Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5

doc 26 trang thanh 12/11/2023 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5
 Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
MỤC NỘI DUNG TRANG
 MỤC LỤC 1
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
I.1 Lí do chọn đề tài 2
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
I.3 Đối tượng nghiên cứu 3
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
I.5 Phương pháp nghiên cứu 4
II PHẦN NỘI DUNG 4
II.1 Cơ sở lí luận của vấn đề 4
II.2 Thực trạng của vấn đề 5
II.3 Giải pháp – biện pháp 12
II.4 Kết quả thực hiện 23
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
III.1 Kết luận 24
III.2 Kiến nghị 25
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 1 Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm công 
tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm gì để thực 
hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học và giáo dục 
sẽ mang lại điều gì cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến gì góp phần 
vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với lòng yêu nghề mến trẻ, tinh 
thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích cực tham gia 
phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh ở 
trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số kinh 
nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh ở trường 
Tiểu học”.
 I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 a.Mục tiêu
 - Thấy được tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học, từ đó 
tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện học 
sinh ở trường Tiểu học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
 b.Nhiệm vụ
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
 - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học – giáo dục và công tác chủ nhiệm ở một 
số lớp thuộc trường TH Hà Huy Tập.
 - Đề xuất một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện học sinh ở trường Tiểu học.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh các lớp 5A năm học : năm học 2011- 2012; lớp 5A năm học 2012 
-2013, lớp 5C năm học 2013 -2014 trường Tiểu học Hà Huy Tập - xã Dray Sáp - 
huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk.
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 3 Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
mà còn của gia đình, và của cả xã hội. 
 Học sinh Tiểu học có thể tiếp nhận mọi điều được giáo dục từ thầy cô, gia 
đình và ngoài xã hội. Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên từ nhỏ, thời gian các 
em sinh hoạt cùng gia đình chiếm nhiều hơn thời gian ở trường, mọi điều ở gia 
đình có ảnh hưởng, tác động lớn đối với các em. Vì vậy bố mẹ, các thành viên 
trong gia đình cần biết quan tâm, cần có phương pháp giáo dục phù hợp nhằm góp 
phần giáo dục toàn diện các em.
 Xã hội, địa phương có tác động lớn đối với sự phát triển của giáo dục, có 
ảnh hưởng đến nhiệm vụ, quyền lợi của học sinh. Xã hội, địa phương có điều kiện 
và trách nhiệm làm thay đổi bộ mặt giáo dục tại địa phương đó. 
 II.2. Thực trạng của vấn đề
 a.Thuận lợi - khó khăn
 * Thuận lợi 
 Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học nói 
chung đã được chú trọng. Trường TH Hà Huy Tập cũng như các trường học khác 
trong huyện đã tổ chức, sắp xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm đầu năm 
học, chú trọng đến những giáo viên trẻ, nhiệt huyết, giáo viên có năng lực và giàu 
kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục học sinh.
 Ban giám hiệu nhà trường đã kết hợp tốt với các bộ phận khác trong nhà 
trường nhằm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác chủ nhiệm 
lớp của giáo viên.
 Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo 
dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của 
con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em 
mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp 
phần quyết định thành công của giáo viên chủ nhiệm, của người thầy và của nhà 
trường.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 5 Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, đồng chí đồng 
nghệp và đặc biệt là sự tin tưởng của phụ huynh và lòng kính trọng yêu quý của 
các thế hệ học sinh.
 *Hạn chế
 Bản thân nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp gia đình học sinh 
có điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm thuê theo thời vụ 
thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em, điều kiện học tập của các em còn 
gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục của một số lớp đầu năm học còn thấp, 
còn một số học sinh chưa ngoan. 
 c. Mặt mạnh - mặt yếu
 *Mặt mạnh 
 Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh 
nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học 
là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì 
phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để 
hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu 
quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần 
trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, 
nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó 
nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo 
qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ 
nhiệm lớp. 
 *Mặt yếu
 Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có 
nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. 
Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị 
xâm hại,Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 7 Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 e. Phân tích , đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn 
đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên 
phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. 
Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua 
phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em 
điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: 
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 4: ....................................................................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học còn gặp khó khăn:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........đội ........thôn...........................................
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần 
về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo 
dục học sinh. 
 Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh đầu năm. Tôi đã trực tiếp 
trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh và đồng thời nhân được những 
thông tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thơi có những kế hoạch cụ thể để tập trung 
cho từng học sinh.
 * Đối với học sinh khó khăn văn hoá:
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 9 Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 Hàng ngày, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em luyện viết từng bài rõ ràng. 
những em viết chữ đẹp tôi yêu cầu các em luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau.
 Với những học sinh vẽ đẹp, hàng tuần tôi cho các em tìm hiều chọn các đề 
tài, từ đó các em hình dung và vẽ theo ý thích
 * Đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn:
 Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát 
động phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ 
huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho com em học 
tập.
 * Đối với những học sinh mồ côi.
 - Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng các về sự thiếu thốn tình cảm của gia 
đình. Luôn động viên, giúp đỡ các em cả về tinh thần lẫn vật chất chính bằng tình 
cảm của người mẹ “ Thứ hai” của các em để các em được yên tâm học tập.
 - Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để 
các em có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
 Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng 
các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh gỏi kèm học sinh yếu, yêu cầu học 
sinh cần tập trung học việc học tập của mình ở nhà.
 Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại 
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập 
của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi 
sự căng thẳng.
 II.3. Giải pháp - biện pháp 
 a. Mục tiêu của giải pháp - biện pháp
 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.Tổ chức lớp học, 
hướng dẫn học sinh học tập nội quy học sinh, thực hiện 5 nhiệm vụ học sinh Tiểu 
học, thực hiện tốt kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đạt các chỉ tiêu phấn đầu 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 11 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc