SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

docx 26 trang thanh 21/10/2023 3502
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 ☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆
 MÃ SKKK
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 Một số biện pháp giúp giáo viên
 làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5
 Môn: Sinh hoạt tập thể
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Phần I: Mở đầu
Những vấn đề chung
 I. Lý do chọn đề tài
 Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xác định các đường lối chủ trương, chính 
sách phát triển văn hoá, khoa học và giáo dục của đất nước. Ở các Đại hội của 
Đảng gần đây, các vấn đề trên đều được xem là các quốc sách quan trọng, Văn kiện 
Đại hội VIII đã xác định rõ ''Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo 
là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài bồi dưỡng tư tưởng 
và văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội''. Trong thời gian tiếp sau đó, ban chấp 
hành trung ương khoá VIII lại có nghị quyết trung ương 2 về định hướng chiến 
lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong thời kỳ công 
nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đây là nghị quyết có vai trò đặc biệt quan trọng đối với 
sự phát triển các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá nói riêng và sự phát triển 
mạnh mẽ, bền vững của đất nước nói chung.
 Tại đại hội lần này, với tinh thần "Nhìn lại quá khứ hướng tới tương lai", 
trong thời điểm thế kỷ XX đã kết thúc, thế kỷ XXI vừa bắt đầu, Đại hội đã kiểm 
điểm đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết 
sách cho thời kỳ tới, trong đó có các vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo, khoa 
học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vẫn hết 
sức được quan tâm và xem như là những nhiệm vụ trọng đại trong thời kỳ mới.
 Chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu xây dựng con 
người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về tâm 
hồn, cường tráng về thể chất. Văn kiện đại hội IX chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và 
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước và là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu 
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
 Nếu như con người là mục tiêu, động lực phát triển của kinh tế xã hội thì 
điểm khởi đầu phải là chú trọng đào tạo cho thế hệ trẻ có đủ nhân cách, có khả 
năng lao động sáng tạo, có lối sống và văn hoá lành mạnh để xây dựng một đất 
nước, một xã hội văn minh, tiến bộ. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, 
là tương lai của đất nước cũng như tương lai của nhân loại. Chính vì vậy công tác 
giáo dục đạo đức hoàn thiện cho thế hệ trẻ là công việc hết sức quan trọng. Đặc 
biệt là người giáo viên tiểu học hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình 
phụ trách. Người giáo viên tiểu học có nhiệm vụ xây dựng tập thể lớp, tổ chức các 
hoạt động khác của học sinh để mở rộng và khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, 
giáo dục có ý thức và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số kinh nghiệm nhằm làm tốt công 
tác chủ nhiệm lớp còn khách thể là toàn bộ học sinh lớp tôi chủ nhiệm năm học 
2016 - 2017.
 2. Phạm vi nghiên cứu
 Học sinh Tiểu học nói chung và cụ thể hóa bằng chất lượng đạo đức của học 
sinh lớp tôi chủ nhiệm. Qua tất cả những vấn đề nêu trên đã cho ta thấy môi trường văn hoá tư tưởng 
đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của trẻ em hiện nay. 
Chính vì lí do đó mà người giáo viên cần vận dụng để tìm ra những biện pháp phù 
hợp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm.
 II. Thực tế lớp 5A tôi giảng dạy trong năm học 2016 - 2017:
 Đầu năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 
5A. Vào đầu năm qua khảo sát tình hình lớp, tôi nhận thấy những khó khăn và 
thuận lợi của các con học sinh lớp 5A như sau:
 1.Thuận lợi:
 - Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn 
động viên nhắc nhở và hướng dẫn các em chuẩn bị bài tốt ở nhà theo hướng dẫn 
của cô giáo.
 - Đa số học sinh ở gần nhà nhau nên việc xây dựng đôi bạn học tập, đôi bạn 
cùng tiến rất thuận lợi.
 - Ban phụ huynh lớp đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn trong lớp.
 - Lớp 5A nhận được sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của ban giám 
hiệu nhà trường.
 Để làm tốt được công tác chủ nhiệm, tôi cũng đã tìm hiểu một số nguyên 
nhân khiến trẻ em chưa có những hành vi đúng chuẩn mực để từ đó đề ra những 
biện pháp giúp các em tiến bộ.
 2 . Khó khăn:
 - Lớp có một số em chưa tự giác học tập như em: Kiều Anh, Đắc An, Đặng 
Minh, Minh Anh, Quốc Hưng.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm, chưa có biện pháp và thời gian hướng 
dẫn các em học tập. Một số phụ huynh chưa biết cách hướng dẫn các em học ở nhà 
do khả năng không có kiến thức sư phạm. Mặt khác một vài phụ huynh ngại đi họp 
do con học chưa tốt, vì thế mà việc trao đổi tình hình học tập của học sinh giữa 
giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh còn gặp khó khăn.
 - Một số học sinh trong lớp gặp hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ ly hôn, bố 
lấy vợ mới hay bố mẹ không nuôi nổi con cái phải gửi cho ông bà, bác nuôi hộ, bố 
bị tai nạn nghề nghiệp mất khả năng lao động, gia đình khó khăn...
 Năng lực Trước thực nghiệm
 Tự phục vụ, tự quản 42 (79,2 %)
 Giao tiếp, hợp tác 35 (66%) sẽ sống ỷ lại, thiếu sự dũng cảm cần thiết và cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước 
sang môi trường hoàn toàn mới. Trẻ em như tờ giấy trắng, cần được sự chỉ bảo 
hướng dẫn một cách đúng hướng thì mới mong tạo được nhân cách đầy đủ, không 
lệch lạc và dễ uốn nắn.
 Ở bất kỳ thời đại nào gia đình cũng là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách của con 
người. Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của thế 
hệ trẻ, gia đình là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến những hành vi đạo đức của trẻ 
em. Ngoài ra ở lứa tuổi của các em đều phải sống chung và phụ thuộc vào gia đình, 
các em luôn bắt chước theo lối sống và cách cư xử của những người lớn xung 
quanh nhất là cha mẹ của các em.
 Sự giáo dục trong gia đình cũng là nhân tố rất quan trọng đối với quá trình 
hình thành tính cách cũng như cách ứng xử với xã hội của đứa trẻ. Hiện nay còn 
có nhiều gia đình chưa chú ý đến vấn đề giáo dục con cái, 23% trẻ chưa ngoan thổ 
lộ rằng bố mẹ ít quan tâm đến con cái, bố mẹ hầu như chẳng bao giờ kiểm tra kết 
quả học tập của con cái hoặc nếu có gia đình chú ý đến việc giáo dục con cái thì 
nội dung, phương pháp giáo dục lại không đúng mức, nhiều gia đình quá nuông 
chiều con cái, dễ dàng chấp nhận mọi đòi hỏi của chúng một cách dễ dàng và từ 
đó tạo cho trẻ em tính ích kỷ, không biết yêu quý giá trị vật chất do sức lao động 
làm ra, không biết yêu thương, cởi mở với các bạn dễ dẫn đến những hành vi đạo 
đức không tốt.
 Mặt khác, có gia đình lại thường xuyên đánh đập chửi bới các em, cá biệt 
còn có bố mẹ đối xử thô bạo ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con cái. Chính 
lối giáo dục này đã tạo nên tính trai lì, bướng bỉnh, tâm lý chán nản dẫn đến những 
thói hư tật xấu, hành vi đạo đức sai lệch của trẻ.
 Bên cạnh đó, có những em là nạn nhân của các gia đình tan vỡ, bất hoà, bố 
mẹ bỏ nhau, mất bố hoặc mất mẹ (chiếm 21%) thường trong những gia đình này 
các em bị bố mẹ hoặc những người thân của mình bắt phải tự lập từ bé, bị đánh 
đập ngược đãi thường xuyên nên không muốn về nhà.
 Như vậy chúng ta thấy vai trò quan trọng của gia đình đối với việc giáo dục 
các em là rất lớn.
 C. Biên pháp
 I. Một số biên pháp làm tốt công tác chủ nhiêm lớp năm học 2016 - 2017
 Giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học có nhiệm vụ quản lý, giáo dục lớp mình 
phụ trách. Chức năng này được thực hiện như sau:
 - Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một tập thể vững mạnh.
 - Tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong lớp nhằm nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. thăm hỏi, quan tâm lo lắng thì các em mới có thể trao đổi, tự bộc bạch theo khả 
năng của mình với cô giáo chủ nhiệm. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm hiểu được 
tâm lý học sinh đặc biệt tâm lí của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
 b) Tìm hiểu về nhu cầu, hứng thú động cơ của học sinh trong học tập và các 
hoạt động khác, từ đó giúp giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo 
dục học sinh đạt kết quả tốt.
 Ví dụ: Trong thực tế, có một số em học chưa tốt các môn Toán hoặc Tiếng 
Việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thì học rất tốt 
do các em có hứng thú say mê các môn này. Từ đó giáo viên phải biết vận dụng 
phương pháp dạy học phù hợp với các môn học để tạo điều kiện giúp các em hứng 
thú với môn Toán, môn Tiếng Việt.
 * Tóm lại: Muốn thực hiện tốt những điều nói trên, yêu cầu người giáo viên 
phải:
 - Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, sơ yếu lý lịch của học sinh ở lớp dưới).
 - Quan sát các hoạt động và các mối quan hệ của học sinh hàng ngày.
 - Thăm gia đình học sinh và trò chuyện trao đổi với phụ huynh học sinh.
 - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh, sau một tháng phải thay đổi chỗ 
ngồi (từ cánh phải sang cánh trái và ngược lại) để đề phòng bệnh về mắt.
 - Trong sổ tay của giáo viên phải ghi rõ học sinh có năng khiếu, học sinh 
chậm để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng lực và kèm cặp học sinh chậm 
thường xuyên chưa hoàn thành bài.
 Biện pháp 2: Phân công mạng lưới tổ chức lớp
 a) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp
 Bước vào năm học mới việc làm đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm là xây 
dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt, đây sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của 
trường, của lớp. Đối với đội ngũ cán bộ này, tôi chú ý lựa chọn những em có năng 
lực quản lý tốt, có uy tín và đặc biệt phải có học lực tốt, ý thức kỷ luật tốt, để các 
em thực sự là tấm gương sáng cho các bạn khác noi theo.
 * Cụ thể mạng lưới cán bộ mỗi lớp có:
 - Một em là lớp trưởng phụ trách chung cho mọi hoạt động của lớp.
 - Hai em là lớp phó.
 + Một em phụ trách văn thể mĩ.
 + Một em phụ trách học tập.
 - Bốn em là tổ trưởng của 4 tổ trong lớp. Để lựa chọn những em có năng lực quản lý lớp tốt, ngay từ đầu năm học, tôi 
thường trao đổi với giáo viên phụ trách lớp 4 và kết hợp với việc thường xuyên 
quan sát các em trong cả giờ chơi lẫn giờ học, qua các phong trào học tập cũng như 
phong trào của Đội để phát hiện ra những em có khả năng học tập tốt, quản lý lớp 
tốt và được bạn bè tin yêu, quý mến và nghe theo. Không những bồi dưỡng cán bộ 
của lớp mà chúng tôi còn tham mưu cho ban phụ trách Đội những em có khả năng 
hoạt động Đội tốt và được các bạn tín nhiệm bầu vào ban chỉ huy chi Đội.
 Để các em có khả năng quản lý lớp tốt chúng tôi tổ chức bồi dưỡng cho các 
em, giúp các em phát huy được hết khả năng của mình.
 b) Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
 Ngay sau khi xây dựng xong đội ngũ cán bộ, tôi có họp các em lại, hướng 
dẫn và chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng em, hướng dẫn từng em 
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tôi giúp cho các em hiểu rằng: Muốn các bạn 
khác nghe theo mình thì trước hết bản thân mỗi em phải gương mẫu thực hiện tốt 
các yêu cầu của trường, lớp và của cô giáo, phải được các bạn tín nhiệm và tin yêu. 
Ngay từ những tuần đầu tôi cùng các em thực hiện nhiệm vụ của mình, quan sát 
các em làm và hướng dẫn chỉ đạo, uốn nắn cho từng em. Sau khi các em đã làm 
quen với công việc của mình, tôi để các em tự làm và báo cáo công việc sau mỗi 
tuần. Tôi thường xuyên kiểm tra sát sao và nhận xét tuyên dương những em làm 
tốt, có cách làm khoa học để các em khác học tập.
 Biện pháp 3: Khơi dậy tính truyền thống cho học sinh
 Tôi thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, phát động phong trào thi đua 
học tập tốt kỉ niệm các ngày lễ lớn như 10/10 ngày giải phóng thủ đô; Ngày 20/11 
ngày nhà giáo Việt Nam, giáo dục cho các em truyền thống tôn sư trọng đạo, tổ 
chức kỉ niệm ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội 
quốc phòng toàn dân. Tôi thường xuyên kể cho các em nghe những câu chuyện ôn 
lại truyền thống lịch sử, tổ chức cho các em đóng kịch tái hiện lại những giờ phút 
lịch sử của dân tộc... Song song với các hoạt động ngoại khoá cùng nhà trường tổ 
chức cho các em đi thăm quan "Trở về cội nguồn" thăm các di tích lịch sử như lăng 
Bác, các viện bảo tàng dân tộc, bảo tàng quân đội, thăm Thành Cổ Loa, đền Đô 
v.v... Thu hút tất cả các em tham gia vào các phong trào, hoạt động Đội để các em 
hoà mình vào đời sống của tập thể, có trách nhiệm với tập thể. Nhà trường thường 
xuyên cho các em tham quan phòng truyền thống để các em có những hiểu biết về 
những thành tích của trường, nhiều năm liền là lá cờ đầu của Quận, của Thành phố. 
Trường luôn luôn có tỉ lệ học sinh giỏi cao. Nêu gương những anh chị của những 
năm trước đã có thành tích cao trong những năm vừa qua. Từ đó các em thấy được 
vai trò trách nhiệm của mình phải tự rèn luyện, tự tu dưỡng bản thân để góp phần 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_lam_tot_cong_tac_chu_nh.docx