Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5

doc 26 trang thanh 16/01/2024 2090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5
 Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
MỤC NỘI DUNG TRANG
 MỤC LỤC 1
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
II PHẦN NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lí luận của vấn đề 4
2 Thực trạng của vấn đề 5
3 Giải pháp – biện pháp 11
4 Kết quả thu được 21
 III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
1 Kết luận 22
2 Kiến nghị 23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 1 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 Là một giáo viên tiểu học, khi trực tiếp làm công tác chủ nhiệm và giảng 
dạy bậc học này, hàng ngày tiếp xúc với các em, uốn nắn, giáo dục các em tôi 
không khỏi băn khoăn khi thấy học sinh của mình vẫn chưa hiểu bài. Các em 
chưa có ý thức trong học tập và chưa có các kĩ năng cơ bản để tự phục vụ bản 
thân.
 Công tác chủ nhiệm lớp là người làm công tác trong ngành giáo dục và là 
người chủ của một lớp học, người chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của 
mình, nhưng cũng đồng thời phải là người chịu bất kỳ những hậu quả gì mà học 
sinh trong lớp chủ nhiệm của mình mang lại. Chính vì vậy, mà người giáo viên 
chủ nhiệm lớp ở bậc học tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ 
nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức tốt 
công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp. 
 Là một giáo viên chủ nhiệm, người “Ươm mầm, gieo hạt” để đào tạo ra 
những chủ nhân tương lai cho đất nước. Trong nhiều năm qua làm công tác chủ 
nhiệm, tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, luôn nghĩ phải làm gì để giúp 
các em phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và kỹ năng 
sống. Với suy nghĩ này, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp trong công tác 
chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học 
Trưng Vương”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ 
các thầy giáo, cô giáo.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 a. Mục tiêu
 - Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục 
toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục 
tiểu học.
 b. Nhiệm vụ 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
 - Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên trong khối 5 trong 
hai năm qua ở Trường Tiểu học Trưng Vương.
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 3 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự 
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát 
triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - 
xã hội.” “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn 
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, 
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự 
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ 
sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và đổi 
mới ở tất cả các bậc học, ngành học và bản thân người học”.
 Hơn thế, trong thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát 
triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để 
những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự 
nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn 
xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo 
viên chủ nhiệm lớp - người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em 
học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở 
bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính 
trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai 
khác đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục trực tiếp học sinh một lớp, 
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Để 
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm ở 
Tiểu học phải là người toàn diện, là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học 
sinh noi theo. 
 2. Thực trạng của vấn đề
 2.1 Thuận lợi - khó khăn
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 5 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 Vẫn còn một số giáo viên chưa xem công tác chủ nhiệm là việc làm quan 
trọng, hàng đầu đối với bậc học này. Có một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật 
sự sát sao với hoạt động của lớp. Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh 
nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Chưa có nhiều thời gian tiếp xúc, gần gũi 
với học sinh nên chưa hiểu được những nhu cầu từ phía học sinh. Giáo viên tiểu 
học thường nhiều việc nên việc thăm gia đình học sinh, trao đổi với phụ huynh 
học sinh về vấn đề học tập, giáo dục đạo đức chưa được thường xuyên và kịp 
thời. Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học 
sinh khá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém. Giáo viên chưa 
tìm hiểu hết tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết nghe và 
lắng nghe các em làm cho học sinh yếu cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em 
chưa dám thổ lộ, tâm tình với giáo viên. Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt 
tính tích cực của học sinh. 
 Một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bươn 
chải cuộc sống đi làm xa như đi làm ở Malaixia, Đài Loan, Thành phố Hồ Chí 
Minh nên chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng như ở trường, 
việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. 
 Bố mẹ của các em đều làm nghề nông nên thu nhập của người dân chưa cao 
dẫn đến đời sống kinh tế còn thấp và mặt bằng dân trí còn thấp nên nhận thức 
của phụ huynh còn hạn chế. Sự quan tâm giáo dục của gia đình đối với các em 
chưa đúng mức, nhiều phụ huynh còn quan niệm việc giảng dạy và giáo dục học 
sinh là của giáo viên và nhà trường đảm nhiệm. Việc này đồng nghĩa với việc 
khoán trắng trọng trách cho người giáo viên. 
 Mặt khác, trong thực tế vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng đắn, chưa 
phù hợp trong việc, coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, chưa tập trung rèn luyện, 
đổi mới phương pháp, kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp, một số giáo viên 
vẫn chưa nhiệt tình, chưa quan tâm đến các em, chưa có kế hoạch chủ nhiệm cụ 
thể. 
 2.2 Thành công và hạn chế
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 7 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
đạo nhà trường cùng sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn, 
cha mẹ học sinh và tất cả các em học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm.
 Giáo viên thích được làm công tác chủ nhiệm vì yêu nghề mến trẻ và tinh 
thần trách nhiệm tất cả vì học sinh thân yêu.
 *Mặt yếu
 Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm nếu giáo viên không nhiệt 
tình, tâm huyết với nghề thì khó có thể hoàn thành tốt công việc của mình. 
 Mặt khác, học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em 
đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan 
hệ xã hội và một số học sinh còn hạn chế về nhiều mặt. Nhiều em đang ở 
ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm 
hại,Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ bản thân 
mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để 
tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Về phía giáo viên:
 - Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chưa lập kế hoạch cụ thể, khoa 
học, chưa nhiệt tình, chưa chú trọng vào nề nếp của học sinh và điều kiện hoàn 
cảnh gia đình của từng em. Giáo viên chưa thường xuyên chú ý phân loại các 
đối tượng, đặc biệt chưa quan tâm đến học sinh tiếp thu bài chậm, học sinh cá 
biệt.
 - Các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội 
chưa được chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó.
 * Về phía học sinh
 - Một số học sinh chưa chăm học, còn lơ lài việc học và chưa nắm được 
phương pháp học tập.
 - Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán 
trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 9 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
vậy. Chính vì thế mà bản tôi không những dạy chữ mà còn rèn luyện cho các em 
sống tự lập.
 Thường xuyên khen, nhắc nhở đúng người đúng việc, lấy động viên làm 
trọng khắc phục những việc chưa làm được. Tổ chức, bồi dưỡng tinh thần giúp 
đỡ bạn, qua các phong trào “Giúp bạn cùng tiến”, như thu gom giấy vụn, nuôi 
heo đất gây quỹ tặng bạn nghèo. Để các em thấy được trường học chính là ngôi 
nhà thứ hai của các em. 
 Luôn tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, 
làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ đó sẽ 
nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Đã nhiều năm làm giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5, phần 
nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên 
chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm 
tốt công tác chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên giỏi về chuyên môn, mà còn 
là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống sư phạm sao cho 
khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không yêu nghề 
mến trẻ và không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. 
Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống và các kĩ năng 
khác của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những 
năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định. Tôi 
luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm 
lớp.
 3. Giải pháp - biện pháp 
 3.1 Mục tiêu của giải pháp - biện pháp
 Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ phải làm thế 
nào để học sinh của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau 
này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những 
người công dân có ích cho xã hôi. Đó là công việc hết sức cần thiết cũng là một 
trong những mục tiêu, yêu cầu đầu tiên đối với công tác chủ nhiệm. 
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 11 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.doc