SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt động giảng dạy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt động giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt động giảng dạy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Quảng Ninh, tháng 5 năm 2018 2. Điểm mới của sáng kiến. *Phạm vi của sáng kiến: - Đối tượng: Học sinh lớp 5B tại trường tôi đang công tác. - Thời gian: Thực hiện trong năm học 2017 - 2018. - Nội dung: Sáng kiến này nêu lên một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt động giảng dạy. *Điểm mới của sáng kiến: Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng luôn là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, chính vì thế nội dung này cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm chia sẻ. Tuy nhiên, để làm tốt công việc này còn tùy thuộc nhiều vào đặc điểm tình hình của trường, của lớp mình. Trong phạm vi sáng kiến này, tôi đưa ra một số điểm mới tập trung ở các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 như: nắm vững đặc điểm tình hình học sinh; vận dụng ưu thế của việc áp dụng mô hình trường học mới giúp các em xây dựng nề nếp, nội quy lớp học; tổ chức tốt các phong trào thi đua; tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh; giáo dục thông qua các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt và HĐGD Đạo đức; kết hợp giữa nhà trường gia đình và cộng đồng xã hội; giáo dục bằng hình thức nêu gương tốt cho học sinh noi theo... Tất cả các biện pháp này đều gắn với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, để từ đó giúp các em học tập tốt hơn và phát triển một cách toàn diện nhất. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Tình hình thực trạng 1.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu Trường, tổng phụ trách Đội, Hội phụ huynh luôn quan tâm hỗ trợ giúp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện để giáo dục đạo đức cho học sinh. - Giáo viên nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm lại yêu nghề, dành nhiều tâm huyết cho học sinh và công việc giáo dục của mình. - Các em được gia đình, nhà trường và xã hội rất quan tâm, chăm sóc; trong môi trường giáo dục này chúng tôi có sự kết hợp với nhau để dạy bảo các em. - Các em được học hai buổi trên ngày nên giáo viên có nhiều thời gian để gần gũi các em nắm bắt đầy đủ tính cách và các biểu hiện hành vi đạo đức, tâm tư tình cảm của các em . động học tập. Tuy nhiên, khi gần gũi các em tôi nhận thấy rằng những em học sinh này nếu được quan tâm và giáo dục đúng cách thì sẽ trở thành những học sinh ngoan, học giỏi, có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội. Vì vậy không thể giáo dục các em theo từng phần, từng mặt riêng biệt mà luôn phải giáo dục một cách toàn diện trong đó đi sâu giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong năm học 2017-2018, bản thân tôi đã vận dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 như sau: 2. Các biện pháp thực hiện 2.1 Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh; xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm. Ngay khi nhận phân công của BGH nhà trường, là tôi bắt tay ngay vào công việc chủ nhiệm lớp của mình. Cụ thể: - Tìm hiểu thông tin cơ bản của học sinh từ hồ sơ chủ nhiệm, học bạ, phiếu liên lạc, các bài kiểm tra và kết quả đánh giá học tập và rèn luyện của học sinh những năm học trước. - Tôi trực tiếp tìm gặp GVCN, giáo viên giảng dạy những năm trước để nắm bắt thêm các thông tin khác trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập...của các em, những điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. - Buổi học đầu tiên sau những lời chào hỏi, giới thiệu thân thiện tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu. Động viên các em tự giới thiệu bản thân trước lớp. Bằng cách này tôi kết hợp kiểm tra kĩ năng giao tiếp, sự tự tin của học sinh. Nội dung phiếu điều tra như sau: PHIẾU GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và tên:....... 2. Là con thứtrong gia đình. 3. Bố mẹ làm nghề gì? Ở đâu?: .................................................................. 4. Môn học yêu thích:...................................................................................... 5. Môn học cảm thấy khó:............................................................................... 6. Góc học tập ở nhà: (Có, không)............................................................... 7. Những người bạn thân nhất trong lớp:........................................................ 8. Sở thích:................................................................................................ 9. Địa chỉ gia đình: ......................................................................................... 10. Số điện thoại :............................................................................................. Sau khi thu nhập được đầy đủ thông tin cá nhân học sinh tôi tiến hành xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm chi tiết. Trong đó, tôi đã đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp đặc điểm chung của lớp cũng như nét riêng biệt của từng đối tượng học sinh một cách chủ động có định hướng và sát đối tượng. Bên cạnh đó, kế hoạch dạy học các phân môn Tiếng Việt, HĐGD Đạo đức... mà bản thân phụ trách cũng được tôi xem xét và lên kế hoạch dạy học lồng ghép các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp. 2.2. Xây dựng nề nếp, nội quy lớp học: Quá trình giáo dục toàn diện chỉ phát huy hiệu quả khi lớp học ổn định nề nếp và xây dựng nội quy chu đáo. Bản thân tôi nghĩ nếu những yêu cầu này nếu ban hành bằng sự áp đặt của giáo viên, bằng hình thức, bằng phong trào chứ không xuất phát từ nhu cầu, ý thích của học sinh thì kết quả đem lại không cao. Do đó, tôi trao quyền xây dựng nề nếp tự quản dựa trên những nội quy do các em tự đề xuất, tự thiết kế. Các em tự lựa chọn nội dung, cách thức hoạt động chủ động theo nhu cầu, nguyện vọng trên cơ sở giám sát của giáo viên và kế hoạch của Liên đội, nhà trường. - Cách tiến hành: Hội đồng tự quản học sinh tổ chức cho các bạn tham gia thảo luận, thống nhất một số nội quy lớp học để các em hiểu và làm theo nội quy một cách tự giác. Cụ thể: 1. Chuyên cần, đúng giờ 2. Làm bài đầy đủ 3. Nghiêm túc, trật tự 4. Giữ gìn vệ sinh 5. Tích cực, tự giác 6. Hợp tác, chia sẻ 7. Vui vẻ, thân thiện 8. Đoàn kết, yêu thương - Nội quy này có thể bổ sung trong suốt năm học: chăm học, chăm làm, kính thầy, yêu bạn, vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài, trật tự nghe giảng trong giờ học, ... - Sau khi đã thống nhất nội quy, tôi gợi ý cho học sinh quy tụ, trang trí bắt mắt trên cây, đặt tên cây là: “Chúng mình cùng thực hiện”. Cây nội quy đặt ở nơi dễ nhìn, giao cho HĐTQHS theo dõi việc thực hiện của lớp. -Trong quá trình thực hiện nội quy, giáo viên phải linh hoạt vận dụng tình huống cụ thể không có một biện pháp đúng hoàn toàn cho nhiều học sinh. Có như vậy mới khiến học sinh thấy thầy cô "có lý, có tình" và mới “tâm phục, khẩu phục”. Giải quyết những vướng mắc của học sinh một cách công bằng, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em. Thường xuyên nắm bắt kế hoạch hoạt động, các chủ đề, chủ điểm hàng tháng của Liên đội để tổ chức sinh hoạt với nhiều hình thức phong phú nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt theo nội dung các chủ đề. Cụ thể: + Tháng 9 - 10: Viết và nói về chủ đề: Ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. + Tháng 11: Tổ chức ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm ... nói về tình cảm với thầy giáo, cô giáo. + Tháng 12: Nói chuyện truyền thống về những người con anh hùng của đất nước, của quê hương Quảng Bình. + Tháng 01 - 02: Kể về truyền thống văn hóa đón Tết trên thế giới và địa phương. Kể về các món ăn, tục lệ lạ trong nước. + Tháng 3: Hãy hát, múa, kể chuyện về bà, mẹ, cô giáo, ; + Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam; + Tháng 5: Thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, 2.4. Hưởng ứng và tham gia các hoạt động của Liên đội. Tôi đã tổ chức cho các em hưởng ứng tốt các phong trào thi đua của trường, của Đội đồng thời chỉ đạo tốt các phong trào của lớp. Từ các phong trào thi đua của trường, lớp tôi khơi đã dậy ý thức, khát vọng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Giáo dục các em tình cảm đối với mẹ, với thầy cô và cả những con người thiếu may mắn trong xã hội. Ví dụ: + Trong hoạt động chào mừng 20-10: Tôi phát động phong trào tìm hiểu về truyền thống “anh hùng - bất khuất- trung hậu - đảm đang” của phụ nữ Việt Nam. Bằng cách cho các em ôn lại lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc qua những tấm gương phụ nữ từ Bà Trưng, Bà Triệu,... đến Mẹ Nghèn, Mẹ Suốt của quê hương chúng ta. Từ đó giáo dục các em lòng ngưỡng mộ, từ hào những phụ nữ Việt Nam vĩ đại; để biết trân trọng, quan tâm đến những người phụ nữ ở bên cạnh như: bà, mẹ, cô giáo, bạn gái... + Khi phát động mua tăm tre ủng hộ người mù, tôi đặt vấn đề: Đối với việc mua sản phẩm của Hội người mù hay ở ngoài thị trường thì chất lượng sản phẩm đều giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. Từ vấn đề đó, giáo viên động viên học sinh biết chung tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, để họ vơi đi những khó khăn... đó là việc tốt nên làm! Từ những việc làm nhỏ nhưng đã dạy cho học sinh tình cảm yêu thương, quan tâm đến người khác đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra tôi còn giảng giải cho học sinh hiểu ý nghĩa các hoạt động nhân đạo khác như: Cặp lá yêu thương, Trái tim cho em, Ngày vì người nghèo...để các em có cái nhìn bao dung, sẻ chia với những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường. Ví dụ: Khi trong lớp nghi ngờ và trình báo việc một số bạn đi mua quà ăn vặt trở về xả lốp xe bạn... Tôi phân tích cho các em thấy hành động đó là không đúng vì ăn quà trong buổi học là vi phạm quy định của Liên Đội; xả lốp xe bạn thì cuối buổi bạn phải đi bơm mất thời gian vất vả mà bố mẹ bạn lo lắng, ta hãy đặt trường hợp mình vào bạn để suy nghĩ trước khi thực hiện những trò nghịch ngợm. Lứa tuổi các em chưa thể ý thức được những hành vi hay hậu quả hành động của mình một cách chính xác vì vậy cần ở người giáo viên là sự thấu hiểu, nhẹ nhàng và tôn trọng cái tôi đang lớn lên của các em. Bản thân tôi luôn đối xử với học sinh như người bạn thấu hiểu và đáng tin cậy trước khi là người giáo viên, người mẹ của các em. Chính sự tin tưởng giữa cô và trò là chìa khóa giúp tôi thực hiện tốt vai trò định hướng giáo dục của mình. Cô trò cùng nhau chia sẻ như những người bạn * Sử dụng lời khen ngợi, động viên, phê bình đúng nơi, đúng lúc: Với lứa tuổi của học sinh tiểu học thì khen ngợi là “phương pháp dạy học” đặc biệt không thể thiếu! Những lời khen ngợi chân tình sẽ tạo cho các em sự tự tin, khích lệ quá trình phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Một lời khen đạt hiệu quả giáo dục cao không phải dành cho hành động to lớn mà nhiều khi chỉ một hành vi rất nhỏ được cô giáo khen ngợi cũng là động lực cho các em trong cả một quảng đường dài. Nhưng dùng lời khen ngợi cũng phải đúng nơi, đúng lúc, đúng sự việc. * Dạy tốt Hoạt động giáo dục Đạo đức: Hoạt động giáo dục đạo đức lớp 5 cung cấp kiến thức về các chuẩn mực đạọ đức cơ bản của người học sinh: Nhớ ơn tổ tiên; có trách nhiệm về việc làm của mình; kính già, yêu trẻ; tôn trọng tình bạn; tôn trọng phụ nữ; yêu quê hương; yêu hòa bình; biết ơn những người có công với đất nước; Từ đó rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản: tự tin trong giao tiếp; trung thực trước mọi việc; thân thiện với mọi người xung quanh; biết cách tự quản, tự phục vụ; tự học; đủ tự trọng, tự tin chịu trách nhiện với những lời nói và hành động của mình. Hình thành cho các em kỹ năng phân biệt điều đúng, điều sai để biết thể hiện quan điểm cá nhân trong mọi sự việc. Giáo dục cho các em những tình cảm đạo đức cần thiết: Yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình, kính trên nhường dưới, đoàn kết với mọi người, Có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_5_th.doc