SKKN Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ tự học ở các môn học khoa học, lịch sử và địa lý cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ tự học ở các môn học khoa học, lịch sử và địa lý cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ tự học ở các môn học khoa học, lịch sử và địa lý cho học sinh Lớp 5
I.PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài Đã là một người giáo viên thỉ hẳn ai cũng biết đến câu nói: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.” Trẻ em chính là tương lai của đất nước. Một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy. Sinh thời Bác Hồ đã nói trẻ em là những mầm non là những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập.” Ngày mai đất nước ta có phồn vinh, dân tộc có tự cường, tự lập hay không thì do nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội ngày hôm nay quyết định. Trong đó nền giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng hình thành và phát triển mọi tri thức, nhân cách, đạo đức ở mỗi con người với nhiều cấp học từ bậc mầm non đến bậc đại học. Bậc Tiểu học là bậc học đặt những viên gạch tri thức đầu tiên để tạo nền móng xây nên những bức tường tri thức ở các cấp học sau và mỗi thầy giáo, cô giáo là một người thợ đặt những viên gach đầu tiên ấy. Như vậy để có móng chắc thì không chỉ có nguyên vật liệu tốt mà còn phải có kĩ thuật tốt. Mặt khác để thực hiện được những mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là: Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo, khắc phục cơ bản yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội, Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, có hiểu biết, có kĩ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt làm việc hiệu quả, thực học, thực nghiệp. Từ những vấn đề trên tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục đó là không chỉ cung cấp cho các em tri thức, kĩ năng cơ bản là đọc, viết, tính toán mà phải hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện: đó là con người vừa có tài vừa có đức, biết yêu gia đình, yêu Tổ quốc, phát huy tối đa tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân vì thế tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường tính tự chủ tự học ở các môn học khoa học, lịch sử và địa lý cho học sinh lớp 5.” Cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a/ Mục tiêu: II. PHẦN NỘI DUNG 1/ Cơ sở lý luận Xét về đặc điểm tâm lí trẻ học sinh Tiểu học thì thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chat trí tuệ cần thiết. Xét về đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học: khi bước từ bậc mầm non lên các em chuyển từ hoạt động vui chơi làm chủ đạo sang hoạt động học tập làm chủ đạo, ở các lớp đầu cấp tư duy của các em chủ yếu là trực quan sinh động, đến lớp 4 và lớp 5 học sinh bắt đầu chuyển hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo và tư duy của các em cũng chuyển từ trực quan sinh động sang trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phân tích tổng hợp bắt đầu phát triển, các em bắt đầu bộc lộ ý thức tự giác, điểm mạnh của bản thân, hào hứng tích cực học tập cái mới, thích tự chủ hơn là bắt buộc, thích thực hành những điều đã học vào thực tế cũng như khám phá tri thức từ nhiều kênh khác nhau. Một đặc điểm của học sinh nói chung và đặc điểm của học sinh Tiểu học nói riêng thay vì áp đặt học sinh thì ta tìm cách tạo cho học sinh có hứng thú học để học sinh tự giác hay chủ động học thì sẽ thu được kết quả cao hơn. Lớp học có 30 học sinh là 30 tính cách khác nhau, tiểm năng ở mỗi học sinh là khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là khơi gợi, phát hiện và bồi dưỡng giúp các em phát huy tối đa những tiềm năng đó. Điều đó đóng góp rất lớn trong việc các em có định hướng nghề nghiệp sau này. Mặt khác đặc thù ở bậc Tiểu học giáo viên chủ nhiệm cũng đồng thời là giáo viên giảng dạy nhiều môn học ở lớp đó nên có điều kiện gần gũi, tiếp xúc nhiều với học sinh so với các giáo viên bộ môn đó là một thuận lợi trong việc chúng ta phát hiện và bồi dưỡng khả năng học tập cũng như giao tiếp hay điều chỉnh các mặt về phẩm chất ở mỗi học sinh. Để học sinh phát triển toàn diện thì đòi hỏi mỗi một giáo viên không chỉ có tri thức về mọi mặt, về mặt tâm lý giáo dục mà phải còn có cả kĩ năng sư phạm cần thiết, áp dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục. Luôn luôn tìm tòi những biện pháp giáo dục phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Giúp các em bộc lộ và phát triển tối đa những tiềm năng của bản thân, tạo cho các em hứng thú trong học tập, tạo cơ hội cho các em phát huy khả năng sáng tạo. 2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi thấy thực tế có một số vấn đề như sau: Ngày nay sự phát triển chóng mặt của Khoa công nghệ thông tin, đời sống người dân nâng cao nên 50% các hộ gia đình người dân đã kéo được mạng Internet, có ti vi thông minh, máy vi tính. Số gia đình ở sâu hơn đường dây mạng internet chưa đến được thì đều có điện thoại thông minh chạy bằng sóng 3G, 4G điều đó giúp các em được tiếp xúc với công nghệ sớm. Một em bé 3 tuổi chưa biết chữ cũng biết cầm điện thoại mở và tìm một số chương trình mình yêu thích như phim hoạt hình, các câu truyện cổ tích, các em không chỉ được nghe các truyện cổ tích bằng lời mà còn được xem diễn bằng hành động. Nhưng bên cạnh mặt tốt mà nó mang lại thì nhiều chương trình phim hoạt hình khiến các em đam mê mà quên mất nhiệm vụ học hành. Chưa kể đến các em còn học theo thói xấu trong những chương trình không lành mạnh trên mạng như em bé 5 tuổi đã thiệt mạng vì học theo cách thắt cổ trong game. 2.3/ Về thực trạng các thông tin trong sách giáo khoa. a/ Các thông tin đã không còn đúng với thực tế. Chủ chương thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục năm 2000 và bộ sách giáo khoa lớp 5 hiện tại học sinh đang học xuất bản năm 2004 nên có nhiều bài số liệu đã không phù hợp với thực tế thời điểm giảng dạy đặc biệt là đối với phần kinh tế và dân số ở môn Địa Lí. Ví dụ1 : Bài 8. Dân số nước ta (sách giáo khoa trang 81) Ta thấy Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á được thống kê từ năm 2004 là: BẢNG SỐ LIỆU DÂN SỐ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Năm 2004) Số dân Số dân STT Tên nước STT Tên nước ( triệu người) (triệu người) 1 In-đô-nê-xi-a 218,7 7 Cam -pu-chia 13,1 2 Phi-lip-pin 83,7 8 Lào 5,8 3 Việt Nam 82,0 9 Xin-ga-po 4,2 4 Thái Lan 63,8 10 Đông-ti-mo 0,8 5 Mi-a-ma 50,1 11 Bru-nây 0,4 6 Ma-lai-xi-a 25,6 Năm 2019 chỉ còn dân số của nước Bru-nây là giữ nguyên là 0,4 triệu người còn lại 10 nước khác số dân đã thay đổi. Ví dụ 2: Bài Châu Á (tiếp theo) Sách giáo khoa trang 105 – 106. Ta thấy: Lược đồ kinh tế một số nước châu Á. Hình 1. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (ngày 2-9-1945) Hình 2: Bác hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) Dựa vào đó học sinh nắm bài qua kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa và thông qua cách tổ chức và truyền tải của giáo viên. Điều đó chưa đủ vì nó không làm sống động được khung cảnh lúc bấy giờ, học sinh không được nghe trực tiếp giọng nói truyền cảm và ấm áp, thân thiện của Bác Hồ, làm cho việc ghi nhớ bài chưa sâu và giảm hiệu quả bài học. 2.4 /Về phía phụ huynh a/ Chưa hướng được cho con sử dụng mạng internet một cách khoa học, hiệu quả. *Giải pháp 1: Biện pháp giúp học sinh phát huy tính tự chủ, tự giác với việc học bài ở nhà Mức tiếp thu bài học của mỗi học sinh trong lớp là khác nhau và mỗi em đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau và từ việc tìm hiểu thực trạng của học sinh trong lớp tôi đã mạnh dạn sử dụng một số giải pháp sau: Thực tế qua nhiều năm giảng dạy ta đều thấy nhiều học sinh đến lớp nhưng không thuộc bài cũ do nhiều nguyên nhân: em thì ham chơi, em thì mải xem tivi, em thì không chú trọng học môn học đó, Để khắc phục được vấn đề trên năm học 2020 – 2021 tôi đã biến việc kiểm tra bài cũ thành một trò chơi mà ở đó học sinh thực sự làm chủ trò chơi đó, giáo viên chỉ là người theo dõi điều chỉnh nếu thấy không phù hợp. Kết quả trò chơi được ghi nhận vào Sổ theo dõi của mỗi cá nhân. Tôi đã tiến hành thực hiện trên các môn như: Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Đạo đức. Trò chơi có tên là “Trò chơi hỏi đáp” Cách thực hiện như sau: Sau mỗi bài học học sinh dựa vào các hoạt động của bài học để phân chia phần bài cho các tổ ra câu hỏi. Ví dụ: Bài gồm 3 hoạt động thì mỗi tổ ra câu hỏi cho một hoạt động. Nếu bài chỉ có 2 hoạt động thì học sinh sẽ cắt hoạt động dài chia cho 2 tổ. Nếu bài chỉ 2 hoạt động ngắn, đơn giản thì 1 tổ sẽ ra câu hỏi theo hướng ra tình huống hoặc hành động có liên quan đến nội dung bài. Khi chơi cử một bạn ghi điểm, câu hỏi của các tổ sẽ giao cho 1 học sinh làm quản trò chơi đọc câu hỏi và mời bạn trả lời theo cấu trúc. Câu hỏi tổ 1 Câu hỏi tổ 2 Câu hỏi tổ 3 Tổ 2 trả lời Tổ 3 trả lời Tổ 1 trả lời Tổ 3 trả lời Tổ 1 trả lời Tổ 2 trả lời Theo cấu trúc trên câu hỏi tổ 1 sẽ được bạn quản trò chia cho tổ 2 và tổ 3 trả lời. Mỗi tổ trả lời 1 câu nếu tổ được trả lời mà có đến 2 bạn trả lời sai thì cơ hội trả lời nhường lại cho tổ bạn. Và mỗi câu hỏi phù hợp và đáp án đúng thì tổ ra câu hỏi sẽ được ghi 1 điểm được thể hiện bằng hình que. “ ”. Tổ có câu trả lời đúng thì tổ đó cũng được ghi một điểm được thể hiện bằng hình que. Hết phần câu hỏi mỗi tổ có thêm 1 điểm “đồng đội” do cả lớp bình xét cho. Tổ đạt điểm đồng đội” khi mỗi câu hỏi có nhiều bạn giơ tay xin trả lời. của mình. Từ đó tạo động lực học tập cho học sinh, các em hào hứng tự giác học mà không cần phải nhắc nhở. Thực hiện việc kiểm soát mức độ nắm kiến thức và việc học bài khi ở nhà thông qua hoạt động trò chơi sau 2 tuần học sinh bắt đầu có tiến bộ rõ rệt. Trong lớp chăm chú nghe giảng, tích cực học tập không còn hiện tượng không học bài khi ở nhà. Vì muốn tổ mình được chiến thắng nên học sinh giúp đỡ, nhắc nhở nhau cùng học tập. * Kết quả cuối cùng thu được như sau: - Tạo được hứng thú học tập cho học sinh “Học để chơi, chơi để học” - 100% học sinh học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Phát huy tính tích cực của học sinh. - Phát huy kĩ năng ra câu hỏi và tìm đáp án ngày càng thuần thục. - Học sinh chủ động học và làm chủ kiến thức. - Phát huy năng lực giao tiếp, cách trình bày. - Phát huy khả năng sáng tạo trong việc xây dựng tình huống, hay hành động liên quan đến bài học. - Thông qua trò chơi giáo viên nắm được việc học sinh học bài ở nhà và tiếp thu kiến thức ra sao từ đó có biện pháp nhắc nhở hay điều chỉnh. *Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng kênh thông tin trên internet, ti vi để phục vụ và mở rộng bài học. - Như phần thực trạng tôi đã phân tích vấn đề kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa có bài thì không còn đúng thực tế hiện tại, có bài thì còn mang tích đơn điệu không tạo được sự cuốn hút học sinh vào bài học hoặc học sinh sẽ ghi nhớ chưa sâu. Tất nhiên là giáo viên ai cũng hiểu là bản thân phải tìm hiểu thêm các tài liệu để cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh nhưng như vậy học sinh tiếp thu các kiến thức đó một cách thụ động. Để phát huy được tính tự chủ của học sinh với bài học tôi đã hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu nguồn kiến thức đó qua các kênh thông tin. Như mạng internet, ti vi, báo. Cách làm như sau: Sau mỗi bài học tôi không quên dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài mới đối với các bài cần các thông tin ngoài sách giáo khoa tôi dặn học sinh tìm hiểu thêm qua mạng internet hoặc tivi, báo rồi ghi lại các số liệu hoặc tình hình mới. Đến tiết học vẫn giới thiệu số liệu mà sách giáo khoa cung cấp và nói với học sinh số liệu đó được cập nhật từ năm 2004, đến nay đã có sự thay đổi và yêu cầu học sinh báo cáo số liệu các em đã tìm hiểu. Giáo viên theo dõi điều chỉnh nếu thông tin sai.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_tang_cuong_tinh_tu_chu_tu_hoc_o_cac_mo.docx