SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung dạy học lịch sử Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung dạy học lịch sử Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung dạy học lịch sử Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NỘI DUNG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Vân SKKN thuộc môn: Lịch sử CẨM THỦY, NĂM 2018 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về việc thực hiện mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD- ĐT đã xác định rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”. Ở các trường phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng đang có bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, giáo viên phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên cần tổ chức dạy học linh hoạt để học sinh vừa được trang bị đủ kiến thức kỹ năng cơ bản, đồng thời vừa hình thành và phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học giải quyết vấn đề. Cách làm này có thể được coi là dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Xuất phát từ tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 3/10/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018”. Ngay sau khi công văn của Bộ GD-ĐT được ban hành, các nhà trường đã tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Theo đó, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đúng như tinh thần chỉ đạo của Bộ, nhiều giáo viên trong các nhà trường tiểu học hiện nay đã và đang lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tuy nhiên việc làm này đang còn gặp rất nhiều khó khăn vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Và phần đông giáo viên tiểu học chỉ mới quan tâm đến các môn học như Toán, Tiếng Việt (được coi là môn học chính), các môn còn lại chưa thực sự quan tâm. Trong đó, môn Lịch sử được xem là môn học khó, khô 1 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Khái niệm năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực 1.1. Khái niệm năng lực Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. 1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể có nghĩa là: Về mục tiêu: Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục. Về nội dung: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. Về phương pháp: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp. Chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thực nghiệm thực hành Về hình thức dạy học: Tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. [9] Kết quả học sinh với vai trò chủ thể đạt được là các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình đã được Bộ giáo dục quy định, trong đó chú trọng đến khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và kết quả này có tính đến sự tiến bộ, thái độ trong quá trình học tập. Nói một cách khác 3 II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY- HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học nói chung và Trường Tiểu học Cẩm Vân nói riêng hiện nay hết sức được quan tâm từ việc chỉ đạo của nhà trường đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.Tuy nhiên qua tìm hiểu , dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy- học cũng như sử dụng các phương pháp dạy- học phát huy năng lực học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Chưa tập trung cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy. Tình trạng "dạy chay", bắt học thuộc lòng một cách máy móc vẫn là tình trạng phổ biến. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn chưa thực sự được quan tâm. Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Ngoài ra, bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự hiểu sâu về phương pháp dạy học và kiến thức còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, tức là chưa làm chủ được kiến thức dẫn đến giờ học khô khan nhàm chán và nặng nề. Tình trạng này đã làm mất đi tính hấp dẫn của môn lịch sử. Hơn nữa, do tư tưởng coi môn lịch sử là “môn phụ”, nên nhiều học sinh không thích học lịch sử, chưa thực sự chú ý, quan tâm nhiều đến môn này. Nhiều em còn “mơ hồ” về lịch sử dân tộc. Những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc nhiều học sinh không biết và không hiểu. Các em còn thiếu các kỹ năng cơ bản của bộ môn và năng lực vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra là rất hạn chế. Từ thực trạng việc dạy học sử nói trên thì việc tổ chức cho học sinh học tập theo định hướng phát triển năng lực là vô cùng cần thiết.Qua đó phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh: tái hiện, thực hành bộ môn, nhận xét, vận dụng liên hệ kiến thức... Như vậy, các em không chỉ biết, hiểu sâu sắc kiến thức mà còn vận dụng tốt những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ 1. Giáo viên phải nắm vững nội dung và mục tiêu dạy học của phân môn lịch sử lớp 5 để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực chung của cả lớp và năng lực của từng học sinh. Cũng như các môn học khác, khi dạy học phân môn lịch sử giáo viên phải nắm vững nội dung và mục tiêu môn học. Vì khi đã nắm vững nội dung và mục tiêu môn học, giáo viên sẽ dễ dàng thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc qua đó phát triển năng lực cho học sinh. Do đó, để dạy tốt phân môn lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học việc đầu tiên tôi làm đó là nắm vững nội dung và mục tiêu môn lịch sử: * Về nội dung bao gồm các chủ đề: một số sự kiện, hiện tượng , nhân vật lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858 đến nay: 5 năng lực chung của cả lớp và năng lực của từng học sinh. đảm bảo học sinh có thể phát triển ở mức tối đa. 2. Trong dạy học Lịch sử tập trung những giá trị cốt lõi, tăng cường cho học sinh vận dụng kiến thức vững vàng vào giải quyết vấn đề Dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi người giáo viên, trong quá trình dạy học phải phát huy tốt vai trò của người tổ chức, phân công và hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức, biết cách khuyến khích, cổ vũ học sinh tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực trong dạy học, Chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghiên cứu khoa học của học sinh, tăng cường cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách vững vàng để từ đó các em biết vận dụng vào giải quyết vấn đề các vấn đề thực tiễn. .. Ví dụ: Khi học Bài 14. Thu –Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”; Bài 15: “Chiến thắng Biên giới Thu – Đông 1950”; Bài 17.”Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, tùy điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương, cần tổ chức các hoạt động phát triển năng lực cho học sinh. Chẳng hạn, giáo viên có thể tổ chức để học sinh thi tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau (tư liệu viết, phim, ảnh, nhân chứng lịch sử hoặc tại bảo tàng, thực địa..) về chiến dịch Việt Bắc, Biên giới, Điện Biên Phủ. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng làm việc với tư liệu lịch sử, thu thập thông tin, hình thành kiến thức từ nhiều nguồn sử liệu một cách chủ động sáng tạo. Học sinh cực tham gia thi tìm hiểu nhằm phát triển năng lực bản thân 3. Xác định năng lực cần rèn cho học sinh qua từng bài học cụ thể Có rất nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử, ở sáng kiến này tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số năng lực chuyên biệt cần được hình thành và phát triển cho học sinh: 7 Mặt khác là những minh chứng về thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa qua việc cướp chính quyền tại ba trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội lớn nhất đất nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. + Có thể khai thác các bức ảnh để minh họa cho lời giảng của giáo viên khi dạy về diễn biến và ý nghĩa của Cách mạng mùa thu. - Trước hết cần giới thiệu cho học sinh biết những địa danh trong các bức ảnh, giáo viên nhấn mạnh tính tiêu biểu, điển hình của các địa danh đó (Ví dụ: Phủ Khâm sai là trụ sơ bộ máy chính quyền địch...) Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh để khai thác tư liệu như: Hãy nhận xét về khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân được thể hiện qua các bức ảnh... [7] Sau khi học sinh trình bày xong, HS khác nhận xét sau đó giáo viên sẽ nhận xét. Với những học sinh trình bày chưa tốt, giáo viên động viên rút kinh nghiệm cho các em về cách dùng từ. Với cách làm như vậy, giáo viên sẽ hình thành năng lực tái hiện lịch sử cho học sinh, giúp các em tự tin để trình bày tốt vấn đề lịch sử. 3.2. Năng lực thực hành môn lịch sử: Năng lực này được thể hiện ở chỗ học sinh biết quan sát, đọc, khai thác nội dung lịch sử thông qua bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... Các em còn biết lập niên biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thành tựu về kinh tế, văn hóa...Để giúp học sinh phát triển tốt năng lực thực hành môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy tôi tập trung hình thành cho các em các năng lực cơ bản sau đây: * Hình thành cho học sinh năng lực quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ và biết khai thác nội dung cần thiết thông qua bản đồ, lược đồ: Có thể khăng định rằng bản đồ, lược đồ và tranh ảnh là một kênh thông tin cần thiết, trực quan để cung cấp kiến thức cho học sinh, là nguồn tư liệu lịch sử quan trọng, một bộ phận cấu thành của bài học lịch sử giúp các em dễ nhận biết và nhớ lâu kiến thức lịch sử. Do đó, trong quá trình dạy học người giáo viên cần quan tâm đến kỹ năng chỉ bản đồ, lược đồ và trình bày diễn biến trên lược đồ của học sinh. Để giúp học sinh thực hiện tốt kỹ năng này người giáo viên cần phải: -Hướng dẫn cho học sinh biết tên của bản đồ, lược đồ. -Hướng dẫn học sinh đọc bảng chú giải để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ, lược đồ. -Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung các sự kiện lịch sử, kiến thức lịch sử được diễn đạt bằng ngôn ngữ bản đồ, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Giáo viên cần lưu ý học sinh khi lên trình bày cần đứng ở bên phải bản đồ, lược đồ, tay phải dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác. Đối với việc trình bày diễn biến một trận đánh trên bản đồ hay lược đồ, giáo viên cần hướng 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_noi_dung_day_hoc_lic.doc