Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường tiểu học

docx 28 trang thanh 12/02/2024 2172
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường tiểu học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Đối với mọi quốc gia trên thế giới, môn Lịch sử luôn là môn học bắt buộc 
và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần 
dân tộc ở mỗi con người. Với giáo dục Việt Nam cũng vậy, môn Lịch sử là món 
ăn tinh thần của một số những học sinh, những thầy cô giáo, những con người 
góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, với những người yêu 
nước. Đáng buồn là trong thời gian gần đây, giáo dục môn Lịch sử trong các 
trường phổ thông nói chung, các trường Tiểu học nói riêng sa sút nhiều, gây nỗi 
lo âu trong xã hội. Học sinh chán môn Lịch sử, không thích học lịch sử biểu hiện 
trên nhiều phương diện. 
 Ở trường Tiểu học tôi đang công tác cũng rất nhiều học sinh có điểm bài 
thi lịch sử cuối kì, cuối năm thấp hơn các môn khác.Chẳng hạn Toán và Tiếng 
Việt đạt điểm cao nhưng Lịch sử điểm lại thấp. Số đông học sinh chưa thực sự 
chủ động tích cực trong giờ học Lịch sử: các em xem Lịch sử là môn phụ nên 
không chú ý trong giờ học sử, lười học bài. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các 
em, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Vì sao như vậy? Có nhiều nguyên nhân: Do 
giáo viên dạy, do chương trình lịch sử mỗi tuần chỉ dạy có một tiết, bài thì dài, 
chủ yếu là nghe, ghi chép, đọc sách giáo khoa nên học sinh không nhớ nổi bài 
hoặc nhớ không đầy đủ chính xác về các nhân vật, sự kiện lịch sử dẫn đến khi 
kiểm tra các em không thuộc, không nhớ nên không làm được bài.
 Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học; từ vị trí, 
nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn; từ một số tồn tại và vướng mắc trong quá 
trình dạy lịch sử của cả giáo viên và học sinh; từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, 
thăm lớp của đồng nghiệp từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy và nhằm góp phần 
đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường 
nói chung, dạy học sinh lớp 5 học tốt phân môn Lịch sử nói riêng, tôi đã chọn đề 
tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở trường 
tiểu học.”
 2. Tên sáng kiến
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 trường 
tiểu học.
 1 7.1.2.Mục tiêu của môn Lịch sử lớp 5
 *Kiến thức
 - Môn Lịch sử lớp 5 cung cấp cho học sinh các sự kiện, nhân vật lịch sử 
tiêu biểu, tương đối có hệ thốngtheo dòng thời gian lịch sử Việt Nam nửa thế kỉ 
XIX đến nay.
 - Đặc điểm môn Lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức 
cơ bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo thứ tự 
thời gian đại diện cho các thời kì lịch sử không chứa đựng huyền thoại, truyền 
thuyết hay phong tác, hư cấu lịch sử. 
 - Về mức độ chỉ giới hạn ở mức biết lịch sử, còn yêu cầu về hiểu lịch sử 
chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật 
lịch sử đối với xã hội.
 *Kĩ năng
 - Quan sát các sự vật hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử sách 
giáokhoa và các nguồn khác.
 - Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để 
giải đáp.
 - Nhận biết các sự kiện, bảng thống kê.
 - Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, 
sơ đồ
 - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
 *Thái độ
 - Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
 - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.
 - Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của 
quê hương đất nước.
 - Từ những giờ học trên lớp các em biết - hiểu - yêu mến - tự hào về đất 
nước, con người Việt Nam.Từ đó các em thấy được trách nhiệm vinh dự của 
người đội viên - những chủ nhân tương lai đối với quê hương đất nước, với tổ 
quốc thân yêu.
 3 cuộc kháng chiến chống Mỹ; Xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nước (năm 
1975 đến nay).
 Trong chuẩn kiến thức kĩ năng và trong hướng dẫn điều chỉnh nội dung 
dạy học lịch sử đã giảm đi một số yêu cầu khó (tường thuật) chỉ yêu cầu học 
sinh kể một số sự kiện.
 7.1.4. Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong trường hiện nay
 a) Thuận lợi
 * Nhà trường
 Công tác chỉ đạo chuyên môn của BGH luôn sát sao, nhà trường luôn coi 
trọng việc dạy đúng và đủ các môn học là cần thiết trong việc phát triển toàn 
diện nhân cách học sinh. Bởi vậy, đã kịp thời tổ chức các chuyên đề cấp tổ, cấp 
trường về các môn học nói chung và phân môn Lịch sử nói riêng để giáo viên 
trao đổi học tập kinh nghiệm cũng như phương pháp của đồng nghiệp.
 Trong mọi hoạt động của nhà trường Ban giám hiệu luôn coi việc đổi mới 
phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm.Coi trọng việc dạy cho học sinh có 
phương pháp học tập đúng, rèn kĩ năng thực hành ứng dụng trong cuộc sống.
 Trong hoạt động dạy học, nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm, áp 
dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
 Bên cạnh đó, Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm 
đến công tác hoạt động phong trào và đặc biệt là các giờ hoạt động tập thể nội, 
ngoại khoá vào dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.Chính những buổi tham 
quan thực tế đã bồi dưỡng thêm vốn kiến thức lịch sử cho các em rất nhiều.
 * Giáo viên
 Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, vững vàng về chuyên môn lại được 
trang bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học giúp giáo viên có thể tìm kiếm nhiều 
thông tin bổ ích hỗ trợ cho các bài giảng của mình sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
 Giáo viên trong trường luôn nhận thức được vai trò của việc dạy và học 
Lịch sử trong việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là giúp các em hiểu hơn 
về lịch sử dân tộc, tự hào về truyền thống quê hương đất nước anh hùng. Bởi 
vậy giờ dạy Lịch sử luôn là mối quan tâm của giáo viên trong trường.
 Hiện nay nguồn thông tin, sách báo, truyền hình, mạng Internet khá phong 
phú. Tôi cũng thường hay đọc tìm hiểu về tư liệu, tài liệu, xem phim lịch sử, nhân 
chứng sống trong sách, báo, chương trình trên ti vi nên cũng giúp cho tôi tự học hỏi 
nâng cao tay nghề, mở mang thêm kiến thức về lịch sử để dạy học sinh. Hơn nữa, 
 5 hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng. Chính vì vậy học sinh không hứng 
thú trong các giờ học lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các 
sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói 
quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. 
 * Học sinh
 Các em sinh ra trong thời bình nên dường như các em chưa quan tâm 
nhiều đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta.Các em chưa 
biết quan tâm nhiều đến việc tìm tòi, nghiên cứu về các nguồn sử liệu.
 Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của phân môn Lịch sử trong 
đời sống xã hội, một số học sinh cho rằng học lịch sử có quá nhiều sự kiện, quá 
nhiều mốc thời gian nên khó nhớ vì vậy các em thường không chú ý đến học 
lịch sử. Một số có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ, 
dẫn đến hậu quả học sinh không hiểu được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ 
sai, nhớ nhầm kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở trường, ở lớp.
 Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của 
mạng Internet, của trò chơi điện tử, đã tác động không nhỏ đến những học 
sinh thiếu động cơ, thái độ học tập dẫn đến việc các em sao nhãng học hành, ít 
đọc sách, ít học bài, nhất là phân môn Lịch sử. Qua nghiên cứu thực trạng, tôi 
tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.
 7.1.5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 5
 Xuất phát từ nghiên cứu lí luận dạy và học lịch sử và căn cứ vào thực 
trạng của trường, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau.
 a) Biện pháp 1: Phân loại từng dạng bài
 *Qua giảng dạy, nghiên cứu, tôi chia thành các dạng bài sau:
 - Dạng bài cung cấp kiến thức mới: Dạng bài này thường đề cập tới các 
nội dung:
 + Tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội.
 +Hoạt động của một số nhân vật lịch sửđiển hình.
 + Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, tiến công.
 + Các thành tựu về văn hoá, nghệ thuật, khoa học, giáo dục.
 - Dạng bài ôn tập, tổng kết: Bài ôn tập tổng kết là loại bài nhằm hệ thống 
hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh sau mỗi thời kì (giai 
đoạn lịch sử, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một 
cách sâu sắc, toàn diện hơn).
 7 cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp để học sinh có thể 
tự trình bày về nhân vật lịch sử đó trên cơ sở hiểu biết đã có của mình.
 +Bằng cách dẫn chuyện, trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, tôi 
luôn chú ý cung cấp các thông tin để học sinh biết được những nét sơ lược về 
bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Thường là kết 
bằng một số câu hỏi gợi sự hứng thú, trí tò mò ở học sinh : Nhân vật đó là ai ? 
Đã cống hiến gì cho đất nước? Những việc ông làm có ảnh hưởng gì đến công 
cuộc giải phóng đất nước?... 
 + Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá 
thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại. 
 Ví dụ về bài “ Bình tây Đại nguyên soái” Trương Định , trước hết tôi sẽ 
phân ra các ý chính của bài, trên cơ sở đó tổ chức cho học sinh tìm hiểu. Cụ thể, 
cho học sinh thấy được các ý cơ bản sau:
 Trương Định là người như thế nào? (Tôi dựa vào đoạn thông tin tham 
khảo trong sách giáo viên trang 11 để giới thiệu, khắc họa hình ảnh của nhân 
vật)
 Khi nhận được lệnh bãi binh của triều đình, nghĩa quân và dân chúng đã làm 
gì ? (tôi miêu tả lại cuộc đấu tranh trong nội tâm của nhân vật để học thấy rõ).
 Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? (đàm thoại 
với học sinh để học sinh nêu).
 Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, tôi tiến hành giáo dục tư tưởng, 
tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với 
nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, hiệu quả.
 - Bài có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến 
thắng, chiến dịch, phản công, tiến công: 
 Dạng bài này chúng ta cần làm rõ:
 + Nguyên nhân (hoặc hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa / cuộc kháng 
chiến/ chiến dịch đó.
 + Diễn biến cuộc khởi nghĩa / kháng chiến / chiến dịch đó.
 + Kết quả và ý nghĩa.
 Hầu hết các bài đều có lược đồ, bản đồ nên việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu 
là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính 
vì vậy tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh từ ở nhà, đọc trước sách giáo khoa 
kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm 
 9 quang cảnh, không khí của buổi lễ...Tường thuật miêu tả còn được sử dụng khi 
dạy diễn biến của một chiến dịch, khởi nghĩa...
 Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Quyết chí ra đi tìm đương cứu nước” giáo viên có 
thể dùng phương pháp kể chuyện để tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác. Thông 
qua câu chuyện “Nguyến Tất Thành 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế” Nội dung 
câu chuyện là sự nghèo khó trong tuổi thơ của Bác ở vùng quê nghèo và truyền 
thống hiếu học của gia đình Bác.
 Ví dụ 2: Bài “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” 
 Hoạt động kể về tấm gương anh dũng trong chiến đấu. Giáo viên dùng 
phương pháp kể chuyện kể cho học sinh nghe câu chuyện về anh Tô Vĩnh Diện 
lấy thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy 
thân mình làm giá súng 
 Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng : Bế Văn Đàn là người dân tộc 
Tày, quê ở Cao Bằng, xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách 
mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du 
kích. Trong chiến dịch Đông Xuân (1953- 1954) làm liên lạc tiểu đoàn. Mặc cho 
bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của quân 
địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, 
trận chiến diễn ra ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. 
Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng tiến, đại đội bị thương vong nhiều, 
bản thân đồng chí cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một 
khẩu trung liên của đại đội không bắn được vì xạ thủ hy sinh, khẩu trung liên 
của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế 
khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai khẩu trung liên kê 
lên vai mình và hô đồng đội bắn. Đồng chí Pù còn do dự, Bế Văn Đàn hô lớn : 
“Kẻ thù trước mặt, bắn chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá 
súng, đồng chí còn bị hai vết thương nữa và đã hy sinh nhưng trên vai vẫn ghì 
chặt giá súng. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên 
toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công. Sau đó cho học sinh quan sát 
ảnh.
 Học sinh Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, khi vận dung phương pháp 
này học sinh thấy nhẹ nhàng, dễ nhớ nhưng cũng cần lưu ý thời gian kể chuyện 
chỉ khoảng vài phút còn lại để thời gian cho các em tiếp xúc với các nguồn sử 
liệu để hình thành các biểu tượng lịch sử.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx