Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp cho học sinh Lớp 5
1 1. Cơ sở lí luận Mục tiêu giáo dục của bậc giáo dục Tiểu học hiện nay là: Giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh có hiểu biết đơn giản. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng của bậc học phổ thông, chính vì vậy chúng ta cần coi trọng việc xây dựng nề nếp cho học sinh để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào mỗi giáo viên chúng ta. Là một giáo viên Tiểu học, chúng ta cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt và nâng dần tầng nhận thức cho các em học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy thầy cô phải bỏ nhiều công sức, lòng tâm huyết nhiệt tình thì mới đạt được chất lượng học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Qua thực tế giảng dạy, qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã tìm ra các nguyên nhân dẫn đến nề nếp của học sinh lớp 5 như sau: Về phía học sinh Các em rất đáng yêu, lanh lợi nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, trong học nhóm có 5 em rất nghịch, hay chọc phá bạn, chạy lại trong lớp trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” thầy chứ chưa nhận thức được việc mình làm. Đội ngũ cán bộ lớp hoạt động chưa hiệu quả, việc tự quản còn hạn chế. Trong cả tuần học, để tìm cho ra các “thủ lĩnh” của lớp đối với tôi quả thật không đơn giản. Về phía phụ huynh Với những lo toan bộn bề của cuộc sống hay do quá mệt vì công việc hàng ngày nên khi trở về nhà họ chỉ muốn được nghỉ ngơi thay vì phải bỏ thời gian để chỉ dạy, quan tâm đến việc học tập của con em mình. Một số gia đình thì cha mẹ bỏ nhau, gửi con sống với ông bà. Vì ông bà đã già yếu nên việc chăm sóc cháu là rất khó khăn. Về phía giáo viên Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện khá nhiều công việc và hoàn thành kha khá các loại hồ sơ sổ sách, chấm chữa bài bằng nhận xét và nhất là thời gian học trên lớp bị giới hạn cho việc quan tâm, cặn kẽ đến từng học sinh. Bởi vậy, để khắc phục được các vấn đề trên là cả một quá trình kiên trì bền bỉ và đầy khó khăn vất vả của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Gần một tháng đầu tôi rất mệt và tốn nhiều thời gian để ổn định lớp. Cũng thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững đối tượng, nguyên nhân để tìm biện pháp tháo gỡ nhằm 3 đổi, đúc rút kinh nghiệm, đồng thời tôi chỉ ra mặt được và chưa được của từng em trong ban cán sự lớp. Tôi luôn nhắc nhở các cán bộ lớp phải theo dõi nhắc nhở động viên bạn nhiều lần khi bạn nói chuyện trong giờ học, xếp hàng chưa nghiêm túc, nếu bạn gặp khó khăn (đột xuất bị bệnh, gia đình có việc,) nên tìm cách giúp đỡ bạn hoặc báo ngay với giáo viên để tìm biện pháp phù hợp tránh tình trạng “vi phạm là trừ”. Trong quá trình làm nhiệm vụ, tôi nhận thấy học sinh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các em tự tin và ngày càng có trách nhiệm trong công việc được giao. Nề nếp của lớp cũng dần ổn định hơn. Nhờ xây dựng được ban cán sự lớp mà lớp đã hình thành nề nếp tự quản, giúp tôi quản lí lớp dễ dàng hơn, các em có ý thức hơn trong việc cùng thực hiện các nội quy trường lớp, tự giác hơn trong học tập. 3.3. Giải pháp 3 Xây dựng các nề nếp quy định chung để xây dựng tác phong Nề nếp học sinh: - Vệ sinh cá nhân: + Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp. + Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. + Tóc cắt cao, chải tóc gọn gàng (đối với học sinh nam). Nữ buộc tóc gọn gàng, không để tóc lõa xõa khi viết bài,đầu tóc luôn gội sạch sẽ. + Quần áo sạch, gọn gàng. - Vệ sinh văn minh, sinh hoạt để học sinh có thói quen: + Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi. + Không khạc, nhổ bừa bãi. + Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng qui định. + Luôn giữ sạch môi trường xung quanh. Nề nếp, tác phong giao tiếp với mọi người xung quanh: - Lễ độ với mọi người: + Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường. + Biết xin lỗi khi làm việc sai. + Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình. + Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh. + Không nói tục, chửi thề, đánh nhau. + Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em. - Làm điều tốt: + Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm tra hoặc thi cử. + Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để thông báo cho người mất biết. + Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường. - Kỷ luật: 5 Ví dụ: Em Nhi có ý kiến rằng: bạn Thư bắt tụi con chơi trò cắn hai đầu bánh giữa bạn nam và nữ đến khi môi chạm môi. Từ ý kiến của em Nhi tôi đã kịp thời ngăn chặn những điểm không lành mạnh trong trò chơi của các em. Ngoài ra trong tiết sinh hoạt lớp, tôi còn tổ chức các trò chơi để học sinh thêm gắn kết với nhau, có thêm các kĩ năng, đồng thời bộc lộ bản thân như: Truyền tin, đèn tín hiệu giao thông, đối đáp, đặt tên cho bạn, Đây là phần học sinh trông chờ nhất. Giúp các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Và tôi nhận thấy học sinh thường xuyên chơi các trò chơi mà tôi từng hướng dẫn trong tiết sinh hoạt lớp vào giờ chơi. Các em bớt chạy, nhảy, hào hứng hơn khi đến tiết học. 3.5. Giải pháp 5 Tiếp thu ý kiến của học sinh Sự tương tác giữa cô và trò là vô cùng quan trọng, nó không chỉ gắn kết giáo viên với học sinh mà qua các ý kiến của các em giáo viên giáo dục học sinh nhận biết các hành vi đúng, hành vi sai. Giúp các em phát huy những điểm mạnh sẵn có, loại bỏ hoặc hạn chế những mặt hạn chế. Tôi động viên học sinh có vấn đề gì thắc mắc hãy nói ngay với thầy, nếu không tiện nói thì có thể viết vào giấy để vào bảng có mục “Điều em muốn nói” thầy sẽ đọc và đưa ra hướng giải quyết. Tôi cũng không áp đặt tư tưởng của mình lên học sinh mà luôn cố gắng khách quan trong mọi tình huống. Khi có mâu thuẫn giữa các học sinh, tôi luôn lắng nghe những liên quan học sinh trình bày nội dung sự việc, không nghe từ một phía, để giải quyết mâu thuẫn một cách khách quan, đồng thời giúp học sinh tránh xô xát với nhau, hiểu nhau, thông cảm và bỏ qua cho nhau. 3.6. Giải pháp 6 Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh Theo số liệu bàn giao chất lượng năm học trước thì tỉ lệ học sinh được đánh giá Tốt về phẩm chất là: Phẩm chất Số lượng Tỉ lệ (%) T 8/37HS 21,6% Đ 19/37HS 51,3% CĐ 10/37HS 27,1% Đây là một tỉ lệ chưa cao. Để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh tôi quan tâm theo dõi, giáo dục đạo đức cho các em uốn nắn từng lời nói, hành động. Đối với những đối tượng học sinh có biểu hiện không tốt tôi nhờ các giáo viên theo dõi và giáo dục các em trong các tiết học. Giáo dục đạo đức cho các em phải thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Đối với môn Đạo đức tôi có thể xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, và những hiểu biết trong cuộc 7 Thời gian Phẩm chất Số lượng Tỷ lệ T 8/337HS 21,6% Đầu năm Đ 19/37HS 51,3% học CCG 10/37HS 27,1% T 18/37HS 48,6% GHKII Đ 19/37HS 51,4% CCG 0 0 Qua kết quả đạt được tôi thấy rất phấn khởi thấy trong lớp học có nề nếp như “Nói lời hay, làm việc tốt”; “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”; “ Đền ơn đáp nghĩa”; “ Lá lành đùm lá rách”. Lớp nhiều lần được nhận cờ thi đua của Liên đội. 9 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình sinh lí học trẻ em. Tác giả: Tạ Thúy Lan ; Trần Thị Loan. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. - Giáo trình tâm lí học Tiểu học. Tác giả: Bùi Văn Huệ. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. - Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết, NXB Lao Động. - Bùi Minh Huệ (1996), Tâm lý tiểu học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_ne_nep_cho_h.doc