Bản mô tả SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt Toán có lời văn Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt Toán có lời văn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Một số giải pháp giúp học sinh học tốt Toán có lời văn Lớp 5
UBND HUYỆN VĨNH BẢO TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG-TIỀN PHONG BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 5. Tác giả : LÊ THỊ THƯƠNG Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phong-Tiền Phong 1. Tính mới, tính sáng tạo: a.Tính mới: - Đề tài lần đầu tiên đưa ra thực trạng đồng thời đề xuất ba biện pháp vận dụng nhiều hình thức hoạt động vào việc học Toán. - Học sinh được chủ động hơn khi tự mình phát hiện cũng như tìm cách khắc phục những vấn đề khó khăn trong quá trình học tập. - Rèn cho học sinh khả năng diễn đạt, trình bày bài giải ngắn gọn, theo mục tiêu của bài toán. b.Tính sáng tạo: Áp dụng phương pháp tìm hiểu những khó khăn sai sót trong dạy và học toán điển hình lớp 5 giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc: hiểu rõ, nhớ lâu những nội dung cần ghi nhớ và vận dụng linh hoạt những nội dung đó để làm bài, có kĩ năng giải các bài toán điển hình, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng có. Giảm hẳn những khó khăn, lúng túng khi đứng trước các bài toán điển hình. Đồng thời còn rèn cho các em phương pháp suy nghĩ có căn cứ, phương pháp suy luận, làm việc có kế hoạch,.... góp phần thực hiện mục tiêu của môn toán ở tiểu học. 2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Các giải pháp nêu trên có thể được áp dụng đối với đối tượng HS lớp 5 trường Tiểu học. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả về mặt xã hội: Sáng kiến này mang lại hiệu quả tốt và rất thiết thực cho giáo viên và học sinh, giúp các em tự tin hơn, nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn hơn trong tư duy, trong học tập cũng như trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu thế hệ trẻ, bồi dưỡng lối sống lành mạnh. b. Giá trị làm lợi khác: - Tạo tiền đề vững chắc cho học sinh học các lớp tiếp theo - Phụ huynh học sinh phấn khởi về sự tự giác, yêu thích môn Toán và kết quả học tập của con em mình. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Vĩnh Bảo, ngày 10 tháng 1 năm 2023 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn Lê Thị Thương - Đa số các tài liệu còn hướng dẫn một cách chung chung, chưa tập trung vào việc hướng dẫn học sinh nhận dạng các dạng toán. Các bước giải chưa rõ ràng nên nhiều em còn bỏ bước, nhầm lẫn giữa các bước giải. - Giải toán có lời văn là dạng toán đòi hỏi học sinh kĩ năng phân tích tổng hợp: khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá cao hơn so với các dạng toán khác và được nâng dần từ thấp đến cao so với bậc học nên nhiều em thường chán nản, bỏ qua dạng bài này. Hơn nữa, chúng ta luôn cho rằng giải toán có lời văn là dạng toán khó nên giáo viên mới chỉ tập trung hướng dẫn học sinh giải bài theo mẫu chứ chưa hướng dẫn học sinh các kĩ năng phân tích đề toán, suy ngẫm, lập luận, thử Từ những lí do đó, tôi chọn nghiên cứu “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt toán có lời văn lớp 5” với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học toán và giúp học sinh lớp 5 biết cách giải bài toán có lời văn đạt hiệu quả cao hơn. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. Giải toán có lời văn đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy dạy và học tốt về giải bài toán có lới văn có ý nghĩa quyết định thành công của dạy và học môn toán, do đó người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của việc dạy giải các bài toán có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau: Mục tiêu 1: Học sinh nhận biết “cái đã cho” và “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, chẳng hạn: Khi dạy toán về chuyển động đều thì mối quan hệ đó thể hiện ở quãng đường đi bằng tích của vận tốc với thời gian đi đường. Mục tiêu 2: Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại lượng thông dụng. Mục tiêu 3: Học sinh giải được một số bài toán điển hình được hình thành từ lớp 4 đến lớp 5 như sau: * Tìm số trung bình cộng của hai số hoặc nhiều số. * Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. * Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số. * Giải toán về tỉ số phần trăm. * Bài toán cơ bản về chuyển động đều cùng chiều (hoặc ngược chiều) * Giải toán có nội dung hình học Mục tiêu 4: Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán. Các giải pháp tổ chức thực hiện. - Bài toán hợp: Là bài toán mà khi giải cần ít nhất 2 phép tính trở lên. Loại bài toán này dùng để luyện tập, củng cố kiến thức đã học. Ở lớp 5, bài toán này có mặt ở hầu hết các tiết học toán. 3. Phân loại theo phương pháp giải Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng cùng một phương pháp suy luận để giải, vì thế có thể coi “có cùng phương pháp giải” là một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương pháp giải dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán. Ví dụ 1: Mua 5m vải hết 80.000 đồng. Hỏi mua 7m vải loại đó bao nhiêu tiền? (Sách Toán trang 19) Ví dụ 2: Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ? (Sách Toán 5 trang 21) Đối với học sinh, khi giải 2 bài toán này, giáo viên luôn chú ý hỏi xem bài toán thuộc dạng nào? (quan hệ tỉ lệ), giải bằng cách nào trong hai cách đã học (cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”). Nếu học sinh khá - giỏi, giáo viên có thể yêu cầu giải bài tập ở ví dụ 2, bằng 2 cách. Việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp học sinh so sánh các cách giải đó, chọn ra được cách hay hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Quá trình tìm tòi những cách giải khác nhau của bài toán cũng là quá trình rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh. Như vậy, sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại theo mối quan hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán. * Giải pháp 2: Sử dụng các phương pháp dùng để dạy – giải bài toán có lời văn lớp 5. Trong các phương pháp dùng để dạy giải toán ở lớp 5, không có phương pháp nào là vạn năng, vì vậy khi dạy giải toán, giáo viên phải sử dụng các phương pháp khác nhau: a) Phương pháp trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức của môn toán lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Giáo viên sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 5, việc sử dụng đồ dùng trực quan ít hơn các lớp trước và bớt dần đồ vật thật. Khi dạy toán ở lớp 5, giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ, sau đó lập tóm tắt đề bài rồi mới đến bước chọn phép tính. b) Phương pháp gợi mở - vấn đáp: Phương pháp gợi mở - vấn đáp là phương pháp rất cần thiết và thích hợp với học sinh Tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng Số tiền mua 1m vải là: 80000 : 5 = 16000 (đồng) Số tiền mua 7m vải cùng loại là: 16000 x 7 = 112000 (đồng) Đáp số: 112000 đồng. Cách hướng dẫn các em giải bài toán có lời văn: Giáo viên gợi cho các em trả lời được một số câu hỏi gợi ý sau: - Bài toán này thuộc dạng toán gì? (Quan hệ tỉ lệ). - Muốn biết mua 7m vải cùng loại như thế hết bao nhiêu tiền ta phải biết gì? (Ta phải biết giá tiền 1m vải) - Muốn tính giá tiền 1m vải ta làm thế nào? (Ta lấy 80000 : 5). - Như vậy chúng ta vừa vận dụng phương pháp gì để giải? (Phương pháp rút về đơn vị). Tương tự cách hướng dẫn và áp dụng các phương pháp vào giảng giải bài toán qua các ví dụ sau: Ví dụ 2. Người ta lát nền một căn phòng hình chữ nhật có chu vi 26m, chiều dài hơn chiều rộng 5m, bằng những viên gạch bông hình vuông có cạnh 2dm. Tính số viên gạch cần dùng. Phân tích đề toán như sau: - Đây là dạng toán tổng hợp có lồng ghép dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”. Nên tôi đã đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh: + Bài toán hỏi gì? (số viên gạch). + Muốn tính được số viên gạch ta làm thế nào? (lấy diện tích nền nhà chia cho diện tích một viên gạch). + Nêu cách tính diện tích 1 viên gạch hình vuông? (lấy số đo 1 cạnh nhân với chính nó). + Muốn tính diện tích nền nhà hình chữ nhật ta làm thế nào? (lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng - cùng một đơn vị đo). + Ta đã biết gì về chiều dài và chiều rộng? (Hiệu của chúng). + Như vậy em sẽ tìm thêm Tổng hay Tỉ số của chiều dài và chiều rộng? (Tìm tổng). Vì sao? (Vì em biết được chu vi của nền nhà, em có thể tìm tổng là nửa chu vi). Sau đó, tôi hướng dẫn học sinh biểu thị sự phân tích trên bằng sơ đồ quả trám (sơ đồ cây) như sau: b. Biết rằng, cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (Bài 2/31 SGK Toán 5) b. Bước 2: Phân tích - tóm tắt đề toán: - Bài toán cho ta biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì)? - Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn phần đã cho và phần phải tìm của bài toán được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới sơ đồ các đoạn thẳng. c. Bước 3: Tìm cách giải bài toán - Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. d. Bước 4: Trình bày bài giải. - Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (khi giải xong cần thử lại xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi bài toán, có phù hợp với điều kiện của bài toán không?) - Trong một số trường hợp, nên thử xem có cách giải khác ngắn gọn, hay hơn không? *Giải pháp 4: Hướng dẫn cụ thể cách giải dạng Toán có lời văn lớp 5. Ví dụ: Mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng. Hỏi mua 24 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền? (SGK Toán 5 trang 19) * Hướng dẫn cách giải Gọi 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm bằng mắt để hiểu yêu cầu bài. - Đề bài cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính gì? - Tóm tắt bài toán. - Bài toán gồm mấy đại lượng? đó là những đại lượng nào? - Các đại lượng này có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Đây là dạng toán gì? Có thể giải toán bằng mấy cách? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, đổi chéo kiểm tra. * Cách giải: Cách 1: Bài giải Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng) Mua 24 quyển vở hết số tiền là: 2000 x 24 = 42 000 (đồng) - Áp dụng được ở khối 5 trường tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong - Nhân rộng: Có thể áp dụng cấp trường, Huyện, Thành phố và cả nước. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến. 4.1. Hiệu quả kinh tế: Triển khai đề tài ít tốn kém, không mất quá nhiều thời gian đầu tư, dễ nhân rộng, rèn được trực tiếp các kĩ năng như: giải toán nhanh, chính xác, không bị nhầm lẫn giữa các dạng toán. Đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, tự chủ trong việc lĩnh hội kiến thức. 4.2. Hiệu quả về mặt xã hội: Việc áp dụng phương pháp giúp học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 5 và làm nền tảng để các em tiếp tục lĩnh hội tri thức ở các lớp trên. Nếu nắm vững các cách giải toán có lời văn, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều dạng toán khác nhau, giúp phát triển tư duy và bồi dưỡng khả năng giải toán của các em. Qua kết quả học tập của học sinh lớp tôi, tôi nhận thấy các giải pháp trên đã thực hiện có hiệu quả. Tôi mong muốn gửi đến đồng nghiệp kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện cùng học sinh lớp 5A trong năm học 2020 – 2021. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn Toán. Tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. Trong thời gian ngắn với kinh nghiệm còn hạn chế sang kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vĩnh Bảo, ngày tháng năm 2022 (Ký tên, đóng dấu) Tác giả sáng kiến Lê Thị Thương
File đính kèm:
- ban_mo_ta_skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_toan_c.docx