Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Lớp 5

doc 18 trang thanh 21/10/2023 3330
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Lớp 5
 MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..............................................................................................2
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................2
 II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ........................................................................3
 III/ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:...........................................3
 IV/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:.......................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................4
 I/CƠ SỞ LÍ LUẬN:...........................................................................................4
 II/THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:...................................................................4
 1/Đặc điểm tình hình của nhà trường:...........................................................4
 2/Thực trạng chung của lớp:..........................................................................5
 III/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:..........................................................................7
 1/Những biện pháp chung: ............................................................................7
 2/Những biện pháp cụ thể: ............................................................................8
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ............................................................14
 I/KẾT QUẢ THỰC HIỆN: .............................................................................14
 II/ KHẢ QUA VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN:...........................................14
 III. KẾT LUẬN:..............................................................................................14
 IV. Ý KIẾN ĐÈ XUẤT:..................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................18
 - 1 - mục tiêu hằng năm không còn học sinh yếu kém trong khối cũng như trong 
trường của tôi nói riêng và của ngành giáo dục huyện nhà nói chung. 
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Qua đề tài này tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao 
chất lượng dạy học nói chung giảm tỉ lệ học sinh yếu kém hay xoá học sinh yếu 
kém trong khối cũng như trong các trường học. Tạo cho các em học sinh yếu 
kém có ý chí vượt khó khăn, kiên trì, cẩn thận, tự tin vươn lên trong học tập.
III/ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 - Để làm rõ được mục đích tôi đã nói rõ ở trên, tôi đã lấy đối tượng nghiên 
cứu là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Bình Dương II, trong năm học gần đây 
nhất đó là năm học 2013 - 2014.
 Do thời gian và năng lực có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong các tiết dạy 
hàng ngày, nhất là các tiết học Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5 Trường 
Tiểu học Bình Dương II, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tương, tỉnh Vĩnh Phúc.
IV/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh.
 - Gần gũi, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, an tâm 
với nghề dạy học ở tiểu học.
 - Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn tận tụy, sáng tạo 
trong lao động sư phạm.
 - Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng.
 - Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi cởi mở. Có tác 
phong mẫu mực.
 - Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và 
rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách.
 - Khảo sát tình hình học sinh yếu kém của học sinh khối 5.
 - Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học 
sinh để tìm ra biện pháp có hiệu quả nhất.
 - Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 - 3 - Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được 
đánh giá là trường có chất lượng giáo dục tốt . Tuy nhiên, bên cạnh đó tỉ lệ học 
sinh yếu của nhà trường hằng năm vẫn còn. 
2/Thực trạng chung của lớp:
 a/Đặc điểm chung:
 Năm học 2013 - 2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5B, 
với tổng số học sinh là 29 em.
 Qua kết quả bàn giao của Ban giám hiệu và kết quả kiểm tra chất lượng 
đầu năm, lớp tôi đạt như sau:
 GIỎI KHÁ TB YẾU
 TSHS HỌC LỰC TS % TS % TS % TS %
 TOÁN 5 17.2 12 41.4 9 31.0 3 10,4
 TIẾNG VIỆT 4 13,8 13 44.8 8 27.6 4 13.8
 29
 CHUNG 2 MÔN 4 13.8 13 44.8 8 27.6 4 13.8
 b/Thực trạng học sinh yếu của lớp:
 Trong những năm qua tôi đã theo dõi học sinh lớp tôi chủ nhiệm cũng như 
học sinh của toàn khối khi học hai môn Toán và Tiếng Việt, tôi thấy các em có 
một thói quen không tốt cho lắm:
 -Về môn Toán: phần đa học sinh đọc các đề bài toán qua loa sau đó làm 
bài ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên khi trả bài các em 
mới biết là mình sai hoặc các em bị hỏng kiến thức cũ, ví dụ như các em không 
thuộc bảng nhân, chia; hay dạng cộng với một số và trừ đi một số; Khả năng 
tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng chưa thuần thục dẫn đến tính 
toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ và nhân, 
chia ngoài bảng. Chưa có kỹ năng làm bài tập dạng trắc nghiệm, lười tính và 
thường chọn kết quả theo cảm tính hoặc xem bài của bạn. Mặt khác, các em 
chưa biết cách suy luận khi giải toán. Các em rất sợ các bài tập về giải toán vì 
ảnh hưởng bởi khả năng đọc hiểu và không biết tính hoặc tính thiếu chính xác.
 *Tóm lại sự yếu kém môn toán có những biểu hiện nhiều hình, nhiều vẻ 
nhưng nhìn chung thường có 5 đặc điểm sau:
 - 5 - Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu mà 
bản thân nhận thấy trong quá trình công tác. Cụ thể lớp tôi phụ trách có các 
nhóm nguyên nhân như sau: 
 * Tiếp thu chậm, hỏng kiến thức, Lười, chán học.
 * Thiểu năng trí tuệ.(Ví dụ như em: Nguyễn Văn Thành)
 * Hoàn cảnh khó khăn, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc 
học của các em.
III/BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/Những biện pháp chung:
 * Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:
 - Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu 
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, 
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, 
trong cuộc sống của bản thân mình.
 - Tôi luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không 
đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm 
thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
 Bên cạnh đó, tôi phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. 
Ví dụ như tôi nên thay chê bai bằng khen ngợi và tìm những việc làm mà em 
hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng các 
phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: 
“Biết giúp đỡ người khác”, “Thái độ nhiệt tình và tích cực” 
 * Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh:
 - Tôi phải xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc 
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm 
chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức 
khoẻ kém, khả năng tiếp thu bài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát
 - Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy 
phong cách nhận thức. Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự 
đa dạng của các chức năng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm 
thông qua đặc trưng này.
 - Trong quá trình thiết kế bài học, tôi cần cân nhắc các mục tiêu đề ra 
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. 
 - Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, 
dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều 
kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm 
được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 
 - 7 - Khi dạy môn Tiếng Việt tôi thấy phần đa học sinh yếu rơi vào phân môn 
Tập đọc, bắt đầu từ đó dẫn đến yếu về các phân môn khác như: Chính tả, Luyện 
từ và câu, Tập làm văn. Từ những hạn chế của học sinh trên tôi khắc phục như 
sau:
 - Trước hết tôi cần phải nắm chắc quy trình một tiết dạy Tập đọc, kết hợp 
nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, giúp học sinh chủ động sáng tạo tiếp 
thu kiến thứ mới.
 - Cần quán xuyến đến tất cả mọi học sinh trong lớp nhưng phải chú ý 
nhiều nhất là những em đọc còn yếu. Ví dụ như dạy bài: Tà áo dài Việt Nam. 
(Sách Tiếng Việt lớp 5 - Tập II.)
 * Sau khi đọc nối tiếp câu đến phần luyện đọc đúng từ, ví dụ như các từ: 
lấp ló, sống lưng .. . Tôi gọi học sinh phát âm chuẩn đọc trước, Yêu cầu những 
em yếu lắng nghe, sau đó tìm hiểu xem từ đó có nghĩa như thế nào? 
( học sinh có thể tự đọc ở phần chú giải trong sách giáo khoa). (Tương tự với các 
tiếng khác nếu học sinh cảm thấy không hiểu thì giáo viên có thể giảng thêm) 
Một số em đã phát âm sai giữa âm: l, n (lấp ló thì đọc là nấp nó, ...). Tôi hướng 
dẫn các em như sau: Các em hãy lắng nghe cô đọc này: khi đọc âm “n” ta phải 
đặt lưỡi ở trên vòm miệng và bật nhanh “n”.Tôi đọc lại từ trên gọi ngay trò đọc 
theo. Cứ thế dẫn dắt các em sẽ tiến bộ rõ rệt. ( Khi các em phát âm chuẩn rồi và 
hiểu nghĩa được từ trong các bài tập đọc rồi thì tôi tin chắc các em sẽ học tốt 
phân môn Chính tả và phân môn Luyện từ và câu)
 Hay khi tôi gọi một học sinh khá đọc mẫu đoạn 3 của bài: Tôi gọi nhóm 
1(Là nhóm các em giỏi: “Đọc tốt”) nhận xét trước. Sau đó gọi nhóm 3(Là nhóm 
các em yếu) nhận xét sau. Bạn đọc có hay không các con? Các em trả lời có ạ ! 
Tôi gọi một em kém trả lời. Bạn đọc hay ở chỗ nào? Để tự các em nhận xét. Khi 
các em trả lời xong, tôi đã nắm được sự nhận thức của từng em yếu rồi tôi bồi 
dưỡng, sửa cho các em bằng cách cho em đọc lại đoạn 3 của bài. Rèn kỹ cách 
đọc nhiều lần, hướng dẫn cách ngắt hơi, nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng từ. Cứ thế 
nhiều lần em sẽ tiến bộ trông thấy.
 Đối với những em đọc thiếu, thừa hoặc đọc chưa trôi chảy tôi bắt đọc đi 
đọc lại nhiều lần câu đó. Lúc đó, để làm vơi đi sự căng thẳng của học sinh tôi 
đưa ra một số câu hỏi sau: “Con chuẩn bị làm nhà văn hay sao? mà lại dám sửa 
văn của người khác? Cả lớp cười” Bằng cách đó tôi sửa lại cho các em, đưa vào 
câu nói kích lệ sẽ giúp các em nhớ lâu, từ đó các em sửa sẽ nhanh hơn. (Từ cách 
làm này tôi tin chắc không những các em sẽ đọc đoạn văn một cách trôi chảy 
hơn mà còn giúp các em học tốt hơn trong phân môn Tập làm văn)
 * Ngoài những biện pháp trên người giáo viên cần lưu ý:
 - Việc rèn đọc đòi hỏi người giáo viên không được nản, không được 
buông thả. Đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và cặn kẽ.
 - 9 - nhiều lần (3 x 4 = 12 viết 2 nhớ 1; 3 x 6 = 18 thêm 1 bằng 19, viết 9 nhớ 
1)Tương tự như thế với những phép tính khác. Và khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ 
tôi hướng dẫn cho các em tổ chức trò chơi: "Đố bạn biết đó là số nào?” Nhóm 
học sinh khá, giỏi nêu bất kì phép tính nào thuộc dạng nhân với số có 2 chứ số 
trở lên. Nhóm học sinh yếu thi nhau nêu số cần điền. . .
 *Luyện tập vừa sức:
 Đối với học sinh yếu kém, giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của 
kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng 
cường luyện tập vừa sức.
 Trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình 
độ chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng học sinh yếu kém. Vì vậy khi 
làm việc riêng với nhóm học sinh yếu kém, cần dành thời gian để các em tăng 
cường luyện tập vừa sức mình. Khi giải dạng bài có lời văn tôi cần lưu ý những 
điều sau đây:
 Đảm bảo học sinh hiểu đầu bài tập: Học sinh yếu kém nhiều khi vấp ngay 
từ bước đầu tiên, không hiểu bài toán đó nói gì thì không thể tiếp tục quá trình 
giải toán. Vì vậy, giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái 
gì đã cho, cái gì cần tìm cần phải tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp 
váp đầu tiên đó.
 * Ví dụ khi dạy dạng bài: Ôn tập về giải toán. (Trang 17, Toán 5)
 Đề bài toán ở sách giáo khoa: Tổng của hai số là 121. Tỉ số của hai số đó là 
 5 tìm hai số đó? ( 1, 2 nhóm khá, giỏi làm)
 6
 *Tôi đã hướng dẫn nhóm học yếu giải như sau:
 - Bước 1: Đọc kĩ đề toán (Xác định dạng toán)
 - Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - Bước 3: Phân tích bài toán.
 - Bước 4: Viết bài giải.
 - Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
 *Cụ thể như sau:
 - Đọc kĩ đề toán: Đối với đối tượng học sinh yếu đọc ít nhất 3 lần có như 
thế mới giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản: Những “ dữ kiện” là những cái 
đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần phải 
tìm, cuối cùng là những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiên và ẩn số. Tránh 
thói quen xấu là vừa đọc đề xong đã vội làm ngay.
 - Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề, các em biết lượt bớt một số câu chữ, 
làm cho bài toán gọn lại. Nhờ đó đã làm rõ mối quan hệ cái đã cho và cái phải 
 - 11 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu.doc