Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ ở Lớp 5

doc 18 trang thanh 09/01/2024 2190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ ở Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ ở Lớp 5
 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
 MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TỰ QUẢN 2
2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP 2
3. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN 4
4. CHÚ TRỌNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 6
5. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH “HỘI VUI HỌC TẬP” 7
6. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ LỚP 8
7. ĐỘNG VIÊN KHEN THƯỞNG KỊP THỜI 8
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 13
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TỰ QUẢN:
 Xác định chương trình rèn luyện đội viên là chương trình có ý nghĩa quan 
trọng trong việc nâng cao tính tự giác của đội viên và nhi đồng; tính tự quản của 
tổ chức đội, từng bước góp phần nâng cao chất lượng đội viên, chất lượng hoạt 
động của tổ chức đội và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nội dung chương 
trình rèn luyện đội viên mang tính định hướng cho từng lứa tuổi để học sinh tự 
rèn luyện từ thấp đến cao. Từ việc giáo dục truyền thống đến những hành động 
cụ thể gắn với đời sống hàng ngày của các em. Đồng thời muốn tạo cho học sinh 
có những thói quen, những hành vi phù hợp với phong tục tập quán của địa 
phương và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
 Để tạo cho học sinh có ý thức tự quản tốt, trước tiên giáo viên phải xây dựng 
được đội ngũ cán bộ lớp, hướng dẫn các em hoạt động tự quản, giúp các em có 
tính độc lập trong suy nghĩ, tự giác trong học tập và các công tác như: Văn, thể, 
mỹ và công tác đội
 2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP:
 Muốn học sinh có ý thức tự quản tốt theo tôi yếu tố làm nên sự thành công là 
bước đầu xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, tích cực, nhanh nhẹn trong 
công tác lớp. Để có một đội ngũ cán bộ lớp như vậy tôi phải chọn theo các tiêu 
chuẩn nhất định là: Những em học sinh có học lực giỏi, ngoan ngoãn, có ý thức 
kỷ luật tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Có 
thể nói các em là những tấm gương sáng cho các bạn trong lớp noi theo.
 Chỉ với những phẩm chất tốt như vậy các em mới có thể đảm nhận được 
công việc của một cán bộ lớp, hỗ trợ giúp đỡ cô giáo, nhắc nhở các bạn giữ kỷ 
luật, trật tự lớp tốt.
 Để lựa chọn được những học sinh có tiêu chuẩn như vậy, ngay từ đầu năm 
học khi mới nhận lớp, tôi phải dành nhiều thời gian nghiên cứu lý lịch của từng 
em, quan sát các em khi ra chơi, cách ứng xử với các bạn, ý thức của từng em 
khi tham gia các phong trào của lớp, của đội.
 Mặt khác các em đã học qua các lớp từ lớp 1 đến lớp 4, nên thường đã có sẵn 
đội ngũ cán bộ lớp mà các các cô giáo trước đó đã lựa chọn. Tôi giao nhiệm vụ 
cho từng em một cách cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Từ đó rút ra 
những kết luận cần thiết cho công tác tuyển chọn.
 Sau khi đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp bao gồm: 1 lớp trưởng, 2 lớp 
phó và 4 tổ trưởng, tôi phân công cụ thể như sau:
 2/17 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
 Cuối tuần các tổ trưởng tổng kết thi đua , tuyên dương, nhắc nhở từng cá 
nhân, để ra hướng hoạt động tuần tới của tổ mình, Ngoài ra trong lớp còn có một 
quản ca cho các bạn hát đầu giờ học và sau giờ ra chơi vào lớp.
 Đối với tập thể lớp tôi nêu rõ những yêu cầu để học sinh thực hiện tốt. Nếu ai 
vi phạm tổ trưởng đánh dấu vào sổ thi đua.
 Nhờ có đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, làm việc nhiệt tình nên tập thể lớp có 
ý thức tự quản tốt . Từ đó sẽ thúc đẩy phong trào khác của lớp ngày một tốt hơn.
 3. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN:
 + Hướng dẫn hoạt động tự quản là một khâu quan trọng. Giao viên bước đầu 
hướng dẫn các em có ý thức tự quản, giúp cho đội ngũ cán bộ lớp định hướng 
được các nhiệm vụ được giao, Từ đó học sinh thấy được trách nhiệm mình phải 
làm gì để đảm bảo ý thức tự quản tốt, đưa hoạt động của lớp vào nền nếp, đạt 
hiệu quả cao trong các mặt học tập rèn luyện. Xác định tầm quan trọng hoạt 
động tự quản của đội ngũ cán bộ lớp, tôi phân ra từng mảng hoạt động và giao 
nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp quản lý, hướng dẫn các em lần đầu làm quen với 
công việc.
 Ví dụ: Lớp trưởng khi điều khiển các bạn xếp hàng giờ sinh hoạt ngoại khóa, 
xếp hàng ra vào lớp, phải biết quan sát hàng theo chiều dọc, chiều ngang, cách 
chỉnh hàng sao cho thẳng, nhắc các bạn trật tự
 Công việc khó nhất của lớp trưởng phải đảm nhiệm là điều khiển buổi sinh 
hoạt lớp. Ngay từ buổi sinh hoạt của đầu tuần, tôi viết sẵn trình tự buổi sinh hoạt 
lớp và yêu cầu về thời gian, nội dung của từng phần trong buổi sinh hoạt lớp và 
yêu cầu về thời gian, nội dung trong buổi sinh hoạt để lớp trưởng điền hết nội 
dung và đọc trước lớp. Lớp trưởng tập làm quen và tự điều khiển cho đến hết 
chương trình, nội dung của buổi họp lớp. Cuối buổi tôi gặp riêng động viên và 
góp ý thêm để lớp trưởng thêm tự tin và mạnh dạn hơn trong các buổi họp lớp 
sau. Giáo viên phải trực tiếp hướng dẫn cách thức tổng kết các mặt chuyên cần - 
học tập - kỷ luật - vệ sinh - điểm 9-10. Đưa ra những nhận xét, khen ngợi những 
mặt tích cực, nhắc nhở những mặt còn khiếm khuyết Cuối cùng lên phương 
hướng tuần tới dựa vào chủ đề của tháng và kế hoạch của đội. Hướng dẫn học 
sinh thảo luận các biện pháp thực hiện phương án đó. Bên cạnh đó cần hướng 
dẫn các em nói và diễn đạt to, rõ, rành mạch, lựa chọn những hình thức vui chơi, 
thi đố, thi hát, đọc truyện, đọc báo độitrong phần vui chơi văn nghệ tạo không 
khí thoải mái, vui tươi làm cho buổi sinh hoạt thật sự hấp dẫn, không khô cứng, 
nhàm chán. Từ đó các bạn học sinh khác cũng cảm thấy vui thích mỗi khi được 
sinh hoạt lớp và bản thân các em cán bộ lớp cũng có thể tự thể hiện mình. Giáo 
 4/17 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
hoặc có nhắc nhở thì mới ghi vào sổ thi đua, Như vậy các em hay mắc khuyết 
điểm sẽ tự rèn mình và các tổ trưởng cũng sẽ thi đua với nhau. Tổ trưởng có 
nhiệm vụ ghi nhận xét chung về ưu nhược điểm của từng cá nhân trong tổ, kiểm 
tra theo dõi việc chuẩn bị bài, học tập trên lớp của các tổ viên, kết hợp với sự 
theo dõi của các tổ phó về vệ sinh, thể dục, kỷ luật Để chấm điểm từng phần. 
Đến ngày thứ năm phải nộp sổ theo dõi cho lớp trưởng.
 Thứ năm cuối tuần, cán bộ lớp tự tổ chức sinh hoạt, giáo viên sự và góp ý 
kiến. Cuối tháng vào tiết sinh hoạt, giáo viên hướng dẫn cán bộ lớp tổ chức tốt 
việc bình bầu hạnh kiểm dựa trên điểm chấm thi đua hàng ngày và bầu ra những 
cá nhân có ý thức tốt, thành tích cao, có sự tiến bộ rõ rệt sẽ được ghi vào danh 
sách để ban chi hội lớp khen thưởng.
4. CHÚ TRỌNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
 *Chú trọng giáo dục kỹ năng sống
 Bên cạnh việc tập trug thực hiện đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất 
 lượng giáo dục. Chi bộ, Ban giám hiệu trường còn coi trọng việc giáo dục 
 nhân cách, đạo đức, lối sống và kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt 
 động ngoài giờ lên lớp. Nếu như góc hoạt động “Chào tuần mới” với nhiều 
 chủ điểm hay như Rung chuông vàng; Đuổi hình bắt chữ; Đoán ô chữ giúp 
 học sinh chủ động tìm tòi, nâng cao kiến thức từ đó xây dựng cho mình 
 phương pháp học tập đúng đắn thì các hoạt động tham quan khu di tích lịch 
 sử Đền Đô; Đền Sóc; Văn miếu Quốc Tử Giám, đặc biệt là công tác đền ơn 
 đáp nghĩa (thăm viếng mộ danh nhân văn hóa) tặng quà các bạn học sinh có 
 hoàn cảnh khó khăn trong lớp đã giúp các em nâng cao nhận thức về lịch 
 sử dân tộc, biết cảm thông với những mất mát, thiệt thòi của những người 
 nghèo khó từ đó có hành động cụ thể để giúp đỡ mọi người và ứng xử trong 
 cuộc sống. 
 *Tạo khả năng thích ứng với cuộc sống muôn màu
 Trước những của tệ nạn xã hội, mặt trái của đồng tiền thì việc tạo cho học 
 sinh có hành động đúng đắn, thích nghi với cuộc sống muôn màu và “miễn 
 dịch” với cái xấu là điều vô cùng quan trọng, nó càng quan trọng hơn đối với 
 học sinh của lớp bởi nằm trên địa bàn tương đối phức tạp. Đặc biệt nhiều học 
 sinh trong lớp có bố mẹ tham gia công việc kinh doanh buôn bán do đó công 
 tác quản lý học sinh, giáo dục cho các em không sa ngã vào các tệ nạn xã hội 
 là trách nhiệm của thầy cô giáo. Nghĩ là làm, từ nhiều năm gần đây Ban giám 
 hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các sân chơi bổ ích gắn với việc phát 
 huy sức sáng tạo, sở thích của học sinh từ đó thu hút đông đảo các em tham 
 gia như tổ chức Văn nghệ, thi báo tường, thi vẽ tranh bảo vệ môi trường, thi 
 6/17 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
 * Tiến hành tổ chức hội thi
- Chia lớp thành 3 đội
- Công bố thể lệ cuộc thi theo từng chủ đề
- Lên kế hoạch tập luyện
- Giáo viên kết hợp với ban cán sự lớp ra các câu hỏi, đáp án, thang điểm
- Thành lập ban giám khảo gồm: 
 + Cô giáo chủ nhiệm
 + Lớp trưởng, chi đội trưởng
 + Các tổ trưởng
 6. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ LỚP
 Thường xuyên đi sát, nhắc nhở các cán bộ lớp hoàn thiện nhiệm vụ của mình, 
khen thưởng kịp thời các cán bộ có năng lực và tham gia các phong trào và phê 
bình ngay các bạn khi là cán bộ khi phạm phải khuyết điểm để đảm bảo sự công 
bằng giữa các em. Phân tích cho các em thấy rõ nhược điểm của mình để rút 
kinh nghiệm và khắc phục sửa chữa, không cần thiết khi thấy các em mắc 
khuyết điểm mà thay thế cán bộ lớp ngay vì như vậy sẽ gây tác động thiếu tích 
cực, ảnh hưởng tác động tâm lý chung của các em.
 7. ĐỘNG VIÊN KHEN THƯỞNG KỊP THỜI
 Để động viên tập thể lớp thực hiện nội quy tốt trong các buổi sinh hoạt, trước 
khi chuyển sang phương hướng tuần sau, với thái độ nghiêm túc tôi nhận xét 
một số em có nhiều cố gắng, khen tập thể lớp: Biết đoàn kết, nghe theo hướng 
dẫn của các em cán bộ lớp, tuyên dương ban cán bộ lớp, cá nhân xuất sắc đã 
đóng góp rất nhiều cho sự tiến bộ của lớp.
 Riêng đối với cá nhân xuất sắc, cán bộ lớp xuất sắc, hàng tháng đều có phần 
thưởng động viên (vở viết hoặc nhãn vở) mặc dù vật chất không lớn song các 
em rất vui. Với tổ xuất sắc được trao cờ thi đua (Nhất: cờ đỏ; Nhì: cờ xanh; Ba: 
cờ vàng) gắn vào bảng thi đua của lớp.
 Chính điều đó có thể là một trong những động lực khuyến khích các em thi 
đua với nhau thực hiện tốt nội quy của lớp. Gắn kết cán bộ lớp với các phong 
trào ngoại khóa khác.
 8/17 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
Học sinh dẫn chương trình trong tiết sinh hoạt đội
 10/17 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
 Học sinh trao đổi về những bài viết hay
 12/17 Đề tài: Phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ lớp
 - Về học tập: 
Tổng số HS hoàn thành 
HS xuất sắc các nhiệm HS có thành tích HS có thành tích 
 vụ học tập và rèn vượt trội vượt bậc
 luyện
 SL % SL % SL %
 68 20 29.4 48 71.6 0 0
 - Về năng lực, phẩm chất: 
 + Về năng lực:
 Tổng số HS Tự phục vụ, tự Tự học và giải 
 Biết hợp tác
 68 quản quyết vấn đề
 Tốt 55(80.9%) 60(88.2%) 50(73.5%)
 Đạt 13(19.1%) 8(11.8%) 18(26.5%)
 Cần cố gắng 0 0 0
 + Về phẩm chất:
 Tổng số HS Chăm học, Đoàn kết, 
 Tự tin, Trung thực, 
 68 chăm làm yêu 
 trách nhiệm kỷ luật
 thương
 Tốt 55(80.8%) 55(80.8%) 50(73.5%) 65 (95.6%)
 Đạt 13(19.2%) 13(19.2%) 18(26.5%) 3(4.4%)
 Cần cố gắng 0 0 0
 * Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy muốn lớp có nền nếp tốt 
thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ năng nổ, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm 
trong công tác lớp. Các em phải là người trung thực, dám đấu tranh bảo vệ việc 
làm đúng, không che dấu khuyết điểm giúp các bạn cùng tiến bộ.
 14/17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_doi_ngu_can.doc