Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:.. 1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết Trong những năm học gần đây, qua tìm hiểu tình hình học sinh của trường và đồng thời qua thực tế giảng dạy, tôi thấy kĩ năng viết chính tả của học sinh chưa được tốt. Có nhiều em chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể những tiếng, từ có sẵn trong sách giáo khoa hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. Điều này ảnh hưởng không ít đến việc học tập và cả kết quả giáo dục của lớp. Học sinh có viết đúng chính tả và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài viết. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy cần thiết phải có biện pháp làm sao cho hầu hết học sinh đều viết tốt, vì đó là nền tảng để cho các em học tốt phân môn Chính tả nói riêng và các môn học nói chung. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập; giúp trẻ thêm tự tin trong giao tiếp và học tập. Chính vì vậy, dạy viết đúng chính tả có một ý nghĩa vô cùng to lớn ở bậc tiểu học. Ưu điểm của giải pháp cũ Các giải pháp trước đây đã nêu được trình tự của các bước khi dạy học sinh viết chính tả. Đồng thời, đưa ra những biện pháp giúp học sinh cảm thụ được nội dung bài viết và một số cách luyện viết tốt. Nhược điểm của giải pháp cũ 1 - Chuẩn bị trước khi viết Đầu tiên tôi qui định học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho môn học. Do học sinh không đọc trước bài viết, nên các em viết thường bớt chữ và tốc độ viết còn chậm. Tôi đôn đốc và nhắc nhở các em thường xuyên trong việc rèn luyện đọc và viết bài. Chuẩn bị chu đáo bài dạy, dự tính các tình huống xảy ra trên lớp. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi học, cách cầm viết, cách để vở ngay ngắn làm cơ sở cho viết đúng và trình bày chữ viết sạch đẹp. Tôi cho các em hiểu rằng việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu và xem thường người viết. Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng Việt và mới học tốt các môn học khác. Nếu như các em viết sai lỗi chính tả nhiều thì trong các bài kiểm tra định kì sẽ bị điểm thấp môn Tiếng Việt. Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn thì nhất định các em sẽ thành công. Sau đó, tôi cho các em xem một số vở chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả) của học sinh năm trước để tác động vào ý thức của học sinh. - Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả Như chúng ta đã biết: đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả. Vì đọc chưa thông nên khi viết chính tả các em thường mắc các lỗi do không nắm vững âm vần và dấu thanh. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện đọc cho các em. Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách: - Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn Tập đọc mà cả ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em. 3 dạy. Đó là điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhưng cũng là những khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo, sự đầu tư nhiều cho bài dạy ở mỗi giáo viên. Để dạy chính tả theo phương ngữ, tôi tiến hành như sau: - Những lỗi chính tả cơ bản của học sinh Lỗi mà đa số học sinh lớp tôi mắc phải chủ yếu là lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ. Cụ thể: - Lẫn lộn các phụ âm đầu (v/d/gi; x/s; ng/ngh). Ví dụ: vẻ vang, gia đình, hoa sen, màu xanh . . . thì viết thành: dẻ dang, da đình, hoa xen, màu sanh - Lẫn lộn 2 âm chính (o/ô; ă/â). Ví dụ: sóng biển, cuộc sống, cái cặp . . . thì viết thành: sống biển, cuộc sóng, cái cập . . . - Lẫn lộn các vần (in/ inh; ui/ uôi; êu/iêu). Ví dụ: niềm tin, trắng tinh, mặt mũi, cuối cùng, đều đặn, kêu gọi, thì viết thành: niềm tinh, trắng tin, mặt muỗi, cúi cùng, điều đặn, kiêu gọi . . . - Lẫn lộn các âm cuối ( n/ng; t/c). Ví dụ: buôn làng, mong muốn, đôi mắt, ăn mặc . . . thì viết thành: buông làng, mong muống, đôi mắc, ăn mặt . . . - Lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã. Ví dụ: vĩ đại, vỉ thuốc, mãnh liệt, mảnh vải . . . thì viết thành: vỉ đại, vĩ thuốc, mảnh liệt, mãnh vải . . . Ngoài các lỗi phổ biến trên, một số học sinh lớp tôi còn mắc một số lỗi riêng biệt (lỗi chính tả do không nắm vững âm vần và dấu thanh). Ví dụ: chăm sóc thì viết thành chăn sóc; thành công thì viết là thàng công, củng cố viết thành cũnh cố, - Hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả Việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh, không chỉ ở môn Chính tả mà ở tất cả các môn học khác. Đối với những môn học khác, tôi cũng luôn nhắc nhở học sinh viết đúng chính tả. Khi nhận xét đoạn văn hoặc 5 . . 5 Một chuyên . . gia máy . .. xúc .. .. 6 Ê- mi- li, . con .. .. 7 Dòng kinh . . . quê hương . .. .. .. 8 Kì diệu . . . rừng xanh . 9 Tiếng đàn . .. .. ba-la-lai-ca .. .. trên sông Đà - Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa. Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần lớn là do các em không nắm được nghĩa của từ. Vì thế, khi dạy chính tả hoặc dạy các phân môn học khác của môn Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em: - Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi từ. 7 MỘT SỐ QUI TẮC CHÍNH TẢ Số Các qui tắc chính tả Cách viết TT 1 Qui tắc ghi phụ âm đầu a) Qui tắc viết k/ c/ q -Trước i, e, ê, được viết là k -Trước âm đệm u được viết là q. b) Qui tắc viết g / gh và ng / ngh - Trước i, e, ê được viết là gh hay ngh. Viết là g hay ng trong các trường hợp còn lại. 2 Qui tắc ghi âm i , y - Viết i sau phụ âm đầu - Viết y sau âm đệm - Khi nguyên âm này đứng một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt ; viết là y đối với từ gốc Hán. 3 Qui tắc ghi dấu thanh các - Có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ tiếng có nguyên âm đôi cái thứ hai của nguyên âm đôi. - Không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi. Giao trước nhiệm vụ sẽ viết trong giờ Chính tả để học sinh viết chưa tốt chuẩn bị, học sinh sẽ viết tốt hơn, căn cứ vào đó tuyên dương, khuyến khích giúp các em tự tin hơn. Cũng từ đó các em sẽ tự cố gắng. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Qua thực tế áp dụng tôi thấy các giải pháp nêu trên có thể áp dụng cho tất cả các lớp khối 4, 5 trong trường cũng như các trường khác trong huyện. Tùy tình hình của từng lớp mà áp dụng có hiệu quả. 3.4. Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt: 9
File đính kèm:
- ban_mo_ta_skkn_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc_sinh_l.doc