Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 trường TH Lý Thường Kiệt

docx 12 trang thanh 21/02/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 trường TH Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 trường TH Lý Thường Kiệt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm Lớp 5 trường TH Lý Thường Kiệt
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục tiểu học là nền tảng , là viên gạch đầu tiên hình thành kiến thức 
ban đầu của mỗi con người nói riêng, mỗi dân tộc nói chung. Bởi vì giáo dục tiểu 
học là cơ sở, là nền móng, là tiền đề làm nên tri trức, phẩm chất của một con 
người.
 Người giáo viên tiểu học cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình đối với 
xã hội, đối với nhà trường, đối với học sinh, gia đình học sinh, sự phát triển nhân 
cách, sự hình thành đạo đức của trẻ.
 Trong nhà trường, GVCN là người vừa phải thực hiện toàn bộ kế hoạch dạy 
học các môn, lại vừa đảm nhiệm công tác giáo dục tập thể lớp. GVCN luôn luôn 
có mặt ở lớp, luôn luôn tiếp xúc với học sinh suốt cả tuần. Vì thế có điều kiện 
thuận lợi để tiến hành công tác giáo dục học sinh, là người thay mặt nhà trường 
chịu trách nhiệm giáo dục chủ yếu nhất trong nhà trường, toàn bộ chất lượng giáo 
dục của lớp, bộ mặt đạo đức, nhân cách của học sinh trong lớp là phụ thuộc vào 
GVCN.
 Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng ta 
cần nâng cao vai trò,vị trí công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.
 Là một người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm thế nào để làm tốt 
công tác chủ nhiệm lớp nên tôi chọn đề tài :“Một số biện pháp để nâng cao công 
tác chủ nhiệm lớp 5B trường Tiểu học Lý Thường Kiệt” để nghiên cứu.
 I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
 Với mục tiêu tìm hiểu về công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học. Bản thân nỗ 
lực tìm ra các biện pháp thích hợp và xác định được như thế nào là chức năng, 
nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm lớp, đề ra những nhiệm vụ cụ thể và các 
giải pháp hợp lí, giúp nâng cao chất lượng, rèn luyện hai mặt giáo dục và các hoạt 
động phong trào khác cho học sinh của lớp, nhằm mang lại hiệu quả cao trong 
công tác chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hoàn 
thiện nhân cách cho học sinh tiểu học.
 I.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
 – Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Lựa chọn, tìm ra các biện pháp để nâng cao 
công tác chủ nhiệm lớp 5B- trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
 – Đối tượng : Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã tìm hiểu thực tế 31 
học sinh của lớp 5B mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
 I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 – Nghiên cứu các giải pháp, biện pháp về công tác chủ nhiệm ở bậc Tiểu học 
trong nhà trường.. Nghiên cứu những hoạt động về công tác chủ nhiệm lớp của 
bản thân với các em học sinh lớp 5B trường Tiểu học Lý Thường Kiệt năm học 
2015-2016. a)Thuận lợi, khó khăn:
 * Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về mọi mặt, đặc biệt là cơ sở vật 
chất của nhà trường ngày một khang trang đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy 
và trò trong nhà trường. Trường lại tham gia vào dự án SQAP nên các em học 
sinh nghèo và những em ở xa được ăn trưa tại trường vào những ngày học hai 
buổi.
 Học sinh trong lớp hầu hết đều là con em người dân tộc kinh. Hầu hết gia 
đình các em đều sống trong địa bàn xã EaMnang.
 Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, điều kiện phát triển dân trí ngày càng 
cao. Việc nắm bắt thông tin hai chiều thuận lợi, nhanh chóng nhờ điện thoại, 
phương tiện di chuyển bằng xe máy
 * Khó khăn:
 Bản thân tôi nhà ở xa trường, trong quá trình công tác, việc đến thăm nhà 
phụ huynh còn gặp phải những trở ngại. Địa bàn tương đối rộng, đường sá đi lại 
khó khăn, gia đình phụ huynh lại thường xuyên sống và sinh hoạt tại nương rẫy 
nên cô đến nhà cũng ít gặp. Mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Nhiều 
em gia đình khó khăn. Giáo viên không có thời gian quản lí, theo dõi học sinh về 
tất cả các mặt. Bản tính nhiều em ít nói, ít thổ lộ, không cởi mở vởi cả bạn bè, 
thầy cô
 Việc đến nhà trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh còn hạn chế, chủ yếu 
trao đổi qua điện thoại. Nhiều phụ huynh ngại gặp, ngại trao đổi chuyện nhà với 
cô giáo
 Hầu hết gia đình các em có mức sống trung bình. Thói quen sinh hoạt, tác 
phong học tập của các em còn hạn chế. Có một số em, gia đình chưa thực sự quan 
tâm đến việc học hành của con cái. Một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, 
phải đi làm ăn ở xa, gửi con nhờ người thân nuôi hộ nên không có thời gian quan 
tâm đến việc học tập, rèn luyện của con mình. Một số ít em còn ham chơi hơn 
ham học nên ảnh hưởng đến việc học tập. Kỹ năng tiếp thu bài của các em không 
đồng đều, trong đó có 1 em ở lại nhiều năm do gặp khó khăn trong học tập.
 Từ những thực trạng, khó khăn nêu trên, ngay từ các tháng đầu của năm học, 
tôi đã tiến hành khảo sát học sinh ở lớp 5B do mình phụ trách. Theo những nội 
dung cụ thể như: Học sinh lễ phép vâng lời thầy cô; học sinh tích cực tham gia 
các hoạt động; học sinh biết quan tâm giúp đỡ người khác, .
 Quá trình khảo sát cho kết quả cụ thể như sau:
 Đạt Chưa đạt
 Ghi 
 Nội dung khảo sát Số Số 
 % % chú
 lượng lượng Do thời gian dành cho đề tài còn hạn chế nên kết quả thu được còn ở mức 
tương đối. Vẫn tồn tại một số ít em, do thiếu sự quan tâm của gia đình, tác động 
của xã hội nên thiếu ý thức cầu tiến. Vì thế trong một vài hoạt động tập thể, các 
em đó có tham gia nhưng còn thụ động và có những biểu hiện chưa tích cực với 
bạn bè, thầy cô, trong giao tiếp còn rụt rè.
 c) Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh: 
 Đa số học sinh trong lớp đều ngoan, giáo viên công tác đã lâu năm, nhiệt tình 
và tận tụy với công việc.
 Công nghệ thông tin ngày một phát triển nên việc nắm bắt thông tin, trao đổi 
giữa giáo viên-phụ huynh- nhà trường rất thuận lợi.
 Sách tham khảo về công tác chủ nhiệm nhiều và phong phú về chủng loại.
 -Phần đông phụ huynh rất quan tâm đến con cái.
 * Mặt yếu: 
 Một số gia đình phụ huynh vì hoàn cảnh gia đình đi làm ăn xa, còn mải làm, 
chưa quan tâm đúng mức tới con cái, còn phó mặc cho nhà trường, thầy cô.
 – Học sinh chủ yếu là con gia đình lao động nên kinh tế gia đình còn gặp 
nhiều khó khăn, việc trang bị đồ dùng học tập chưa được đầy đủ, triệt để.
 d) Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
 * Nguyên nhân:
 – Đa số các phụ huynh đều làm nông, suốt ngày làm lụng vất vả ngoài đồng, 
ngoài rẫy, ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình.Công nghệ thông tin phát 
triển, có quá nhiều thông tin tác động tới trẻ. Trẻ chưa phân biệt được nên xem 
gì, đọc gì và làm như thế nào để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình. Phim 
ảnh, thông tin từ nhiều phương tiện tác động đến sự nhận thức của trẻ về mọi 
phương diện: Lối sống, đạo đức, thói quen, cách học tập
 * Các yếu tố tác động 
 – Nhiều năm gần đây có nhiều quán Internet mọc lên, thu hút sự tò mò, hiếu 
kì của các em. Các em dễ đam mê và những trò chơi vô bổ hơn là học tập.
 – Các yếu tố về gia đình, xã hội có tác động lớn đối với trẻ.
 II.3 Giải pháp, biện pháp:
 3.1) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 – Hình thành và phát triển nhân cách một cách đúng đắn để tương lai là một 
công dân tốt.
 – Giúp các em phát triển tốt về năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống. Phát triển 
năng khiếu sở trường vốn có thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
 3.2)Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Biết được thể lực, chiều cao, cân nặng  sức khoẻ của học sinh tạo cho giáo 
viên có kế hoạch dạy học phù hợp, vừa sức các em. Nắm vững những đặc điểm 
này GVCN giúp những em khoẻ phát huy mặt mạnh (đảm nhận những công việc 
nặng nhọc, giúp đỡ bạn yếu đau, bệnh tật) đồng thời hướng sự quan tâm, thông 
cảm, giúp đỡ của cả lớp đối với những bạn có thể trạng không bình thường, ưu 
tiên bạn kém mắt, kém tai, ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có kết quả. Thông 
cảm, gần gũi, cởi mở với những em có biểu hiện lầm lì, ít nói,Việc nắm vững 
đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh giúp GVCN lựa chọn, sử dụng phương pháp 
giáo dục tốt.
 3.2.4 Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh:
 Người giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi xem các học sinh của mình đã quan 
tâm đến bạn bè hay chưa và ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì ? Môn học 
nào ? Hoạt động nào ? Văn nghệ hay thể thao, nhằm điều chỉnh, hướng các em 
phát triển tốt nhất về đạo đức cũng như năng khiếu, sở trường. Thái độ, cách ứng 
xử của học sinh đối với gia đình, hàng xóm, thầy cô giáo đã phù hợp chưa?. Từ 
đó có kế hoạch điều chỉnh, giáo dục.
 3.2.5 Xây dựng tập thể tự quản:
 Muốn tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh, GVCN phải chăm lo tổ chức, 
xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, nhất trí, biết tự quản lý các công việc 
của lớp, bởi lẽ tập thể lớp chính là môi trường, là phương tiện trực tiếp tác động 
tới sự phát triển nhân cách và tài năng của học sinh. Vì vậy, GVCN phải phối hợp, 
xây dựng học sinh lớp thành một tập thể tiên tiến xuất sắc, biết tổ chức, điều khiển, 
quản lý, đánh giá kết quả hoạt động của tập thể và của mỗi thành viên học sinh. 
Qua sự nhận xét, đánh giá lẫn nhau, các em có động lực thi đua giữa các tổ, các 
thành viên,vươn lên cho bằng bạn của mình.
 3.2.6 Tổ chức tốt đội ngũ cán sự lớp, gồm có:
 – Một lớp trưởng phụ trách chung.
 – Các lớp phó: Học tập, lao động, văn nghệ, thể dục, thể thao.
 – Các tổ trưởng, tổ phó
 – Đội cờ đỏ của lớp.
 * Quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản.
 – Nhiệm vụ lớp trưởng: Tổ chức, theo dõi hoạt động tự quản của lớp dưới sự 
chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên như các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần, các 
cuộc hội ý cán sự cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo quy mô lớp, luôn 
luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét, 
đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì và cả năm 
học.
 – Nhiệm vụ của Lớp phó lao động, tổ chức, nhân công, điều khiển các buổi 
lao động, vệ sinh của lớp, nhận xét, đánh giá kết quả. Tuỳ theo từng công việc, 
lớp phó có thể tổ chức điều khiển trực tiếp cả lớp hoặc thông qua tổ phó, cán sự trọng tình cảm bạn bè, tình thầy trò, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên ý thức dân 
tộc đúng đắn, ý thức công dân sâu sắc. Chăm lo xây dựng mối đoàn kết của tập 
thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện 
các nội dung giáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hoá, vui chơi 
giải trí
 3.2.7 Giáo dục đạo đức, và nhân văn cho học sinh:
 Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà 
trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung.
 – Hoạt động theo chủ đề của từng tháng và tình hình cụ thể của lớp, của 
trường để chọn hoạt động sao cho phù hợp. Ví dụ: sinh hoạt chủ đề : “Nhớ ơn 
thầy cô giáo” “ Giữ gìn truyền thống dân tộc”
 3.2.8 Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ 
học sinh:
 – Tổ chức thi đua học tập rèn luyện trong học sinh để kiểm tra đánh giá, 
tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ trong tuần, tháng, học kỳ, cả năm.
 – Kết quả hoạt động học tập thể hiện ở khả năng nắm tri thức, ở sự phát triển 
năng lực hoạt động trí tuệ nói chung, năng lực tư duy sáng tạo nói riêng ở học 
sinh – nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như : ý thức học tập, động cơ và thái độ 
học tập, phương pháp học tập, điều kiện và phương tiện học tập. xây dựng tập thể 
lành mạnh giúp các em xác định được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tích 
cực tìm tòi biện pháp hay, tốt đẹp đạt kết quả học tập cao nhất.
 3.2.9 Tổ chức các nhóm học tập, “đôi bạn cùng tiến”:
 -Lập các nhóm bạn cùng tiến bằng cách chọn một em hoàn thành tốt kèm 
cặp, giúp đỡ một em còn chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập thông qua sự hướng 
dẫn của giáo viên theo từng ngày, từng tuần cụ thể, thông qua từng môn học, bám 
sát kế hoạch dạy học mà giáo viên đã lập ở đầu mỗi tuần.Việc này giúp chất lượng 
dạy học của lớp ngày một nâng cao.
 Đối với học sinh giỏi GVCN phải có kế hoạch bồi dưỡng giúp các em phát 
huy hết khả năng của mình. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn GVCN tổ 
chức lớp động viên thăm hỏi hoặc đề nghị gia đình tạo điều kiện.
 Tóm lại tổ chức có kế hoạch các hoạt động cho học sinh nâng cao kết quả 
học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của GVCN lớp. Vì vậy 
vấn đề đặt ra là GVCN cần nghiên cứu tìm hiểu nắm vững tình hình cụ thể của cả 
lớp nói chung, từng học sinh nói riêng để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp.
 3.2.10 Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao:
 Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao là yêu cầu tất 
yếu của các em. Bởi vậy, bên cạnh các hoạt động học tập, lao động của lớp, GVCN 
cần quan tâm, tư vấn cho cán bộ lớp tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện 
sức khoẻ như: các trò chơi, các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, tham quan, 
cắm trại, xem triển lãm, xem phim, thi tìm hiểu về văn hoá, lễ hội truyền thống 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_nang_cao_cong_tac.docx