Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử Lớp 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số Ngày tháng Trình độ Tỷ lệ (%) Họ và tên Nơi công tác Chức danh TT năm sinh chuyên môn đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến PHẠM Trường Tiểu 01 THỊ 25.01.1982 học Thanh Giáo viên Đại học Sư 100% LANH Bình chủ nhiệm phạm 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 5”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Lịch sử). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 04/5/2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận của môn Lịch sử 5 và quá trình tìm hiểu thực tế đối tượng học sinh, thái độ học tập, mong muốn tạo nên bầu không khí dễ chịu, tích cực, hứng thú trong việc học tập môn học. Đề tài đưa ra các trò chơi kích thích học sinh say mê học tập, chăm chú nghe giảng; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tự sưu tầm đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo và các phương tiện truyền thông có liên quan đến môn Lịch sử. Vận dụng tối đa các điều kiện, phương tiện để học tập. Từ đó, tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát triển mối giao lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về đoi mới giáo dục, chuyển từ dạy học coi trọng kiến thức sang dạy học phát triển năng lực. Đề tài cho thấy cách vận dụng các kĩ năng dạy Lịch sử 5 đạt hiệu quả. Qua trò chơi giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn, từ đó giúp cho các em có kiến thức một cách nền tảng, vững chắc cho các lớp học sau. 5.2. Nội dung sáng kiến : 5.2.1. Lí do : Lịch sử là môn học hết sức quan trọng giúp cho học sinh có được sự hiểu biết về quá khứ nước nhà, có các kiến thức cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sư.... tạo cho các em lòng cảm phục, biết ơn đối với những người đi trước, yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Tôn trọng các di tích lịch sử của dân tộc. Mặt khác trường tôi đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không có đất canh tác, phải làm thuê kiếm sống, ít có thời gian quan tâm đến việc học của các em. Vì vậy việc học thường giao khoán cho giáo viên. Và để tạo ra không khí lớp học sôi động, thoải mái, đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt để mọi học sinh đều tích cực, chủ động trong việc học. Với học sinh các em không còn cảm thấy chán nản khi học môn Lịch sử nữa mà các em đã tích cực học tập một cách thích thú. Các em đã được thể hiện năng lực học tập của mình, nắm vững hơn về kiến thức, hiểu được bài học 1 cách sâu sắc vì trong tiết học các em đều tham gia xây dựng bài. 5.2.4. Trò chơi trong môn Lịch sử lớp 5: Giáo viên cần vận dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp dạy học truyền thống cũng như hiện đại để phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp như : Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai, trò chơi học tập,... để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số trò chơi học tập : 1/Trò chơi : Những bông hoa kiến thức. a/Mục đích: - Ôn tập củng cố cho học sinh một số kiến thức đã học ở phân môn Lịch sử. - Rèn trí nhớ và ứng xử nhanh. - Ứng dụng cho các bài sau: + Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ(1858-1945) + Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc(1945-1954) b/ Chuẩn bị: - Một cành cây. - Cắt những bông hoa nhiều màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng ghi câu hỏi để gài lên cành cây. c/ Tiến hành: Chơi theo đội, số người của mỗi đội bằng nhau. - Cử 1 bạn dẫn chương trình. - Cử 3 bạn làm giám khảo. - Lần lượt từng đội cử đại diện lên hái hoa, đọc câu hỏi và thảo luận với các bạn (30 giây) trong đội để trả lời. Ban giám khảo nhận xét đúng sai. Nếu đúng thì được 1 thẻ đỏ. Nếu tất cả các đội không trả lời được thì ban giám khảo giữ lại thẻ đỏ đó và nêu câu trả lời. - Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, lượt chơi sau phải cử đại diện khác. - Đội chiến thắng là đội giành được nhiều thẻ đỏ nhất. Ví dụ: Yêu cầu: Ôn lại các kiến thức lịch sử giai đoạn: 1945-1954 Chuẩn bị: Các bông hoa ghi câu hỏi: 1) Vì sao nói: Ngay sau cách mạng Tháng tám, nước ta trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”” ? 2) Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói, giặc dốt ? 3) Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là “Mồ chôn giặc Pháp ” ? 4) Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 ? 5) Vì sao giặc Pháp nói Điện Biên Phủ là “Pháo đài không thể công phá”” ? 6) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? Cách tiến hành: - Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 3 em. - Cử đại diện bốc thăm chọn đội chơi đầu tiên. - Lần lượt các đội cử đại diện lên hái bông hoa câu hỏi, đọc và thảo luận với các bạn trong đội để trả lời. Ban giám khảo nhận xét và đánh giá mỗi câu đúng là 1 thẻ đỏ, cứ 3/ Trò chơi “Giải ô chữ” a. Mục đích: -Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh nhẹn cho học sinh. - Củng cố ôn tập cho học sinh các kiến thức đã học. - Ứng dụng vào các bài ôn tập. b. Chuẩn bị: - Giấy khổ to kẻ sẵn các ô chữ. -Cờ làm bằng giấy màu. c. Cách tiến hành: - Chơi theo đội: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm co động viên. - Lần lượt các đội chơi chọn từ, giáo viên sẽ đọc gợi ý của từ, 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất được quyền trả lời, đúng được 1 thẻ đỏ, trả lời không đúng đội khác giành quyền trả lời. Cứ tiếp tục chơi cho đến khi hết thời gian. - Đội nào giành được nhiều thẻ nhất là thắng. 1) Tên của Bình Tây Đại Nguyên Soái (có 10 chữ cái) 2) Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức(6 chữ cái) 3) Một trong những tên gọi của Bác Hồ(12 chữ cái) 4) Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh(6 chữ cái) 5) Phong trào yêu nước diễn ra cuộc phản công ở kinh thành Huế(8 chữ cái) 6) Cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian nào(8 chữ cái) 7) Tên quảng trường nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập(6 chữ cái) 8) Người chủ yết trong triều đình nhà Nguyễn(13 chữ cái) 9) Người lập ra hội Duy Tân(11chữ cái) 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trong quá trình áp dụng phương pháp Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 5, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: - Giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy. Trong giảng dạy, giáo viên không ngừng tìm hiểu thêm phương pháp mới, tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến nội dung bài dạy. - Phải có sự tích luỹ nhiều năm và kết hợp những thay đổi trong từng năm. Nắm vững trình độ của học sinh, vận dụng linh hoạt mọi hình thức, đổi mới, sáng tạo trong 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của to chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu : Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long nhận xét: Tôi cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 23 tháng 01 năm 2021 NGƯỜI NỘP ĐƠN Phạm Thị Lanh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_lich_su.docx