Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 thông qua ứng dụng các phần mềm giáo dục

docx 22 trang thanh 26/01/2024 2201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 thông qua ứng dụng các phần mềm giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 thông qua ứng dụng các phần mềm giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 thông qua ứng dụng các phần mềm giáo dục
 Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO
 HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA ỨNG DỤNG
 CÁC PHẦN MỀM GIÁO DỤC Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Qua nghiên cứu của các nhà tâm lí học, ta biết rằng hứng thú là động lực thúc 
đẩy chủ thể tạo ra các sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xa hội. Khi được 
làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải 
mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập cũng vậy, hứng thú có vai 
trò hết sức quan trọng. Nếu không có hứng thú thì hoạt động học khó đạt hiệu quả 
cao.
 Trong các trường Tiểu học hiện nay, bên cạnh những học sinh vui thích, đam 
mê với việc học tập thì cũng có một phần không nhỏ các em không thích học, chán 
học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học 
do mất hứng thú học đa ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói 
riêng và chất lượng giáo dục ở cấp Tiểu học nói chung. Điều này có ảnh hưởng lớn 
tới tương lai của các em.
 Theo tâm lý học thì lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu 
động. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn 
chấn, hào hứng để tích cực xây dựng bài học một cách có hiệu quả.
 Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ việc “Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực”. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh trong các 
năm học trước, đặc biệt là tình hình và kết quả trong năm học vừa qua tôi nhận thấy 
rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết.
 Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của học 
sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ 
chức dạy học phù hợp với sở thích và năng lực của các em. Trong thực tế giảng dạy 
cho thấy hầu như ở mỗi tiết học, học sinh sẽ tương tác với giáo viên bằng cách phát 
biểu để đưa ra câu trả lời của mình, thay vì khen thưởng học sinh bằng nhiều hình 
thức truyền thống như vỗ tay, tuyên dương trước lớp, bánh kẹo,... thì tôi chọn cách 
cho học sinh tự tích lũy số lần phát biểu của mình để đổi một phần quà khác. Công 
cụ hỗ trợ tôi thực hiện điều đó chính là các phần mềm giáo dục. Tôi sẽ tận dụng điều 
đó để tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập. Thời gian qua, với sự phát triển 
của công nghệ đa có khá nhiều những phần mềm giáo dục được tạo ra nhằm hỗ trợ 
việc quản lí và tạo hứng thú cho học sinh, trong đó có ClassDojo - phần mềm giáo 
dục hỗ trợ quản lý lớp học và giao tiếp giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh. 
Đây là một lớp học online nhỏ nhằm mục đích thúc đẩy quá trình học tập của học 
sinh cũng như gia tăng sự kết nối giữa nhà trường, giáo viên và học sinh. Khi sử Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 PHẦN NỘI DUNG
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý 
nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá 
trình hoạt động.
 Tác dụng của hứng thú được thể hiện rõ trong hoạt động học tập vì đây là loại 
hoạt động căng thẳng, kéo dài và huy động toàn bộ chức năng tâm lý của cá nhân. 
Nếu không có hứng thú, hoạt động học tập sẽ trở nên căng thẳng, kém hiệu quả. Khi 
có hứng thú, hoạt động học tập sẽ nhẹ nhàng và sinh động, làm cho học sinh chăm 
chỉ học tập để thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn.
 Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác 
dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng 
tạo hơn vào hoạt động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì 
cũng sẽ không mang lại kết quả cao.
 Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có 
hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất 
hiện cảm xúc tiêu cực.
 Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đa trở thành một xu thế tất yếu hiện nay 
khi mà hàng loạt những phần mềm, ứng dụng phục vụ cho giáo dục lần lượt ra đời. 
Không chỉ vậy, những ứng dụng nhằm tạo môi trường kết nối học tập giữa người 
dạy và người học, phần mềm quản lí người học cũng vô cùng đa dạng và phong phú 
trên mạng internet. Việc còn lại của giáo viên chỉ cần chọn một trong số những ứng 
dụng đó và khai thác hiệu quả vào tình hình thực tế của lớp mình.
 II. THỰC TRẠNG
 Thuận lợi:
 - Ngay từ đầu năm học, nhà trường đa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phục 
 vụ cho công tác giảng dạy như lắp đặt ti vi, mạng internet ở các lớp. Do vậy việc 
 ứng dụng các công cụ trực tuyến vào việc dạy học rất tiện lợi và nhanh chóng.
 - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, ứng dụng công nghệ thông 
 tin khá tốt trong giảng dạy. Giáo viên rất thích tìm hiểu các công cụ trực tuyến để 
 nâng cao việc giảng dạy và đánh giá học sinh.
 - Giáo viên được tập huấn về việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong 
 giảng dạy như: ClassDojo, Wordwall, Canva, ...
 - Học sinh Trường Tiểu học Tân Thành nhìn chung nhanh nhẹn, các em 
 nắm bắt công nghệ thông tin nhanh và ứng dụng hiệu quả vào việc tìm tòi thông Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
Bước 1: Đăng ký và tạo tài khoản ClassDojo
Đầu tiên, giáo viên truy cập vào trang: https://www.classdojo.com , chọn đăng ký 
với tư cách là Giáo viên và tạo một tài khoản trên ứng dụng. Sau khi có tài khoản, 
giáo viên bắt đâu tạo lớp học bằng cách ấn vào biểu tượng như bên dưới:
 Bước 2: Khám phá và sử dụng các tính năng đặc biệt của ClassDojo
 Đến với lớp học Dojo giáo viên và học sinh được trải nghiệm rất nhiều tính 
năng. Sau đây là một vài tính năng đặc biệt của ClassDojo:
 a) Tạo lớp học cho học sinh bằng các biểu tượng rất sinh động
 Sau khi tạo xong lớp học, giáo viên nhập hết tên học sinh vào lớp học đó. Mỗi 
học sinh được tạo sẽ là một quả trứng, sau khi học sinh đăng nhập và đập vỡ vỏ 
trứng “quái vật ngộ nghĩnh” đại diện cho học sinh sẽ xuất hiện.
Điều đặc biệt tạo nên sự hứng thú cho học sinh ở đây là các bạn có thể tự chỉnh sửa 
lại “quái vật” theo ý thích của mình, ClassDojo hoàn toàn hỗ trợ tính năng này để 
tạo sự khác biệt giữa các thành viên trong lớp.
 b) Tính năng điểm danh Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 Còn ở đây là hệ thống điểm trừ, theo tinh thần chung của ClassDojo thì không 
khuyến khích hình phạt hay cho điểm trừ. Đối với lớp tôi, khi học sinh vi phạm 3 
lần cùng 1 lỗi em sẽ trừ 1 điểm nhằm giúp ClassDojo vẫn giữ nguyên được ý nghĩa 
của nó là tạo sự khích lệ và tích cực cho học sinh khi tham gia lớp học.
 Khi cho điểm cộng hay trừ, giáo viên cũng có thể chọn thêm ghi chú bổ sung 
để nhắn nhủ, giải thích hoặc động viên, khích lệ học sinh. Ghi chú này sẽ được đọc 
khi học sinh mở ứng dụng bên thiết bị của mình.
 Trong giờ học, khi có học sinh đạt được những tiêu chí tôi đa đề ra, Ban Cán 
sự lớp sẽ hỗ trợ tổng hợp lại gửi cho giáo viên chủ nhiệm vào cuối tuần để cộng 
điểm cho học sinh.
 ClassDojo còn hỗ trợ việc thống kê số điểm học sinh đa đạt được theo ngày, 
theo tuần, theo tháng để giáo viên tiện trong việc theo dõi và tổng hợp.
 Bên cạnh việc tích điểm sẽ có cơ cấu đổi điểm. Giáo viên có thể đưa ra những Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 ClassDojo còn cho phép GV kết nối với phụ huynh của từng học sinh qua địa 
chỉ email. Nhờ đó phụ huynh có thể theo dõi quá trình học tập của con mình hàng 
ngày hàng giờ.
 e) Bộ công cụ
 Ngoài những chức năng trên, ClassDojo còn nhiều tính năng khác. Thanh 
công cụ phía dưới mỗi lớp học đa thể hiện được những tính năng đó.
 - Bộ đếm thời gian: Cho phép đặt thời gian đếm ngược cho các hoạt động, hỗ 
trợ cho các hoạt động thảo luận hay nghỉ giải lao. Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 Công cụ gọi tên ngâu nhiên: Đây là một công cụ rất thường được sử dụng hầu 
hết trong mỗi tiết học, nhất là trong lúc gọi các học sinh phát biểu.
 - Công cụ Chỉ hướng: Hỗ trợ giáo viên tạo hướng dẫn, gợi ý cho học sinh mà 
không cần phải dùng đến powpoint. Giáo viên có thể thao tác trực tiếp trên 
ClassDojo bằng cách viết câu lệnh và các bước chỉ dẫn ở dưới, sau khi chọn lưu 
phần nội dung sẽ được trình chiếu hệt như các thao tác bên powerpoint. Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
đơn giản, Canva là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc tạo ra các 
sản phẩm khen thưởng, khích lệ học sinh.
 Bước 1: Đăng ký tài khoản Canva
 Để đăng ký tài khoản Canva, giáo viên truy cập trang web https: //www. 
canva. com.
 Bước 2: Thiết kế sản phẩm
 Sau khi có tài khoản, giáo viên có thể thiết kế các sản phẩm những sản phẩm 
như: Video clip, poster, logo, sơ đồ tư duy,. Điểm tiện lợi là với mỗi loại thiết kế, 
Canva sẽ gợi ý sẵn kích cỡ phù hợp cho người dùng.
 Nếu chưa có ý tưởng, giáo viên có thể tìm kiếm để tham khảo các mẫu có sẵn 
trên Canva.
 Bước 3: Tải xuống và lưu sản phẩm về máy.
 Tùy từng sản phẩm, giáo viên sẽ chọn tải xuống dưới các định dạng khác 
nhau. Bấm tải xuống và lưu về máy.
 Canva là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc 
thiết kế sản phẩm phục vụ cho việc giảng dạy mà cách sử dụng lại vô cùng đơn giản. 
Đây còn là một công cụ hỗ trợ cho sự sáng tạo với kho hình ảnh đa dạng, phong phú.
 IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH
 a) ClassDojo
 Dưới đây là một số hình ảnh của lớp 5/1 từ lúc tôi áp dụng phần mềm 
 ClassDojo vào tháng 9/2022 đến nay.
 Điểm sổ mà các em tích lũy được từ tháng 9/2022 đến nay Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 Tích cực tham gia các phong trào của trường
 b) Canva
 Thư khen của lớp qua các tuần Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 Poster dự thi cho học sinh
 Lịch kiểm tra Trường TH Tân Thành Phạm Hữu Phước
 PHẦN KẾT LUẬN
 I. KẾT QUẢ
 Thời gian vừa qua (9/2022 đến nay) việc áp dụng phần mềm ClassDojo đối 
với những học sinh lớp 5/1, tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, 
không khí các giờ học vui vẻ, sôi nổi hơn do các em tích cực xây dựng bài, số lượng 
học sinh làm việc riêng trong giờ học giảm đi rất nhiều, số lượng học sinh tích cực 
phát biểu, nộp và làm bài đúng, trước thời hạn tăng lên đáng kể.
 Sau tuần 5 tôi bắt đầu áp dụng triệt để và liên tục phần mềm ClassDojo tôi 
thấy các em có sự tiến bộ nhiều hơn thể hiện ở thái độ và ý thức trong học tập.
 Sau 18 tuần thực hiện thường xuyên biện pháp giảng dạy mới tôi thấy lớp có 
sự tiến bộ rõ rệt, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dựng bài 
nhiều hơn, hăng hái tham gia các phong trào của trường. Tôi thu được kết quả khảo 
sát như sau:
 Tổng số Mạnh dạn, tự tin, Khả năng giao tiếp Còn rụt rè, nhút 
 học sinh hăng hái phát biểu tương đối ổn nhát, thiếu tự tin
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 44
 20 45,5% 18 40,9% 6 13,6%
 Bảng 2: Bảng số liệu khảo sát tình hình học sinh sau khi ứng dụng
 các phần mềm giáo dục trong giảng dạy
 Nhìn vào bảng khảo sát, tôi thấy học sinh mạnh dạn, tự tin tăng lên rõ rệt. 
Điều này chứng tỏ việc áp dụng một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh bằng 
việc ứng dụng các phần mềm giáo dục đa đem lại hiệu quả rất thiết thực.
 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Sau khi áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh 
lớp 5 thông qua ứng dụng các phần mềm giáo dục.” để giờ học đạt hiệu quả:
 Đối với giáo viên:
 - Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch 
chủ nhiệm lớp. Bản kế hoạch chủ nhiệm phải thiết kế toàn bộ nội dung công tác chủ 
nhiệm lớp trong từng giai đoạn cụ thể.
 - Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh 
tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày 
vui”.
 - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu kĩ bài dạy, vận dụng 
nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy, tạo môi trường học tập thân thiện. Bản 
thân không ngừng tự học, tự rèn, lắng nghe đóng góp ý kiến, học hỏi kinh nghiệm 
của đồng nghiệp, để rút kinh nghiệm cho bản thân.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx