Bản mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 5 phát triển kĩ năng đọc diễn cảm
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 5 phát triển kĩ năng đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 5 phát triển kĩ năng đọc diễn cảm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 5 phát triển kĩ năng đọc diễn cảm 2. Lĩnh vực áp dụng: Nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này. Năng lực học tập và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc diễn cảm của các em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với yêu cầu là chưa đáp ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng mạch lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu cầu đề ra. Làm thế nào để học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt trong giờ tập đọc để từ đó phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các em thấy được cái hay cái đẹp của văn học, của cuộc sống xung quanh. Chính vì những nguyên nhân trên tôi đã lựa chọn giải pháp: “Hướng dẫn học sinh lớp 5 phát triển kĩ năng đọc diễn cảm” để nâng cao hiệu quả giờ học tập đọc của lớp giảng dạy. Thực hiện các giải pháp trên trong thời gian qua, tôi đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế như sau: * Ưu điểm - Khi thực hiện dạy học Tập đọc, giáo viên đã chú trọng rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Qua đó bồi dưỡng khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho học sinh. - Đa số các em yêu thích phân môn Tập đọc vì nó cung cấp cho các em nhiều kiến thức bổ ích, nhiều hành vi đạo đức đẹp, giờ học diễn ra nhẹ nhàng. * Hạn chế - Trong quá trình đọc diễn cảm tôi thấy: các em đọc chưa trôi chảy, chưa thể hiện đúng giọng đọc của nhân vật, chưa thể hiện cảm xúc khi đọc. - Học sinh chưa phát huy hết khả năng đọc của mình. * Nguyên nhân: 3 hình thức khuyến khích (khen, biểu dương, cổ vũ), tổ chức thi đua cá nhân, tạo cho học sinh tâm thế, sự hưng phấn, tự tin khi đọc bài. Học sinh lớp tôi đã đọc to, rõ ràng, đủ lớn cho cả lớp nghe. Đầu năm có những học sinh nhút nhát đọc quá nhỏ, lí nhí, tôi đã gọi các em đứng trên bảng, hướng dẫn cho các em tư thế đứng (đàng hoàng, thoải mái), tư thế cầm sách (mở rộng và cầm bằng hai tay), yêu cầu các em đọc to chừng nào em ở xa nhất trong lớp nghe được mới thôi. Cứ như thế, dần dần các em đọc được to, rõ, đúng yêu cầu. Đối với những học sinh quá hứng thú, phấn kích đọc quá to hoặc gào lên không cần thiết, tôi nhắc nhở, yêu cầu các em đọc to vừa phải. Những học sinh sửa lại được đúng yêu cầu được khen ngợi, cổ vũ. 3.2.2.3. Luyện đọc đúng Muốn đọc diễn cảm hay, gây xúc động cho người nghe thì phải đọc đúng, tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi. Để giúp học sinh đọc đúng khi dạy tập đọc tôi chú ý rèn học sinh các mặt sau: + Đọc đúng các phụ âm đầu. Khi nhận thấy các học sinh trong lớp thường hay mắc lỗi phát âm phụ âm đầu là l/n, tôi đã ghi những từ có các phụ âm này lên bảng, giúp các em phân biệt hai phụ âm này. L: Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ N: Đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra cả miệng lẫn mũi. Đồng thời làm mẫu để các em có hình mẫu âm thanh, thường xuyên nhắc nhở học sinh khi đọc bài, tạo cho các em ý thức phân biệt, từ đó mà không còn đọc sai. + Đọc đúng các âm chính. Theo thói quen giao tiếp hàng ngày, do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương, một số em mắc lỗi khi đọc các âm chính như: ưu (iu), ươu (iêu) Ví dụ: Các em đọc: Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn Bầy cá heo đã cíu A-ri-ôn (Những người bạn tốt SGK TV5 tập 1/trang 64) Để giúp các em đọc đúng tôi đã yêu cầu đánh vần phát âm lại các vần trước khi đọc các tiếng chứa vần. Hầu hết các em đều sửa được và phát âm đúng. + Đọc đúng các âm cuối và thanh điệu. Học sinh ở trường chúng tôi không mắc các lỗi về đọc âm cuối và thanh điệu nên việc luyện đọc đúng các âm cuối và thanh điệu hạn chế chỉ ở một vài trường hợp các em đọc ngọng. Ví dụ: Có em ngọng thanh ngã Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu. Các em đọc loãng loáng 5 những biện pháp khắc phục. Cuối cùng mới luyện cho các em đọc đoạn, đọc cả bài. 3.2.2.4. Luyện đọc tổng hợp (diễn cảm) Tổ chức cho học sinh đàm thoại để tìm hiểu ý đồ của tác giả và tìm cách đọc, đọc phân vai với các văn bản truyện có nhiều lời thoại. Đối với những bài mà nội dung và cách đọc của từng đoạn trong bài có sự khác biệt. Tôi giúp học sinh hệ thống lại bài bằng cách lập dàn ý cho bài đọc. Dựa vào dàn ý các em tìm ra những điểm cần lưu ý để lựa chọn cách đọc cho phù hợp. Một điều rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới thính giác của các em đó là việc đọc mẫu của giáo viên. Giọng đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, là hình mẫu kỹ năng mà học sinh cần đạt được. Chính vì thế tôi luôn chú trọng việc rèn đọc của bản thân để đem đến cho các em một hình mẫu chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Chuẩn bị bài chu đáo, tìm hiểu cảm nhận nội dung của bài đọc, đọc nhiều lần trước khi đến lớp đã tạo ra cho tôi sự tin trong mỗi giờ tập đọc. Trước khi làm mẫu tôi luôn chú trọng ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế nghe và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc tôi chú ý bao quát cả lớp, đọc đủ lớn cho tất cả các em đều nghe được. Tôi cũng chú trọng phát triển những em có khả năng đọc tốt và tận dụng giọng đọc của các em làm giọng đọc mẫu. Việc làm đó rất có hiệu quả, nó kích thích học sinh thi đua với nhau rèn đọc tốt, đọc hay. 3.2.2.5. Luyện đọc cá nhân. Sau khi hướng dẫn cụ thể cách đọc, tổ chức cho học sinh đọc trong nhóm, tôi thường tổ chức cho các em đọc cá nhân, bình chọn người đọc hay nhất. Học sinh tôi rất hứng thú, hăng hái tham gia. Sau mỗi giờ học bao giờ tôi cũng yêu cầu các em luyện đọc trong giờ tự học. Sau đó tôi kiểm tra việc rèn đọc, tập trung vào các em đọc chưa tốt để các em luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện. Việc tổ chức cho học sinh tìm đọc sách ở thư viện trường cũng được tiến hành thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho các em tiếp xúc nhiều hơn với văn bản đọc. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Giải pháp trên đã áp dụng tốt cho học sinh trường tôi và có thể áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 5 ở các trường trong và ngoài huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Qua thời gian thực hiện giải pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 5 phát triển kĩ năng đọc diễn cảm” tôi nhận thấy học sinh đạt được những kết quả sau: + Biết đọc theo điệu ngữ từng loại câu (cất cao giọng hoặc hạ giọng, theo câu kể, câu cảm, câu cầu khiến) + Biết nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong câu văn, nhấn giọng (cao hay thấp) các tiếng gieo vần trong thơ.
File đính kèm:
- ban_mo_ta_skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_5_phat_trien_ki_nang_d.doc