Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở Lớp 5 chủ nhiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở Lớp 5 chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh ở Lớp 5 chủ nhiệm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG NINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ QUẢN CHO HỌC SINH Ở LỚP CHỦ NHIỆM Họ và tên: Nguyễn Thị Bình Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Hoàng Ninh Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục Việt Yên, tháng 5 năm 2022 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN Điều 29, Khoản 2 - Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” Như vậy, bên cạnh giúp học sinh hình thành kiến thức và kĩ năng thì năng lực và phẩm chất của HS phải được hình thành đầy đủ, song song và chắc chắn. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học, ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT 22 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng bộ' Giáo 'dục và đào tạo quy định thì năng lực tự quản là một trong những nội dung cần thiết trong đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh và là một trong những căn cứ xét hoàn thành chương trình lớp học. Thế kỷ XXI, hiện đại, văn minh cùng sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, vì vậy đòi hỏi những người phải biết làm chủ được bản thân, ý thức được việc mình làm, làm việc chủ động, sáng tạo theo ý bản thân sao cho có hiệu quả, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu thầy cô chúng ta không biết tạo ra cơ hội để học sinh được tập dược, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc rèn năng lực tự quản cho học sinh là một trong những việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào. Nếu từng học sinh có năng lực tự quản sẽ xây dựng được tập thể tự quản tốt, xây dựng được một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Một giáo viên chủ nhiệm ngoài quản lý, giáo dục học sinh lớp mình còn đảm nhận rất nhiều công việc... nên giáo viên không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh, không phải lúc nào cũng có mặt ở trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngày của học sinh. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ giáo viên chủ nhiệm, thiếu trách nhiệm với bản thân và tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại tập thể lớp mình. Các em không được phát huy năng lực làm chủ bản thân của mình. Vậy làm thế nào để tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Để giải quyết mâu thuẫn này, người giáo viên chủ nhiệm chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng những biện pháp nhằm phát huy năng lực tự quản của từng học sinh. Thực tế cho thấy, năng lực tự quản của học sinh ở tiểu học còn nhiều vấn đề như: ý thức tự quản chưa cao, thể hiện rõ nhất là khoảng thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các hoạt động tập thể, các buổi tự quản... các em chưa tập trung hoạt động, nói chuyện riêng, làm việc riêng, không hợp tác. Một số em có tâm lí ỷ lại và trông chờ và bố mẹ và thầy cô. Các tiết Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp,. tổ chức sơ sài, các em chưa được thể hiện tài năng, năng lực của mình. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5, tôi nhận thấy, việc phát huy năng lực tự quản cho các em là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Từng học sinh có năng lực tự quản sẽ xây dựng được tập thể tự quản tốt, xây dựng được một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Giáo viên tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Có năng lực tự quản, các em sẽ phát huy năng lực làm chủ bản thân của mình ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. Các em sẽ tự chủ trong việc học tập ở nhà (đặc biệt là học online) mà không cần bố mẹ tác động. làm nền tảng để học bậc học cao hơn, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trường Tiểu học Hoàng Ninh cũng như giáo viên các trường khác tham khảo, vận dụng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận a) Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu Năng lực tự quản của học sinh được rất nhiều thầy cô và phụ huynh quan tâm, đặc biệt là từ khi năng lực này được đưa vào thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT 22 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo và thông tư 22/2016/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học để đánh giá học sinh thì năng lực này càng được chú trọng hơn. Cụ thể: điều 5 khoản 2 trong thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT 22 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định: “Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh gồm: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.” Các giải pháp phát huy năng lực tự quản cho học sinh tiểu học, đã có nhiều nhà giáo quan tâm và chia sẻ, có nhiều kinh nghiệm đáng để học hỏi, áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp đưa ra vẫn có những hạn chế nhất định, tính khả thi chưa cao, chỉ áp dụng ở một số trường, chưa mang tích chất đại trà. Một số giải pháp xây dựng lớp học thân thiện đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể đến từng khối lớp. b) Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 Học sinh tiểu học tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ. Trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa. Học sinh lớp 5 các em rất hiếu động, kĩ năng phân tích chưa sâu, sự chú ý chưa cao, các em dễ bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Chính vì thế, nếu môi trường tác động tốt thì các em sẽ có những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại thì sẽ rất tồi tệ, có thể các em sẽ hư hỏng, dối trá, mất tư II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Năm học 2021-2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5G, sĩ số lớp 28 em trong đó: nữ - 9 em, nam - 19 em, con gia đình công nhân-23 em, con gia đình cán bộ-3 em, hoàn cảnh khó khăn-2 em. Tuần đầu, từ khi nhận lớp, tôi đã quan sát kĩ các biểu hiện của học sinh trong từng hoạt động, tôi thấy: + Trong quá trình học tập: Các em chưa tự giác tham gia vào các hoạt động, còn nói chuyện, làm việc riêng, không chú ý vào bài. + Còn có những em khi có mặt giáo viên thì tỏ ra nghiêm túc nhưng vắng mặt giáo viên thì còn làm việc riêng, nói tự do trong lớp hay không hợp tác với BCS lớp. Lớp còn mất trật tự khi cô giáo không có mặt ở lớp. + Một số em còn mang tính thụ động, chưa có tính tự giác, năng động và sáng tạo, có tâm lí ỷ lại và trông chờ và bố mẹ và thầy cô + Tiết truy bài còn mất trật tự, hiệu quả chưa cao. + Các em còn lúng túng khi tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp,. Tiết học tổ chức sơ sài, các em chưa được thể hiện tài năng, năng lực của mình. Dưới đây là kết quả khảo sát về năng lực tự quản của lớp 5G đầu năm học: HS có năng lực tự HS có năng lực tự HS có năng lực tự quản nhưng chưa quản còn nhiều hạn Sĩ số Thời gian quản tốt bền vững chế SL % SL % SL % 28 Đầu năm 9 32,1 11 39,3 8 28,6 2. Nguyên nhân của thực trạng trên - Về phía cha mẹ học sinh: Trường Tiểu học Hoàng Ninh nằm gần khu công nghiệp, cha mẹ đa số làm công nhân hoặc bán hàng nên họ không có nhiều thời gian cho con em, họ phó thác cho nhà trường, cho xã hội. Nhiều phụ huynh chỉ chăm chăm để ý dạy kiến thức cho con mà quên việc dạy cả năng lực, phẩm chất cho con. Nhiều bố mẹ (tâm lý thương con, chiều con) nên làm thay, làm hộ con nhiều. - Về phía học sinh: Do là học sinh lớp 5, các em lớn nhất trường nên thường hiếu động, ham chơi, thích thể hiện bản thân mình. Một số em tâm lý ngại ngùng, còn rụt rè, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Một số em tự tin tham gia các hoạt động, ban cán sự lớp rất có trách nhiệm và năng lực song còn lúng túng, không biết phải làm sao để lớp tự quản tốt. - Giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm năm lớp 4 là giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa có nhiều, mặc dù dành rất nhiều thời gian cho công tác chủ nhiệm song hiệu quả vẫn chưa cao. Giáo viên chưa thực sự trao quyền tự chủ, tự quản cho HS, đôi khi còn làm thay, làm hộ học sinh. - Về phía xã hội: Trường Tiểu học Hoàng Ninh nằm trong khu công nghiệp phát triển. Kinh tế - xã hội tại địa phương có nhiều thay đổi đồng nghĩa với việc các tệ nạn xã hội (các quán Internet với các trò chơi điện tử hấp dẫn, lô đề, cờ bạc, phim ảnh, truyện tranh có nội dung không lành mạnh, kích động bạo lực, ...) đang song Dưới đây là phiếu tôi phát từ ngay khi nhận lớp để nắm rõ tình hình từng em: THONG TIN HỌC SINH Họ và tên: ..............................................Ngày tháng năm sinh:........................ Địa chỉ:............................................................................................................... Họ tên bố: ..........................................Nghề nghiệp: ...............SĐT: ................ Họ tên mẹ: .....................................Nghề nghiệp: ....................SĐT: ................ Trong nhà có ...........người con. Em là con thứ: ................................................ Điểm mạnh của bản thân: .................................................................................. Điểm yếu của bản thân: .................................................................................... Em mong ước điều gì:........................................................................................ Từ kết quả thu được, tôi phân loại học sinh theo từng năng lực , trình độ và xây dựng kế hoạch để có các biện pháp giáo dục thích hợp. 2. Xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lớp a) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp Tập thể học sinh thật sự có khả năng tự quản trong mọi hoạt động, nòng cốt chính là đội ngũ cán sự lớp. Muốn xây dựng lớp tự quản, đầu tiên phải lựa chọn, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy tốt, cùng một ban cán sự lớp gương mẫu có khả năng tổ chức và quan trọng nhất là có tinh thần trách nhiệm cao. Đối với một lớp chọn của trường thì việc này không khó, song đối với lớp đại trà như năm nay tôi chủ nhiệm thì khá khó khăn. Từ đầu năm nhận lớp, tôi đã làm như sau: - Tìm hiểu năng lực của từng em, tìm hiểu nguyên vọng của các em đó để phân công phụ trách công tác thích hợp. Sau đó, tôi tổ chức cho lớp tự bình bầu ban cán sự lớp học (có sự định hướng của giáo viên) - Định hướng giúp học sinh tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí trong ban cán sự lớp. - Ban cán sự lớp gồm các thành viên: + 01 lớp trưởng, 01 lớp phó học tập, 01 lớp phó phụ trách các hoạt động tập thể và 01 cờ đỏ. + Học sinh trong lớp được chia thành 3 tổ học tập. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng, tổ trưởng theo dõi các hoạt động trong tổ mình, thành viên trong tổ theo dõi tổ trưởng. Sau khi giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch và kiện toàn bộ máy ban cán sự lớp. Các em cũng đã nắm bắt được phần nào quyền hạn và trách nhiệm của mình khi đứng vào hàng ngũ ban cán sự lớp. Tôi để các em tự xác định nhiệm vụ của mình, giáo viên dựa trên những điều học sinh xây dựng và giúp các em hoàn thiện một cách đầy đủ nhất nhiệm vụ của từng thành viên trong ban cán sự lớp. + Lớp trưởng: Theo dõi chung mọi hoạt động của lớp, nếu có gì thay đổi báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên của lớp trong các hoạt động, báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm. Hàng ngày theo dõi sức khỏe các bạn, nhắc nhở các bạn thực hiện 5K phòng chống dịch...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_nang_luc_tu.docx