Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 5

doc 18 trang thanh 02/02/2024 2170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 5
 1
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 5/10
 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHONG B- NĂM HỌC 2017-2018 
 PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Bối cảnh của giải pháp
 Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng,
 Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
 Thực tiễn, xây dựng, bảo vệ đất nước, lời dạy của Bác Hồ cho thấy việc hình 
thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh bậc 
Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của mỗi tổ 
chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, trong đó trách nhiệm của giáo viên chủ 
nhiệm ở bậc tiểu học là vô cùng quan trọng. 
 Quá trình dạy học cần coi trọng đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt 
động trải nghiệm để hình thành và phát triển ở người học năng lực tư duy độc lập, 
vận dụng tổng hợp và linh hoạt tri thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong 
học tập và cuộc sống.Việc dạy học phát triển năng lực là phương pháp tích tụ dần 
dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần 
cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
 Các năng lực của học sinh tiểu học cần được hình thành và phát triển trong 
quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà 
trường gồm: Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn 
đề: [1]
 Nội dung đánh giá năng lực, phẩm chất trước đây chưa được quan tâm đúng 
mức. Mặc dù có rất nhiều giáo viên cố gắng quan tâm rèn năng lực, phẩm chất cho 
các em theo nhiều phương cách khác nhau, có nhiều giải pháp, tuy nhiên do 
chương trình chủ yếu đưa thật nhiều tri thức khoa học vào nội dung cần dạy, khiến 
cho người dạy chọn cách “truyền thụ một chiều” để trong thời gian hạn chế vẫn 
chuyển tải được nhiều kiến thức đến người học. Một bộ phận giáo viên do ngại 
soạn đổi mới, do ngại tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm,, nên vẫn chỉ 
quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức lí thuyết, không tạo cơ hội cho học sinh 
được phát triển, rèn năng lực thực sự. Điều này dẫn đến việc học trở thành nặng nề, 
quá tải. [3] 
 Qua hồ sơ, có thể dễ nhận thấy cách ghi nhận xét của một số giáo viên còn 
chung chung, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực để từ đó 
có biện pháp giáo dục phù hợp. Khi dự giờ thăm lớp ở một số lớp, nhiều giáo viên 
chưa chú ý rèn học sinh các nền nếp như: sắp xếp sách vở đồ dùng trên bàn học, 
còn làm thay, làm hộ học sinh, hoặc cho là những điều nhỏ nhặt nên không chú ý 
nhắc nhở,
 Mặt khác, việc đánh giá năng lực đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao hơn là 
phải tổ chức những hoạt động dạy học và giáo dục tích cực để hình thành năng lực 
theo mục tiêu đề ra, trong khi trang thiết bị tiên tiến còn hạn chế, 
 3
4/ Mục đích nghiên cứu
 * Những mâu thuẫn, những khó khăn cần giải quyết:
 Năm học 2017-2018, tôi tiếp tục được phân công giảng dạy lớp 5. Mặc dù 
trong lớp có nhiều học sinh ngoan, năng lực tốt, song vẫn còn một số học sinh 
chấp hành chưa tốt nội quy của trường lớp, chưa tự giác hoàn thành các nhiệm 
vụ trong học tập, chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Cụ thể: 
 - Học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề còn hạn 
chế, khi học cần nhiều sự giúp đỡ của bạn và thầy cô, do gia đình không kèm các 
em đó học ở nhà, em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản, lười 
không chuẩn bị bài: Mạnh Dũng, Nguyễn Khoa, Thái Tài,
 - Một số em ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao đi học về là vứt sách vở 
lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên sách vở, quên đồ dùng học tập: Thanh 
Nguyên, Nguyễn Khoa,
 - Có vài em còn rụt rè nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô và người lạ: Khánh 
Ly, Kiều Thư, Trí Dũng
 - Một số em chưa biết làm hoặc ngại làm các việc như vệ sinh lớp học, tưới 
cây, nhặt rau, rửa ấm chén -Do ở nhà được nuông chiều: Quỳnh Hương, Khang.
 - Em Mạnh Dũng có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở mãi Hố Nai, bố mẹ đi làm 
ăn xa nên phải ở với bà, tuy gần trường nhưng bà đã già yếu nên thiếu sự quan tâm 
sâu sát của gia đình. Em Trung Kiên nhà nghèo, thiếu thốn, 
 - Nhuyên nhân học sinh chưa có ý thức tự quản, tự phục vụ và không biết 
làm những việc đơn giản phù hợp với khả năng của các em là do gia đình nuông 
chiều không khiến các em làm bất kể việc gì và các việc đó đều do ông bà, bố mẹ 
thường làm thay, làm hộ hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa 
giáo dục được
 * Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu sâu về các giải pháp hình thành và phát triển năng lực cho học 
sinh lớp 5 nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
 - Chia sẻ những giải pháp đã thực hiện để cùng đồng nghiệp suy ngẫm về 
kinh nghiệm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 nói riêng, công 
tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học nói chung.
 5
 - Việc phối hợp với cha mẹ học sinh không chỉ giúp giáo viên có thêm 
nguồn thông tin bổ ích khi đánh giá các năng lực mà còn gắn kết trách nhiệm giữa 
nhà trường và gia đình.
 - Nhiều học sinh đã nắm được các yêu cầu, chỉ báo về năng lực cần rèn 
luyện và thực hiện tốt. 
 Một số nhược điểm, khó khăn khi thực hiện giải pháp: 
 - Các chỉ báo khá nhiều nên học sinh hay quên, dễ vi phạm. Khi nhận xét 
bạn cuối tuần thường nhận xét chung chung hoặc không biết nhận xét gì. 
 - Mặc dù cuối tuần giáo viên chủ nhiệm đã đánh giá cụ thể và yêu cầu học 
sinh ghi trong vở dặn dò, mang về cho cha mẹ xem, nhưng nhiều học sinh quên 
hoặc giấu cha mẹ, nên đôi lúc các em vẫn vi phạm tiếp như quên sách vở, đồng 
phục, tự học chưa hiệu quả,
 - Nhiều phụ huynh do làm việc bận bịu không có thời gian rảnh, hoặc chủ 
quan giao hết việc giáo dục cho cô, công việc nhiều nên ít hoặc quên kiểm tra vở 
dặn dò hằng ngày để xem con em trong ngày đã làm tốt/ chưa tốt điều gì,..., nên 
nhiều em vẫn chưa thực hiện tốt
2/ Đổi mới phương pháp dạy học để rèn năng lực tự học và giải quyết vấn đề
 Để làm được điều này, tôi nghiên cứu nắm vững nội dung cơ bản chương 
trình của lớp học, cấp học; mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học, 
thường xuyên thực hiện các hoạt động thực hành, chuyển quá trình thuyết giảng 
một cách hình thức, áp đặt của cô thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của 
trò.
 Tôi cố gắng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lấy học 
sinh làm trung tâm, các kĩ thuật dạy học tích cực: Khăn trải bàn, Sơ đồ tư duy, 
Nhó, Công đoạn, Xoay ổ bi,... Đây là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tương đối 
dễ áp dụng ở tiểu học, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều phương tiện, đồ dùng học 
tập, song lại là cơ hội tốt để các em rèn tính hợp tác, kĩ năng chia sẻ, lắng nghe, óc 
tư duy, kĩ năng ra quyết định.
 Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thường thực hiện theo trình tự:
 - Gợi ý để học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập, tự chăm chỉ thực 
hiện nhiệm vụ học tập. 
 - Học sinh trong nhóm trao đổi bài, kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, 
cách làm của mình.
 - Báo cáo kết quả học tập trước lớp để bạn và cô nhận xét, từ đó rút kinh 
nghiệm thực hiện nhiệm vụ mới tốt hơn.
 Trong khi học sinh học, tôi chọn vị trí thích hợp quan sát thái độ, cử chỉ nét 
mặt để phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp giúp đỡ. 
 Ví dụ: Nhìn dáng ngồi, tay cầm bút viết không tự tin, là biết ngay em đó tiếp 
thu bài không nhanh bằng các bạn nên không hiểu, điệu bộ viết không tự tin, lúng 
 7
 - Không phải học sinh nào cũng nhớ hết nội dung năng lực cần rèn luyện, 
nhất là sau ba tháng nghỉ hè. Vì thế, ngay từ đầu năm học, căn cứ vào 3 tiêu chí cơ 
bản của phần năng lực, tôi soạn một số chỉ báo hành vi để các em nhớ và phấn đấu. 
Đồng thời cho in thành bảng để treo trong lớp học, hàng ngày các em đều tự đọc và 
tự đánh giá xem nội dung nào đã đạt, nội dung nào cần rèn luyện thêm, hoặc nhắc 
nhở các bạn cùng thi đua, 
 Ngoài ra tôi cũng in cho mỗi phụ huynh một bản để phụ huynh nắm bắt nội 
dung, hướng dẫn họ cho con em dán ở ngay góc học tập, hàng ngày các em ngồi 
học sẽ đọc và ghi nhớ, thực hiện thường xuyên. Vì thế, 100% học sinh trong lớp đã 
thuộc các chỉ báo, biết cần biểu hiện gì về năng lực, đồng thời các em cũng luôn thi 
đua sôi nổi để thực hiện tốt.
 Phiếu này cũng được in ra đề phụ huynh cùng con em tự tích vào cuối mỗi 
tháng, từ đó các em có hướng rèn luyện tiếp.
 - Với tâm niệm rèn cho học sinh từ những cái nhỏ nhất, tôi chỉ dẫn nhắc nhở 
các em thường xuyên: từ tự vệ sinh cá nhân đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, từ cách 
đánh răng, rửa mặt; cách mặc quần áo, kể cả áo khoác suốt cả buổi học nóng nực, 
chuẩn bị đồ dùng học tập đến việc xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp; cách 
bố trí thời gian học tập ở lớp cũng như ở nhà sao cho phù hợp, không để chai nước 
trên bàn học, không uống nước vặt trong giờ học, không để chiếc cặp to đùng ở 
ghế hết chỗ ngồi, chỉ để đồ dùng học tập cần thiết trên bàn cho từng môn học, 
 - Lập nhóm Zalo của các phụ huynh trong lớp để trao đổi kịp thời các thông 
báo, hình ảnh, video, các hoạt động của học sinh giúp cho việc học tập, rèn luyện 
vui chơi của học sinh không trở nên xa lạ, mơ hồ với phụ huynh. Vì họ có thể mệt 
mỏi nên quên không kiểm tra sách vở của con vào mỗi tối, nhưng điện thoại thì 
hầu hết họ đều sử dụng.
 9
thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học 
sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục cho phù hợp.
 Ví dụ: Các em Khánh Ly, Gia Huy, Cao Nhân đầu năm học thường làm bài 
rất chậm, nhút nhát, hầu như không trao đổi ý kiến trong nhóm bao giờ. Tôi đã gợi 
ý cho em, nhắc nhở các bạn trong nhóm đặt câu hỏi để bạn nêu ý kiến, hoặc 
“nhường” những phần dễ trả lời để bạn nêu trước,  
 Hoặc em Trí Dũng, thường không tự nói lên suy nghĩ, yêu cầu, thắc mắc của 
mình mà hay nhờ bạn kế bên nói, hoặc em Bùi Đạt tự động nói giùm bạn. Biết vậy 
nên tôi thường chủ động hỏi em trước,. Tôi nói: “Cô muốn nghe con nói, con tự nói 
đi!”, nhắc em bên cạnh không nói giùm: “Phải để bạn tự nói chứ sao lại nói giùm 
bạn?”. Sau này, em đã mạnh dạn hơn trước nhiều, những học sinh nhanh miệng 
hơn cũng bỏ tật nói giùm bạn.
 Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động chung cho học sinh 
theo khối lớp hay toàn trường. Những hoạt động này huy động sự tham gia của phụ 
huynh để họ thêm hiểu và có những ý kiến đóng góp sát thực trong việc đánh giá 
học sinh. Tổ chức các hoạt động tập thể thường xuyên mang tính vừa sức để các 
em được hoạt động, vui chơi nhằm cải thiện tâm lí, tăng khả năng vận động.
 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành cho học sinh 
những năng lực cần thiết nhằm phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong 
tập thể. Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với học sinh trong giờ học cũng như 
ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cơ hội giao tiếp cho học sinh. Thông qua đó rèn các kĩ 
năng giao tiếp cơ bản như: biết chào hỏi thầy giáo, cô giáo, khách đến trường, đến 
nhà và người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi,  một cách khéo léo, tự 
nhiên, không khiến học sinh cảm thấy đang phải học. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat.doc