SKKN Tích cực hóa hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5

docx 13 trang thanh 21/10/2023 2741
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích cực hóa hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích cực hóa hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5

SKKN Tích cực hóa hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Tích cực hóa hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm 
 nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5
 3. Tác giả
 Họ và tên: Hoàng Minh Nguyệt
 Ngày, tháng, năm sinh: 04- 09-1979
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền 
Phong, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
 Điện thoại: 036 946 1512 
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong
 Điện thoại: 0225.584.300 - Giáo viên mất ít thời gian trong khâu thiết kế hoạt động, việc tổ chức 
thuận lợi, dễ hoàn thành hoạt động.
* Hạn chế: 
 - Học sinh không hứng thú với hoạt động.
 - Học sinh bị động, hiệu quả của hoạt động dường như mới chỉ đạt đến 
mức độ “nhắc, đề cập đến” hoạt động giáo dục kĩ năng sống, chứ chưa đạt được 
đến mức 2 trong 3 mức đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống 
 - Học sinh ít được trải nghiệm thực tế, ít được “trực tiếp” tham gia hoạt 
động nên việc “ cảm nhận” ( nhận thức) được giá trị của kĩ năng chưa cao, chưa 
hình thành được niềm tin đối với học sinh. Bởi vậy mà có những kĩ năng (Kĩ 
năng ứng phó với căng thẳng, Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,) mà học sinh đã 
được giáo dục lồng ghép vào bài học nhưng chưa chuyển thành kĩ năng nên học 
sinh không biết áp dụng vào trong cuộc sống.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
 Trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng 
sống cho học sinh lớp mình, tôi đã tìm ra giải pháp có hiệu quả cao, đề nghị các 
cấp có thẩm quyền công nhận, đó là:
 “Tích cực hóa” hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là:
 1.Thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng sống dưới dạng các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo
 1.1 Hoạt động câu lạc bộ 
 Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng 
sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục 
nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, tăng cường cơ hội giao lưu giữa người 
lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. 
Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và 
quyền được tham gia, đồng thời giúp các nhà quản lí giáo dục và hoạch định 
chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có 
những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em.
 1.4Tham quan, dã ngoại
 Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối 
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi 
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công 
trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những 
kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
 Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh 
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống 
cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu 
niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ 
chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch 
sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan 
các cơ sở sản xuất, làng nghề; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo
 1.5 Hội thi / cuộc thi
 Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, 
lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và 
định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, 
nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong 
muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi 
cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên 
trong quá trình tổ chức HĐTNST.
 Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách 
chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu 
về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát 
triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng 
cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận 
thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: 
Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, 
thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện, có nội dung giáo dục về một chủ đề 
nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể 
được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là giúp đỡ họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập 
với cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy 
nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, 
giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh Hoạt động nhân 
đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: 
Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn 
cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp đồ 
dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao
 2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống tập trung chủ yếu vào các nhóm 
 2.1 Kĩ năng tự nhận thức
 HSTH cần được GD kĩ năng tự nhận thức để hiểu về chính bản thân mình 
như: cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh 
giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen,  của bản thân mình; quan 
tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả lúc bản thân đang căng thẳng.
 2.2 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
 Kiểm soát cảm xúc là khả năng HS nhận thức rõ cảm xúc của mình trong 
một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và 
người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một 
cách phù hợp. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc ở HSTH được thể hiện như: biết bình 
tĩnh, kiềm chế và điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực ( như: giận dữ, tức tối,), 
không để những cảm xúc đó biến thành những hành vi bạo lực thân thể hoặc tinh 
thần, gây tổn thương cho bạn bè và những người xung quanh.
 2.3 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
 Trong cuộc sống, khi gặp những vấn đề khó khăn, HSTH cần có kĩ năng tìm 
kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác như: cần ý thức được nhu cầu cần 
giúp đỡ; xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy; tự tin và biết bày tỏ nhu 
cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp. Các em biết tìm sự giúp đỡ từ người thân trong 
gia đình, thầy cô giáo, bạn bè thân thiết và những người tin cậy, có trách nhiệm ở 
tổ dân phố/xóm làng khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống.
 2.4 Kĩ năng giao tiếp.
 Kĩ năng giao tiếp giúp HSTH biết trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, 
mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn 
ngữ cơ thể một cách phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp; đồng 
thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. 
 2.5 Kĩ năng cảm thông, chia sẻ. +) Nhóm 3: Trải nghiệm thông qua các hoạt động của Nhà trường, xã hội: 
Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo.
 4.Quy trình giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo 
 Quy trình giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
được thực hiện với 04 bước:
Bước 1: Khám phá
 Mục đích: Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái 
niệm, kĩ năng, kiến thức.sẽ được học.
 Giúp GV đánh giá/xác định thực trạng (kiến thức, kĩ năng) của HS trước 
khi giới thiệu vấn đề mới.
 Cách thực hiện: GV cùng HS thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm)
 GV, HS đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài 
học mới
 Vai trò của GV và HS.
 GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép.
 Một số kĩ thuật dạy học
 Động não, phân loại/xác định chùm vấn đề, thảo luận, chơi trò chơi tương tác...
Bước 2: Kết nối
 Mục đích: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc 
tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối 
kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới
 Cách thực hiện: GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn 
đề đã chia sẻ ở bước 1.
 GV giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới.
 Vai trò của GV và HS: GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn (facilitator); 
 HS là người phản hồi, trình bày quan điểm/ý kiến, đặt câu hỏi/trả lời .
 Một số kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy 
 học đa chức năng (chiếu phim, băng, đài, đĩa )
 Bước 3: Thực hành - Học sinh được trực tiếp tham gia hoạt động, bản thân được cảm nhận, 
được vận động nên hiểu hơn về giá trị của các kĩ năng, cái khó khăn và thuận lợi 
khi thực hiện kĩ năng, bởi vậy mà dễ hình thành niềm tin để thôi thúc rèn luyện kĩ 
năng thành thói quen hơn.
 - Các kĩ năng được sàng lọc, rèn luyện thông qua điều tra hoạt động thực 
hành trong đời sống của học sinh. Dựa vào nội dung kĩ năng sống, tâm lý của học 
sinh để thiết kế hoạt động phù hợp với mỗi hoàn cảnh nhất định nhằm phát triển 
kĩ năng ứng xử của học sinh.
 II.1.2. Tính sáng tạo
 - Trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dựa vào sự tương tác cụ thể trong 
mỗi tình huống rõ ràng, khoa học, đảm bảo tính logic trong việc nhận thức 
Hình thành niềm tin, giá trị Rèn luyện kĩ năng thành thói quen với mỗi học 
sinh.
 - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được phân loại rõ ràng theo phạm vi tương 
tác, môi trường gắn liền với cuộc sống xung quanh của học sinh.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng 
 Giải pháp dễ thực hiện, dễ áp dụng trong các nhà trường. Bởi các hoạt động 
trải nghiệm được thiết kế chủ yếu dựa vào những hoạt động phù hợp với tâm lí 
học sinh, dựa trên hoạt động cơ bản của nhà trường trong việc triển khai nhiệm 
vụ năm học. Cụ thể là: 
 - Trong mỗi năm học, trong mỗi nhà trường đều thực hiện các hoạt động cơ 
bản theo chủ đề nên việc áp dụng để học sinh được trực tiếp tham gia rất dễ dàng. 
Hầu hết các trường đều có sân trường, loa mic,... đủ để học sinh toàn trường tham 
gia. Đây là điều kiện tốt để học sinh tham gia trải nghiệm.
 - Trong hoạt động của môn học, việc thiết kế giáo dục kĩ năng sống thành các em. Ví dụ như việc tổ chức cho các em chăm sóc vườn cây, bồn hoa...( trong 
hoạt động kĩ năng ứng phó với môi trường) giúp cho nhà trường giảm bớt chi phí 
chăm sóc, cải tạo quang cảnh nhà trường. 
 b. Hiệu quả về mặt xã hội:
 Học sinh không chỉ được giáo dục về kĩ năng ứng phó với các tình huống xảy 
ra xung quanh mình trong cả học tập và vui chơi; ở nhà trường, gia đình, cộng 
đồng mà còn giúp cho các em có được kết quả học tập tốt hơn. Học sinh có kĩ 
năng sống tốt sẽ tạo điều kiện để học sinh học tốt.
 Học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm tập thể không chỉ thúc đẩy kĩ 
năng tương tác, kĩ năng xử lý của của bản thân mà còn gián tiếp tạo ra cuộc sống 
xung quanh lành mạnh, giàu giá trị nhân văn 
 Giá trị làm lợi khác:
 Việc thực hiện giải pháp trên mang lại cơ hội cho giáo viên được hợp tác với 
đồng nghiệp, chung sức với nhà trường trong các hoạt động tập thể vì lợi ích 
chung chung như vì lợi ích của học sinh lớp mình tham gia. 
 Vĩnh Bảo, ngày 13 tháng 1 năm 2023
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tác giả sáng kiến
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Hoàng Minh Nguyệt 

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_cuc_hoa_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_nham_nang_c.docx