Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 5
UBND HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm Cấp học : Tiểu học Tác giả : Nguyễn Thị Luyến Đơn vị công tác : Trường tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 - 2023 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ngày 20/3 hàng năm, kể từ năm 2013. Ngày lễ quốc tế này được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc quyết định chính thức Nghị quyết A/RES/66/281 ngày 20 tháng 6 năm 2012, chọn để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam. Đối với học sinh để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc - các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với giáo viên, hạnh phúc là được truyền đạt được kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trò vừa ngoan, vừa giỏi. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt câu chuyện đau lòng, không vui xuất hiện ngày càng dày đặc: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, học sinh bị áp lực, căng thẳng trong học tập, mối quan hệ thầy trò căng thẳngtất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên lên lớp mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nhiệm để giải quyết, khắc phục. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5.” để tìm câu trả lời thiết thực nhất cho các em học sinh, đồng nghiệp và nhà trường. 2.Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 5. ” với mục đích: - Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi tham gia học trên lớp, trong mỗi tiết học. Giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh tiểu học. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. 3 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận 1.1 Khái niệm hạnh phúc: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: - Luôn cố gắng được kết quả tốt trong học tập. - Luôn có được sự động viên, khen ngợi của mọi người về học tập, hành động, cư xử của mình. - Được sống và học tập trong môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có để phục vụ cho hoạc tập và rèn luyện. - Được thầy cô, bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức được chia sẻ, được khẳng định và trải nghiệm - Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội. 1.2 Lớp học hạnh phúc: Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm dương tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn. Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ mà thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi tham gia học tập và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp Theo kết quả thống kê của trường Đại học Sư phạm TP.HCM khảo sát trên 181 học sinh, những điều học sinh muốn giáo viên sẽ thay đổi để việc học hạnh phúc hơn. Kết quả thống kê như sau: + 92,8% mong giáo viên cười nhiều hơn. + 84% mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai. + 82,4% mong giáo viên không phê bình trước mặt bạn bè. + 82,4% được học tập xen kẽ vui chơi. + 70,2% mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn là trách móc. 3/15 5 học sinh 2 Sự tôn trọng của cô giáo với học 44 44 0 sinh 3 Sự tôn trọng của học sinh với học 44 34 10 sinh 4 Sự tôn trọng của cô với phụ huynh 44 44 0 BẢNG 2 - Khảo sát thực trạng sự tự tin, cảm xúc của học sinh khi tham ga học tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Tổng số Tự tin Chưa tự TT Nội dung tiêu chí khảo sát về học sinh tin tôn trọng cảm xúc của học sinh 1 Sự tự tin của học sinh khi học. 44 19 25 TT Nội dung tiêu chí khảo sát về Tổng số Thoải mái Không tôn trọng cảm xúc của học sinh học sinh thoải mái 1 Cảm xúc của học sinh khi học. 44 14 30 - Nguyên nhân: Học sinh cảm thấy sợ trả lời sai, xấu hổ với bạn bè, thầy cô, không thấy tự tin khi đứng trước đám đông. BẢNG 3 - Khảo sát thực trạng sự an toàn của học sinh tại trường tiểu học nơi tôi công tác. Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: Tổng số An toàn Chưa an TT Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn học sinh toàn trọng cảm xúc của học sinh 1 Sự an toàn của học sinh về mặt thể 44 44 0 chất 2 Sự an toàn của học sinh về mặt 44 35 5 tinh thần - Nguyên nhân: Học sinh đã lớn bắt đầu dậy thì cảm thấy lo lắng về vấn đề cơ thể có mùi; các bạn chơi theo nhóm bắt đầu để ý, đánh giá nhau 3. Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. 3.1. Tôn trọng cảm xúc Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về 5/15 7 lớn, kính trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, hòa đồng, giúp đỡ bàn bè thực hiện tốt nội quy nhà trường đề ra. Mặt khác, giáo viên trang bị các kĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng giao tiếp, sáng tạo, hòa nhập, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống (kĩ năng ứng phó với tai nạn, kĩ năng ứng phó với bạo lực học đường) Khuyến khích và tổ chức cho học sinh tham gia các buổi diễn đàn trực tuyến theo chuyên đề của nhà trường (Vd: Diễn đàn “Tình bạn đẹp, Nói không với bạo lực học đường”; Diễn đàn “Phòng chống xâm hại”...). Qua đó, giáo viên có thể lắng nghe, cảm thông, hiểu được tính cách, tâm tư, tình cảm của các con. Sự tiến bộ của học sinh hàng ngày sẽ tạo động lực cho giáo viên mỗi khi lên lớp. Từ đó, giáo viên có thể dễ dàng định hướng, sửa chữa khi phạm lỗi, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Ngược lại, khi được tham gia vào các buổi sinh hoạt sinh động, học sinh được trang bị đầy đủ các kĩ năng sống sẽ biết bảo vệ bản thân, biết cách bày tỏ cảm xúc khi đó, cả thầy và trò sẽ muốn đến lớp mỗi ngày, đó là hạnh phúc. Việc giáo dục đạo đức, giá trị và kĩ năng sống cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của riêng giáo viên mà cần sự hợp tác rất lớn từ gia đình và xã hội. Nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên cần thống nhất với phụ huynh, hợp tác chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, kịp thời tác động khi cần thiết. 3.2.2 Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi bản thân để xây dựng lớp học hạnh phúc: Qua số liệu điều tra đề cập bên trên, ta thấy rằng học sinh có hạnh phúc hay không phụ thuộc phần lớn vào giáo viên. Vì vậy, mỗi giáo viên phải là người tiên phong cho việc thay thay đổi lối mòn cũ để hướng tới một phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh. Thầy cô thay đổi, học sinh hạnh phúc, thầy cô sẽ hạnh phúc và trường học là trường học hạnh phúc. Cụ thể: 3.2.2.1 Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Cha ông ta đã có câu: “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”, việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được. Nhưng chúng ta có thể khắc phục được nếu chúng ta thực sự yêu thương học sinh. Trong một buổi học, có thể khởi động bằng một số việc làm đơn giản: giải một câu đố, tập một vài động tác thể dục, hát một bài hát Có thể lồng ghép sự hài hước vào giờ học bằng lời nói thú vị, biểu cảm, hành động của giáo viên Thỉnh thoảng có những lời bình 7/15 9 Trong các tiết dạy bộ môn Toán, Tiếng Việt... tôi thường xuyên lồng ghép vào một số trò chơi phù hợp như: Trò chơi: “Giải cứu rùa biển”, “Thu hoạch hạt dẻ”... Qua việc chữa kết quả, học sinh hình thành được kiến thức đúng. Cuối mỗi tiết học, tôi cho các con “bày tỏ ý kiến” của mình trong các buổi học sau... Thông qua các trò chơi và được bày tỏ ý kiến, tôi thấy học sinh tự tin, dạn dĩ hơn trong việc nói lên cảm xúc của bản thân, tôi cũng nhận thấy sự hứng thú của các em trong việc tìm hiểu kiến thức. Các em được hợp tác, thảo luận, có khi là tranh luận và cũng dần dần tìm được tiếng nói chung và thống nhất kết quả của hoạt động nhóm, hơn nữa, tôi cũng nắm rõ được tâm tư, nguyện vọng của học sinh lớp mình và có những điều chỉnh phù hợp. 3.2.2.4 Giáo viên rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc, hãy để bên ngoài cánh cửa lớp học những áp lực của mình, đảm bảo giờ dạy thật tốt. Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ? Hay những cảm xúc tiêu cực đó sẽ “lan truyền” tới chính học sinh của mình? Và lớp học, liệu có ‘hạnh phúc” hay không khi cả giáo viên và học sinh đều trong tâm thái lo lắng, căng thẳng như vậy? Như vậy, cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết. Sự khác nhau rất lớn giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đó là cảm xúc với học sinh. Khi làm giáo viên chủ nhiệm thì với học sinh lớp mình chúng như những đứa con khiến mình có nhiều cảm xúc khác nhau, lúc tự hào, lúc vui sướng khi các con có thành tích tốt, lúc thì tức giận khi học sinh mắc lỗi. Trong quá trình chủ nhiệm, tôi luôn cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách đặt ra một sô nguyên tắc sau: Thứ nhất, chăm sóc sức khỏe tốt cho bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực khi giải quyết vấn đề trong lớp. Thứ hai, kiềm chế cảm xúc nóng giận. Khi bình tĩnh lại, giáo viên có thể tìm ra biện pháp xử lí sáng suốt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, giáo viên cũng cần bộc lộ cảm xúc tiêu cực để học sinh thấy được cái uy của người thầy, giáo viên quá dễ dãi, học sinh sẽ nhờn. Thứ ba, tất cả mọi lời nói, hành động của giáo viên phải chuẩn mực, tôn trọng học sinh. Thứ tư, khen thưởng, khích lệ khi học sinh làm được việc tốt, tạo sự gần gũi, tin tưởng đối với học sinh. 9/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_thuc_hien_phong_trao.docx