Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học

docx 26 trang thanh 23/02/2024 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học 
 phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học
 PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Lí do chọn đề tài
 Một đất nước muốn phát triển biền vững thì phải có những con người tài giỏi, 
có đủ đức, đủ tài. Vậy để có những con người hội tụ đầy đủ phẩm chất thì không 
ai khác ngoài những con người làm trong ngành giáo dục. Giáo dục là ngành có 
tầm quan trọng rất lớn đặc biệt trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trong 
giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Giáo dục đào tạo thế 
hệ trẻ trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Và trong lĩnh 
vực khoa học xã hội có một bộ môn hết sức quan trọng không thể thiếu được đó 
là môn Lịch sử.
 Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá, một bề dày lịch 
sử lâu đời. Đó là những ngày đầu của các vua Hùng dựng nước cho đến những 
năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai 
đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt 
Nam. Vì vậy, mục đích lớn nhất của bộ môn Lịch sử là nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học môn Lịch sử , làm cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, quá trình 
dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Đúng như lời Bác Hồ nhắc nhở:
 “ Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 Như vậy, việc nâng cao sự hiểu biết về lịch sử, kế thừa và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của cha ông, với lòng tự hào dân tộc, đem tài năng và trí tuệ phục 
vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước là một trong những nhiệm vụ hết 
sức quan trọng đối với một dân tộc, đặc biệt là những con người làm công việc 
dạy học.
 Mặc dù vậy nhưng hiện nay nhiều học sinh không hào hứng với môn học Lịch 
sử. Một số học sinh học môn lịch sử t, tiếp thu bài một cách thụ động, không biết 
được các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa, nắm bắt kiến thức lịch sử 
thụ động, ghi nhớ máy móc. Vì vậy nó đã tạo cho các em lười tư duy. Điều này 
rất đáng lo ngại. Chính vì thế, tôi đã có suy nghĩ và trăn trở: làm thế nào để học 
sinh có hứng thú, yêu thích môn học Lịch sử. Nắm bắt được vấn đề này, tôi đã đi 
sâu vào việc tìm hiểu, đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2018- 2019 này 
tôi đã mạnh dạn áp dụng Một số biện pháp nâng cao chất lượng day - học phân 
môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 trường tiểu học và bước đầu có kết quả. Ở bài viết 
này , tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc gây hứng thú học Lịch sử cho 
học sinh lớp 5. trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm 
được điều đó, trước hết các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu sử 
chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.
 Dạy lịch sử trong nhà trường chính là giúp học sinh hiểu được quá trình phát 
triển của xã hội loài người nói chung, quá trình phát triển của xã hội Việt Nam 
nói riêng. Trong chương trình lịch sử ở Tiểu học cũng có những bài nhằm giúp 
học sinh tái tạo lại một sự kiện lịch sử từ đó giúp học sinh tăng thêm lòng tự hào 
dân tộc và biết giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Cũng có những 
bài cho học sinh có sự hiểu biết cụ thể hơn về nhân vật lịch sử và hoàn cảnh của 
đất nước trong từng giai đoạn. Qua đó giáo dục học sinh lòng biết ơn, lòng tự hào 
về những vị anh hùng, những danh nhân lớn của dân tộc.
 Chương trình lịch sử lớp 5 tập trung cung cấp cho các em về một số sự kiện, 
hiện tượng lịch sử và một số nhân vật lịch sử theo từng mốc giai đoạn thời gian:
1858 – 1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp.
1945 – 1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp.
1954 – 1975: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất 
nước.
1975 - nay: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
 Đối với lứa tuổi các em, việc tiếp thu và nhớ sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử 
thật là khó, đặc biệt là với cách dạy thầy nói, trò nghe. Vậy làm hế nào để các em 
yêu thích môn Sử, các em tự hào đến với lịch sử dân tộc. Và đây cũng chính là 
niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác trồng người.
 Với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn hạn chế, chưa có khả năng 
tư duy khái quát cao, để có cơ sở nhận thức cá thể, độc lâp, giáo viên cần sử dụng 
các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò) 
Nhờ vậy mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn lịch sử. Muốn làm 
được điều đó, việc trình bày và giảng dạy kiến thức phải hết sức đơn giản, nhẹ 
nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn và sinh động thông qua các biện pháp: sử 
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức các trò chơi lịch sử, ứng dụng 
công nghệ thông tin vào tiết dạy.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 * Đối với học sinh: 
 Năm học 2018-2019 tôi được phân công tiếp tục giảng dạy lớp 5. Lớp tôi có 
58 HS. Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối lớp này, tôi nhận thấy việc 
đổi mới phương pháp dạy học vẫn tiếp tục và thu được nhiều kết quả đáng kể. Phương pháp dạy học là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Theo quan điểm dạy 
học mới là dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực của học sinh. Với 
môn Lịch sử, phương pháp dạy học rất đa dạng. Do đó, việc dạy – học Lịch sử 
không thể thực hiện một cách cứng nhắc mà đòi hỏi người giáo viên phải luôn suy 
nghĩ, biết lựa chọn phương án sư phạm tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất cho sự phát 
triển nhân cách học sinh của mình. Vì vậy, để giúp học sinh hứng thú và yêu thích 
lịch sử ,.. thì người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau cho 
giờ học phong phú, sinh động. Các phương pháp dạy học Lịch sử tôi thường sử 
dụng là:
 3.1.1. Phương pháp miêu tả, kể chuyện, tường thuật
 Tôi dùng để kể lại, tường thuật các sự kiện lịch sử đã diễn ra, miêu tả các đối 
tượng, thiết chế, sự vật đã xuất hiện trong lịch sử.
Ví dụ : Bài Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950, kể về gương chiến đấu của 
anh La Văn Cầu ; Bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kể về gương chiến đấu 
của anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
 Câu chuyện kể về gương chiến đấu của anh La Văn Cầu: Khoảng 6 giờ sáng 
ngày 16.9.1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt 
địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh 
nên đến đêm 16.9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Chừng nửa đêm 
17.6, ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn 
bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng 
vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm. Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ 
phải phá bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ còn cánh tay 
trái cử động, tay phải không có cảm giác. Trong đêm tối, ông cảm nhận được cánh 
tay phải của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc 
phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương 
cứ lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ người đồng đội giúp mình 
chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay 
trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi lăn xuống 
ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt 
thứ hai, tiếng nổ vang lên. Ông và đồng đội của mình đã hi sinh anh dũng.
 1. Phương pháp truyền đạt
 Đây là phương pháp rất cần trong việc hình thành biểu tượng lịch sử cho học 
 sinh.
 - Tôi sử dụng để giới thiệu bài ( Nêu bối cảnh lịch sử)
Ví dụ: Bài Vượt qua tình thế hiểm nghèo: Cách mạng tháng Tám (1945) thành 
công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược 
nước ta một lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Khi tìm hiểu mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành tôi dùng phương 
pháp đàm thoại với một số câu hỏi:
 - Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thanh là gì? (Nguyễn Tất Thành 
quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp)
 - Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào? Vì sao ông không đi 
theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?(Nguyễn 
Tất Thành chọn đường đi về phương Tây, Người không đi theo con đường của 
các sĩ phu yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vì các con 
đường này đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ “Tự do, Bình 
đẳng, Bác ái” mà người Tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi trở về 
giúp đồng bào ta.)
 3.1.5. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm
 Thông qua trao đổi trong tập thể, các ý kiến, kinh nghiệm, ý nghĩ, thái độ của 
mỗi cá nhân được bộc lộ, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ hợp tác trong 
học tập phát triển. Những vấn đề có nhiều cách hiểu hoặc phức tạp cần tranh luận 
hoặc những phần kết luận, nhận xét mà tác giả sách giáo khoa đã khéo léo “để 
dành”, không viết sẵn thì giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
Ví dụ: Sau khi học xong bài Thu - đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” và 
bài Chiến thắng Biên giới Thu – đông 1950, tôi cho học sinh thảo luận nhóm: Nêu 
điểm giống và khác nhau chủ yếu nhất giữa Chiến dịch Thu – đông 1947 và Chiến 
thắng Biên giới Thu – đông 1950?
 3.1.6. Phương pháp đóng vai
 Học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản. Vì vậy, tổ chức cho học 
sinh đóng vai cũng cần được vận dụng trong một số bài học Lịch sử .
Ví dụ: Bài Tiến vào Dinh Độc Lập
Ở hoạt động tìm hiểu sự kiện tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, tôi cho học 
sinh trao đổi theo nhóm 6 và đóng vai ( vai người dẫn chuyện, Dương Văn Minh, 
chiến sĩ cách mạng.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số phương pháp khác có thể sử dụng. Như vậy, học 
tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là học thuộc, nạp vào bộ nhớ của 
học sinh theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò ghi, học thuộc lòng theo thầy, 
theo sách giáo khoa mà là học sinh thông qua làm việc với sử liệu tự tạo ra hình 
ảnh lịch sử, tự xây dựng , hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra bằng các biện 
pháp tương tác xã hội ( học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò, đóng vai,) - Mô tả hoạt động/ quá trình - Thảo luận nhóm
 đó diễn ra như thế nào?
( Gồm các bài 21, 22, 28) 
 - Kết quả/ thành tựu/ vai trò/ 
 ý nghĩa của hoạt động đó đối- Hỏi đáp.
 với đất nước.
 - Nhân vật lịch sử nảy sinh 
 trong hoàn cảnh lịch sử như 
 thế nào?
 - Truyền đạt.
 - Hoàn cảnh cụ thể của nhân 
 - Kể chuyện.
Hoạt động của nhân vật vật (tên, nơi sống, nguyện 
 vọng).
lịch sử - Miêu tả
( Gồm các bài 1, bài 2, bài - Suy nghĩ, hành động cụ thể - Tường thuật
5, bài 6) của nhân vật nhằm thực hiện 
 nguyện vọng. - Thảo luận.
 - Đóng góp của nhân vật lịch 
 sử.
 - Phải mô tả được hoàn cảnh 
 lịch sử: thời gian, địa điểm, 
 lí do.
Tình hình kinh tế, chính - Trong tình cảnh đó, chính - Vấn đáp
trị, văn hoá, xã hội. quyền ( hay nhân dân, nhân 
 vật lịch sử) đã làm gì? Làm - Thảo luận nhóm.
 như thế nào?
( Gồm các bài 4, bài 12, - Kết quả của những việc làm 
bài 16, bài 19) đó?
 - Ý nghĩa như thế nào?
 Mỗi phương pháp không thể sử dụng từ đầu đến cuối bài học mà tôi đã kết hợp 
nhiều phương pháp khác nhau trong một giờ dạy. Tuy nhiên đối với học sinh tiểu 
học, phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vẫn là kể chuyện, miêu tả, tường 
thuật, vì chỉ miêu tả, tường thuật, kể chuyện mới tái tạo được các hình ảnh của 
lịch sử một cách sống động, hấp dẫn , giúp cho việc học tập lịch sử của học sinh 
nhẹ nhàng. Song không nên quá lạm dụng mô tả, tường thuật, kể chuyện, vì nó sẽ 
làm tính tích cực học tập, gây tâm thế thụ động cho học sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx