giải toán, lòng yêu thích môn toán và góp phần rèn luyện kĩ 
năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh. Rõ ràng sân chơi 
này mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả.
 - Sân chơi giải toán Violympic này đã được triển khai rộng khắp trên toàn 
quốc, nếu biết sử dụng nó làm phương tiện học tập thì nó sẽ mang lại nhiều lợi 
ích thiết thực. Sân chơi này chắc chắn sẽ tiếp tục đón nhận sự đồng tình của 
thiếu nhi, các giáo viên và các bậc phụ huynh trong cả nước .
 2.Nội dung và cách thực hiện các giải pháp
 Ngay từ đầu năm học sau khi khảo sát học sinh đầu năm lập danh sách đội 
tuyển trình Ban giám hiệu sau đó thực hiện ôn tập theo lịch mỗi tuần từ 2 đến 3 
buổi. Lập ít nhất 2 nick tập luyện cho mỗi học sinh.
 - GV bồi dưỡng bám sát từng vòng thi Violimpic của HS bằng cách:
 +Tự đăng nhập và tự giải từng vòng thi.
 + Ghi lại những bài toán khó trong từng vòng.
 + Phân loại những bài toán khó trên thành từng dạng.
 +Tổ chức HS ôn luyện theo từng dạng ngay trên lớp học (để tránh mất 
 thời
gian, GV sẽ phô tô đề cho HS làm trên giấy).
 + Sau đó tổ chức HS thi tại phòng máy.
 + Theo dõi HS trong quá trình thi và kết quả HS thi ở mỗi vòng.
 + GV phát hiện những kiến thức HS còn hổng và tiếp tục bồi dưỡng thêm
cho HS vào buổi thứ hai của tuần đó.
 + Ngoài ra, GV bồi dưỡng phối hợp với GVCN ôn luyện thêm cho học 
 sinh
 những kiến thức đó vào những tiết luyện buổi chiều.
 Sau đây là một số biện pháp, giải pháp cụ thể:
 1.1.Giải pháp 1:
 * Cách làm để hoàn thành vòng thi.
 Để hoàn thành vòng thi ( ở các vòng tự luyện) các em phải đạt ít nhất 75% 
tổng số điểm trong vòng thi tức là phải đạt từ 225 điểm trở lên. Trong một vòng 
thi có 3 bài, mỗi bài có giá trị 100 điểm và phải hoàn thành trong thời gian 20 
phút. ở mỗi vòng thi đều có một bài là 20 ô số, hoặc là chọn cặp bằng nhau, 
hoặc là chọn giá trị tăng dần. Để lấy 100 điểm ở bài thi không khó (không được 
chọn sai quá 3 lần) các em hãy kẻ trước 20 ô số rồi ấn vào thi, nhập các giá trị số 
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 5
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
 Hướng dẫn các em nhẩm nhanh các ô có thể để xóa bớt các ô trong tổng 
số 20 ô của bài toán làm giảm bớt sự căng thẳng thần kinh khi nhìn 20 ô đầy 
những phép tính và những con số đủ các loại đơn vị đo.
 Với những ô chứa phép tính phức tạp cần tính nháp chính xác trước khi 
chọn cặp bằng nhau. 
 Trong trường hợp còn 3 cặp cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để 
kết thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào)
 * Kiểu bài “ Chọn giá trị tăng dần”
 Ở kiểu bài này hướng dẫn các em kẻ sẵn 20 ô số, nhập hết các giá trị số 
hoặc các phép tính vào ô số. Hướng dẫn các em vận dụng tính chất so sánh hai 
số tự nhiên, hai số thập phân, hai phân số, hai hỗn số, hai đơn vị đo trong bảng; 
Tính giá trị số; ... để lựa chọn những giá trị nhỏ hơn. VD: hai phân số có tử số 
bằng nhau, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
 Với những ô không cùng đơn vị đo, không cùng giá trị thì phải đưa về 
cùng đơn vị đo. Những ô chứa phép tính cần tính nháp chính xác trước khi chọn. 
 Trong trường hợp còn 3 ô cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để kết 
thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào)
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 7
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
 1.3.Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể theo 
từng dạng.
 Trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh giỏi giải toán ở Tiểu học thì 
nội dung bồi dưỡng giải toán Violympic đã được cụ thể trong tài liệu “Hướng 
dẫn giải chi tiết toán violympic lớp 4-5”. Tuy nhiên vẫn còn một số dạng bài mà 
tài liệu chưa đưa ra hết, chưa đáp ứng cái mà người dạy, người học cần đến, đó 
là: Hướng tiếp cận, các lưu ý, các kiến thức cần nhớ, các hướng dẫn cụ thể, dễ 
hiểu. Vậy cá nhân tôi mạo muội đưa ra các dạng mà chủ quan người viết đề tài 
muốn đem đến cho độc giả điều mà họ cần. 
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 9
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
 HD: Ở dạng toán này cần hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo thập phân 
của số, quy luật viết số nhỏ nhất, lớn nhất, ước số, bội số...
Bài 1 :Tìm số có hai chữ số biết số đó bằng 9 lần tổng các chữ số của nó ?
 Giải theo phân tích cấu tạo số.
 ab = 9 x (a + b) ; a x 10 + b = 9 x a + 9 x b ; a x 10 – a x 9 = b x 9 – b x 
1.
 a = b x 8 Suy ra b = 1 và a = 8. Số phải tìm là 81.
Bài 2 : Tìm số tự nhiên bé nhất sao cho khi chia số đó cho 2, 3, 4, 5 và 6 thì 
được số dư lần lượt là 1, 2, 3, 4 và 5 ?
 HD : Gọi số đó là A ta có (A + 1) chia hết cho cả 2, 3, 4, 5 và 6 mà số 60 
là nhỏ nhất chia hết cho các số đó nên số phải tìm là 60 – 1 = 59.
Bài 3 : Tìm số tự nhiên bé nhất viết bởi các chữ số khác nhau mà tổng các chữ 
số bằng 25 ?
 HD : Số bé nhất là số có ít chữ số nhất. Để có ít chữ số nhất thì chữ số 
cuối cùng là lớn nhất. suy luận như trên ta có số 1789.
* Dạng tìm hai số tự nhiên, hai số thập phân.
 Dạng này thường liên quan đến toán Tổng – tỉ, Hiệu – tỉ mà thương là tỉ 
số. 
Bài 1: Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 3 dư 41 và 
tổng của hai số đó là 425 ? 
 - Ta có số bé bằng 1 phần ; số lớn 3 phần (số thương) 
 - Số bé = ( Tổng - số dư ) : số phần 
 - Số lớn = Số bé x Thương + số dư 
Bài 2 : Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 2 dư 9 và 
hiệu của hai số đó là 57 ? 
 - Ta có số bé bằng 1 phần ; số lớn 2 phần (số thương) 
 - Số bé = ( Hiệu - số dư ) : số phần 
 - Số lớn = Số bé x Thương + số dư 
Bài 3: Tìm 2 số biết thương của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 1,25 ? 
 - Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản. Đổi 1,25 = 125 = 
 100
 5 
 4
 - Vậy số bé = 4 phần, số lớn 5 phần ( Toán hiệu- tỉ) 
 - Số lớn = ( Hiệu : hiệu số phần ) x phần số lớn 
 - Số bé = Số lớn - hiệu 
Bài 4: Tìm 2 số có tổng của chúng bằng 280 và thương chúng là 0,6 ? 
 Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản. Đổi 0,6 = 6 = 
 10
 3
 5
 - Vậy số bé = 3 phần, số lớn 5 phần ( Toán tổng- tỉ)
 - Số lớn = ( Tổng : tổng số phần ) x phần số lớn 
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 11
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 4, 5 giải toán trên Internet.
Bài 4 : Cho 3 số có tổng 181,66. Biết nếu đem số thứ nhất nhân với 2 ; Số thứ 
hai nhân với 3 ; Số thứ ba nhân với 5 thì ba kết quả bằng nhau. Tìm số thứ hai ?
 HD : Bài toán dễ nhầm lẫn ba số có tổng số phần là( 2 + 3 + 5 =10 phần). 
ở đây ta phải tìm một (bội số) chia hết cho 2 ; 3 và 5 ( số 30). 
 Như vậy ST I có 30 : 2 = 15 phần ; ST II có 30 : 3 = 10 phần và ST III có 
30 : 5 = 6 phần. 
 Tổng có ( 15 + 10 + 6 ) = 31 phần.
 * Dạng (Công việc chung) cùng làm, cùng chảy.
 Kiến thức cần nhớ.
 a. Loại toán này cũng thể hiện rõ mối quan hệ đại lượng (cùng chiều) và 
(ngược chiều) trong các tình huống phức tạp hơn bài toán về quy tắc tam suất.
 b. Chú ý :
 - Ta có thể hiểu 1 công việc như là 1 đơn vị. Do đó có thể biểu thị 1 công 
việc thành nhiều phần bằng nhau (phù hợp với các điều kiện của bài toán) để 
thuận tiện cho việc tính toán.
 - Sử dụng phân số được coi là thương của phép chia hai số tự nhiên.
Bài 1 : Người thứ nhất làm một mình xong công việc trong 24 ngày. Người thứ 
hai làm một mình xong công việc dó trong 12 ngày. Cả hai người cùng làm thì 
mất bao nhiêu ngày ? 
 HD : Người thứ nhất 1 ngày làm được 1 : 24 = 1 công việc. Người thứ 
 24
hai 1 ngày làm được 1 : 12 = 1 công việc. Cả hai người trong một ngày làm 
 12
được 1 + 1 = 1 công việc. Số ngày để hai người cùng làm xong là 1 : 1 = 8 
 24 12 8 8
ngày.
Bài 2 : Nếu mở cả hai vòi thì sau 2 giờ bể đầy. Nếu mở một vòi thứ nhất thì sau 
3 giờ bể đầy. Hỏi nếu chỉ mở vòi thứ hai thì bao lâu bể đầy ? 
 HD : Cả hai vòi 1 giờ chảy được 1 : 2 = 1 bể. Vòi thứ nhất 1 giờ chảy 
 2
được 1: 3 = 1 bể. Vòi thứ hai trong 1 giờ chảy được 1 - 1 = 1 bể. Mở vòi thứ 
 3 2 3 6
hai thì bể đầy sau số giờ là 1 : 1 = 6 giờ .
 6
 * Dạng bài về dấu hiệu chia hết:
 Dạng1: Tìm chữ số chưa biết theo dấu hiệu chia hết
 VD: Thay a, b trong số 2014ab bởi chữ số thích hợp để số này đồng thời 
chia hết cho 2; 5 và 9.
 HD: Số 2014ab đồng thời chia hét cho 2 và 5 nên b = 0. Số này chia hết 
cho 9 nên tổng các chữ sô của nó chia hết cho 9. Vậy (2 + 0 + 1 + 4 + 0 + a) chia 
hết cho 9 hay 7 + a chia hết cho 9 nên a = 2.
 Dạng2: Tìm số tự nhiên theo dấu hiệu chia hết.
 VD: Một số nhân với 9 được kết quả là 18064807*. Hãy tìm số đó?
 Người thực hiện: Lương Thị Thanh Hương 13
 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_lop_4_5_g.doc