SKKN Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm Hà Nội yêu dấu của em

docx 34 trang thanh 29/10/2023 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm Hà Nội yêu dấu của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm Hà Nội yêu dấu của em

SKKN Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm Hà Nội yêu dấu của em
 SỞ
 MÃ SKKN
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG
 TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
 THEO CHỦ ĐIỂM “ HÀ NỘI YÊU DẤU CỦA EM” LỚP 5
 Lĩnh vực : Chủ nhiệm
 Cấp học : Tiểu học
 NĂM HỌC: 2016 - 2017 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Trong phân phối chương trình giảng dạy ở tiểu học, ngoài các tiết học chính 
khóa như Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí... theo chủ trương của ngành 
lâu nay còn có thêm một tiết Sinh hoạt tập thể vào các buổi dạy cuối tuần. Đây là 
một tiết học có tầm quan trọng không nhỏ trong quá trình giáo dục đức, trí, thể, mĩ 
cho học sinh, góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy ở tiểu học và 
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Theo kế hoạch, một tháng có 
02 tiết sinh hoạt lớp, 02 tiết sinh hoạt Đội. Một trong những hoạt động của tiết đó 
là sinh hoạt theo chủ đề. Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với học sinh.
 Bên cạnh đó, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, trọng tâm giáo dục là phát triển 
năng lực cho học sinh, quan tâm lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thì tiết Hoạt 
động giáo dục ngoài giờ chính khóa có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó giúp học 
sinh được mở rộng kiến thức đã học, rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 Đặc biệt đối với học sinh lớp 5 các em luôn xem lớp học là ngôi nhà thứ hai, 
nơi gắn bó và để lại trong các em những hồi ức êm đềm, những kỉ niệm đẹp đẽ khó 
quên từ mái trường tiểu học. Tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là 
những ấn tượng tốt đẹp giúp các em hưng phấn, tươi vui khi đến lớp, biết đoàn kết, 
hoà nhập với bạn bè, sau tiết này sẽ để lại cho các em những bài học về kĩ năng 
sống quý báu để các em vững tin bước vào lớp 6.
 Trong những năm qua, ở các trường tiểu học nói chung và ở trường của tôi đang 
công tác nói riêng đã thực hiện tiết sinh hoạt tập thể khá đồng bộ. Cũng có thể hiểu 
rằng các tiết Sinh hoạt tập thể là một trong nhiều hình thức của Hoạt động giáo dục 
ngoài giờ chính khóa.
 Làm thế nào để hoạt động của tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có 
hiệu quả cao? Làm sao để từ những hoạt động của tiết Hoạt động giáo dục ngoài 
giờ chính khóa, giúp các em hình thành nhân cách, biết phê bình và tự phê bình, 
biết học tập, phấn đấu rèn luyện để xứng đáng là học sinh thủ đô văn minh thanh 
lịch? Làm thế nào để thông qua tiết học này giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, 
đem lại niềm vui sự hứng khởi cho các em học tốt các môn học khác? Đây chính 
là những câu hỏi và trăn trở cần được giải đáp bằng sự sáng tạo của người thầy.
 Qua nhiều năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã rút một số kinh 
nghiệm từ thực tế đứng lớp khi tổ chức tiết sinh hoạt tập thể ở lớp 5, với mong 
muốn đem đến cho các em sự thoải mái sau mỗi tuần học tập miệt mài, góp phần 
thúc đẩy các hoạt động trong phong trào thi đua của lớp. Cùng với bộ tài liệu Sống sinh.
 - Phương pháp thử nghiệm
 Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Lúc này người 
giáo viên áp dụng vào tiết Sinh hoạt những hình thức tổ chức. Đồng thời cũng là 
lúc kiểm tra đánh giá kết quả, từ đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá 
trình đã thực hiện của mình.
 - Phương pháp thống kê
 Để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được, kết quả đạt được của học sinh sau 
tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm, tồn tại để rút ra kinh nghiệm.
5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
 Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 truyền hình, các em có thể đọc thơ, múa hát, kể chuyện. .xoay quanh chủ điểm.
2. Nội dung các chủ điểm
- Chủ điểm tháng 9: An toàn giao thông
- Chủ điểm tháng 10: Em yêu Hà Nội
- Chủ điểm tháng 11: Kính yêu thầy cô giáo
- Chủ điểm tháng 12: Hành quân theo bước chân anh bộ đội
- Chủ điểm tháng 1: Truyền thống dân tộc
- Chủ điểm tháng 2: Dâng Đảng kính yêu
- Chủ điểm tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo
- Chủ điểm tháng 4: Hòa bình hữu nghị
- Chủ điểm tháng 5: Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Ngoài ra, tôi cũng có thể xây dựng thêm một số chủ điểm khác như: Em phòng 
tránh bị xâm hại; Trách nhiệm của em với cộng đồng; Em ứng phó với căng thẳng ...
3. Thực trạng vấn đề:
 Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm Một số hình thức tổ chức các hoạt 
động trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ điểm “ Hà Nội yêu dấu 
của em”, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo 
viên và học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.
 - Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, 
máy chiếu, có thể kết nối mạng internet, giáo viên được trang bị bộ tài liệu Sống đẹp 
để tham khảo.
 - Trong những năm qua các tiết sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên 
cũng là cơ sở để giáo viên có thể tiếp tục xây dựng các hình thức trong tiết Hoạt động 
ngoài giờ chính khóa.
 - Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá 
khoa học, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
 - Học sinh được học cả những tiết Lịch sử và Địa lí Hà Nội nên các em có thêm 
hiểu biết để tham gia các hoạt động trong tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa.
 - Phụ huỵnh học sinh luôn quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện để giáo viên có thể 
thực hiện có hiệu quả tiết học.
 - Nguồn tài liệu về Hà Nội phong phú, giáo viên có nhiều nội dung lựa chọn để 
giáo dục phù hợp, gần gũi với học sinh. yêu dấu của em”
4.1. Các hình thức tô chức trong hoạt động nhân thức
 Đây là hoạt động thường có khi tổ chức các buổi sinh hoạt. Đa phần giáo viên chỉ 
sử dụng hình thức hái hoa dân chủ để tìm hiểu chủ đề vì đây là cách làm đơn giản, tiện 
gọn không mất nhiều công sức chuẩn bị. Người giáo viên chỉ cần biên soạn hệ thống 
câu hỏi sau đó cho học sinh bốc thăm câu hỏi và trả lời. Bản thân tôi cũng đã tiến hành 
cách làm này với hệ thống câu hỏi như sau:
 - Câu 1: Hà Nội được chính thức mở rộng địa giới từ năm nào? (Năm 2008)
 - Câu 2: Biểu trưng của Hà Nội là gì? (Khuê Văn Các)
 - Câu 3: Nét tính cách tiêu biểu của người Hà Nội là gì? (Thanh lịch, văn minh)
 - Câu 4: Trường đại học đầu tiên của nước ta là gì? ( Quốc Tử Giám)
 - Câu 5: Ai là người đổi tên Thăng Long thành Hà Nội? (Vua Minh Mạng)
 - Câu 6: Ngôi làng “ hai vua” ở phía Tây thủ đô tên là gì? (Đường Lâm)
 - Câu 7: Tên gọi Hà Nội được xuất hiện vào năm nào? (1831)
 - Câu 8: Tòa thành cổ nhất trên đất thủ đô là tòa thành nào? (Thành Cổ Loa)
 Với hình thức tổ chức trên, chỉ có một số ít học sinh được tham gia, các em còn 
lại không có cơ hội tham gia sẽ trở nên chán nản. Nội dung các câu hỏi tìm hiểu về 
nhiều vấn đề của thủ đô Hà Nội nên học sinh phải chuẩn bị lượng kiến thức nhiều, tiết 
học sẽ nặng nề. Mặt khác khi tìm hiểu nhiều nội dung như vậy thì các em sẽ không thể 
tìm hiểu kĩ và sâu một nội dung cụ thể.
 Đứng trước thực tế đó, tôi đã phân bố lượng kiến thức tìm hiểu về Hà Nội trong 
4 tiết sinh hoạt của tháng. Khi nói đến Hà Nội chúng ta có thể tìm hiểu về rất nhiều nội 
dung như: Lịch sử Hà Nội, Danh nhân Hà Nội, Làng nghề truyền thống của Hà Nội, 
Lễ hội ở Hà Nội, Văn hóa Hà Nội, Hà Nội ngày nay.... Trong năm học này, căn cứ vào 
đối tượng học sinh tôi đã lựa chọn 4 trong số rất nhiều nội dung viết về Hà Nội để tìm 
hiểu tương ứng với 4 tuần sinh hoạt theo chủ điểm này. - Câu 4: Vua nào xuống chiếu dời đô
 Về Thăng Long, vững cơ đồ nước Nam
 (9 chữ cái) (Lí Công Uẩn)
 - Câu 5: Nơi nào lời Bác đẹp thay
 Tuyên Ngôn Độc Lập những ngày đầu thu
 (17 chữ cái) (Quảng trường Ba Đình)
 - Câu 6: Lắng nghe và cho biết tên bài hát (14 chữ cái)
 (Làng lúa làng hoa)
 - Câu 7: Quan sát tranh và hãy cho biết tên cây cầu này (8 chữ cái)
 (Long Biên)
 - Câu 8 : Điền từ vào chỗ chấm :
 “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
 Dẫu không thanh lịch cũng người .............”
 (7 chữ cái) (Tràng An)
 - Câu 9: Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho Rùa vàng 
 (6chữ cái) (Hồ Gươm)
 - Từ hàng dọc : THĂNG LONG
 Sau khi tìm được từ hàng dọc, học sinh sẽ trình bày những hiểu biết của em về từ 
 con vừa tìm được.
 GV chốt: Thăng Long là tên kinh đô nước Đại Việt thời Lý. Năm 1010 Lý Công 
Uẩn rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy những đám mây hình con rồng bay 
lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long. Con người đất Thăng Long luôn mang 
trong mình niềm tự hào, nét văn minh thanh lịch. Là những người con của thủ đô ngàn 
năm tuổi chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện xứng đáng trở thành học sinh văn 
minh, thanh lịch. GV chốt: Tự hào về một Hà Nội có nhiều những giá trị văn hóa, có nhiều những lễ 
hội nổi tiếng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta là con cháu của mảnh đất 
hồn thiêng sông núi, chúng ta phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đó.
4.1.3. Trong tuần thứ ba của tháng tôi tiếp tục đưa các em đến với những làng nghề 
truyền thống của Hà Nội qua trò chơi: Rung chuông vàng
a, Mục tiêu giáo dục :
- Giúp HS có thêm những hiểu biết về làng nghề truyền thống của thủ đô Hà Nội. Có 
ý thức giữ gìn và phát huy những làng nghề đó.
b, Trò chơi : Rung chuông vàng
c, Cách chơi:
- Sau khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, cả lớp ghi đáp án vào bảng con giơ lên, 
ai vượt qua được các câu hỏi của chương trình người đó rung được chuông vàng.
d, Câu hỏi :
- Câu 1: Câu thơ sau gợi nhắc đến làng nghề nào?
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương
 Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
a. Làng giò chả Ước lễ b. Làng khảm trai Chuyên Mỹ
c. Làng bánh giầy Quán Gánh d. Làng giấy dó Yên Thái
(Đán án d)
- Câu 2: Hơn 1000 năm tuổi, đây là một ngôi làng nằm ven bờ sông Nhuệ, ở đó âm 
thanh từ những khung cửi, tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai, dìu dặt đã trở thành 
nhịp điệu cuộc song nơi đây. Bạn hãy cho biết đó là làng nghề gì?
a. Làng dệt Triều Khúc- Thanh Trì b. Làng may Trạch Xá- Ứng Hòa
c. Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông d. Làng dệt Phùng Xá - Mỹ Đức
(Đáp án c)
- Câu 3: Những câu hát sau đây nhắc đến một món ăn đặc trưng của Hà Nội, bạn hãy 
cho biết đó là món ăn gì và ngôi làng nào có truyền thống làm ra nó? Hà Nội mùa thu 
/ Mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về/ Thơm từng cơn gió/ Mùa cốm xanh về/ Thơm bàn 
tay nhỏ/ Cốm sữa vỉa hè/ Thơm bước chân qua (Cốm làng Vòng - Hà Nội)
- Câu 4: Những bức ảnh sau đây gợi nhắc con nhớ đến làng nghề truyền thống nào? ghép sẽ được mở, ai đoán được nội dung bức tranh người đó giành chiến thắng.
d, Câu hỏi:
 - Câu 1: Ông là người làng An Xá - Gia Lâm - Hà Nội, ông tác giả bài
thơ: “thần” nổi tiếng Nam Quốc Sơn Hà. Ông là ai? (Lý Thường Kiệt)
 - Câu 2: Trong điếu văn viết về ông, vua Lê có câu: “Ai cũng sống, sống như ông 
thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông chết như sống.” Ông là ai? (Thám hoa 
Giang Văn Minh) 4.2.2. Ghép tranh
 Giáo viên có thể tổ chức cho các học sinh ghép những mảnh vẽ thành bức 
tranh cảnh đẹp Hà Nội như: Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Lăng Bác....
 - Học sinh được nhận những mảnh ghép về một bức tranh có liên quan đến cảnh 
đẹp Hà Nội.
 - Học sinh cùng trao đổi để ghép nhanh những mảnh ghép thành các bức tranh 
hoàn chỉnh.
 - Tổ chức trưng bày và giới thiệu điều em biết về bức tranh vừa ghép được. 4.2.5. Sáng chế
 Các em có thể tận dụng những phế liệu như vỏ hộp sữa, ống hút nhựa, vỏ chai 
nước, vỏ lon nước ngọt, lõi giấy vệ sinh....để có thể tái chế thành những sản phẩm em 
yêu thích, món đồ chơi (mô hình Tháp Rùa từ vỏ hộp sữa, chậu trồng cây cảnh, lọ cắm 
hoa từ vỏ chai, ống cắm bút, ống nhòm từ lõi giấy vệ sinh.). Từ đó giúp các em có ý 
thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thủ đô Hà Nội nơi em đang sinh sống.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_cac_hoat_dong_trong_tiet_hoat.docx
  • pdfSKKN Một số hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chủ đ.pdf