Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5
MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.........................................................................................1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................1 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ............................................................................1 IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:..........................................2 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ................................................................................................2 II. THỰC TRẠNG:...................................................................................................3 III. CÁC BIỆN PHÁP: .............................................................................................4 PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ......................................................................................15 II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN CỦA BẢN THÂN:........ .......................................................................15 III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG HIỆU QUẢ:.............16 tác giáo dục. - Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để phát huy công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã thực hiện nghiên cứu các biện pháp giáo dục cũng như các biện pháp phối hợp giáo dục của một người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Những biện pháp mà tôi đưa ra giúp cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả, tạo nên một môi trường học tập hạnh phúc. Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Ngôi trường Tiểu học chính là ngôi nhà chung đầu đời của mỗi con người. Ở nơi ấy, mỗi một thầy cô giáo lại là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh tất cả những kiến thức đầu tiên, những kỹ năng đầu tiên, trang bị cho các em một hành trang lớn để các em bước dần đến tương lai. Vậy, người thầy có vai trò vô cùng quan trọng, đó là người dìu dắt, người hướng dẫn, người ảnh hưởng và người trang bị cho học sinh tất cả về kiến thức và kỹ năng sống hằng ngày của chính các em. Một nét đặc thù ở cấp Tiểu học là mỗi giáo viên đứng lớp đều là một giáo viên chủ nhiệm (loại trừ giáo viên bộ môn). Vì thế, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, theo tôi việc đầu tiên của mỗi giáo viên chủ nhiệm là phải nhận thức rõ về vai trò chủ nhiệm của chính mình. - Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện. * Khó khăn: - Học sinh lớp tôi chủ yếu là con em công nhân, các em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ, nên các em có ý thức học tập chưa cao. - Một số em gia đình có điều kiện đầy đủ cho các em nhưng các em lại ham chơi, không chú ý học tập. - Một số em học yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè. - Còn có một số phụ huynh học sinh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và thầy cô trong việc giáo dục con em mình. III. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh: Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác lấy thông tin học sinh. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu. Qua phiếu điều tra này mà tôi được biết trong lớp có em Phương Trang hoàn cảnh gia đình rất khó khăn (bố mất sớm, một mình mẹ gồng gánh nuôi hai chị em), nhưng Trang lại có học lực rất tốt. Trong các tiết sinh hoạt lớp tôi thường hay lấy tấm gương này của em, để giáo dục các bạn trong lớp về sự chuyên cần và vươn lên trong học tập, phần là để tuyên dương em phần là khích lệ tinh thần học tập của các em khác. Đồng thời tôi liên lạc với phụ huynh để chia sẻ những khó khăn. 2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: Sau khi đã tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục. Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vì vậy mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định to lớn đối với hiệu quả công tác chủ nhiệm của tôi. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp học: 3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: 3.3. Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về: - Tôi quy định khi các em xếp hàng vào lớp các em đứng thành 4 hàng: 2 hàng nam và 2 hàng nữ (các bạn nhỏ đứng trước và bạn lớn đứng sau). Lớp trưởng đứng đầu điều động sự xếp hàng của lớp. - Khi việc xếp hàng đã đi vào nề nếp thì thời gian tiến hành sẽ rất nhanh, tốn ít thời gian và không gây mất trật tự trước lớp học. 3.4. Xây dựng nề nếp chuẩn bị tập vở Thường ngày các em thường phải mang tất cả đồ dùng học tập mà các em có đến lớp, rất nặng nề so với thể trạng của các em. Nhưng bên cạnh đó còn một số em lại quên mang sách vở đã gây khó khăn cho việc dạy - học. Vì thế tôi từng bước hướng dẫn các em mang sách, vở đúng theo quy định thời khóa biểu. - Ghi thời khóa biểu vào vở dặn dò và dán ngay góc học tập ở nhà. - Sách vở học để ngay ngắn, không vứt lung tung, bao và ghi nhãn vở đầy đủ. - Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để các em sắp xếp lại bàn học của mình và hướng dẫn các em đem theo sách, vở gì cho ngày mai. - Dặn học sinh tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho ngày mai. Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ. 3.5. Xây dựng nề nếp học tập Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có hiện tượng quay cóp, gian lận. Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng: 4. Giáo dục đạo đức - Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp. (Học sinh tham gia các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông, tự giác chấp hành) - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước thông qua các hoạt động của Đoàn - Đội, trường lớp tổ chức. Các em cùng nhau chia sẻ niềm vui Giáo viên thực hiện vẽ trò chơi dân gian trên sân trường nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục. 5. Xây dựng lớp học hạnh phúc, học sinh tích cực - Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo nên bầu không khí vui vẻ thân thiện trong giờ học: Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên. Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái, có thể chỉ bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, nhất là giáo viên vào lớp mà gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề. Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình. Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện của trường mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí. - Đối xử với học sinh như người bạn thấu hiểu và đáng tin cậy trước khi là người giáo viên, người mẹ của các em: Lứa tuổi các em chưa thể ý thức được những hành vi hay hậu quả hành động của mình một cách chính xác vì vậy cần ở người Thi đua theo tổ: Cộng thành tích thi đua của cá nhân trong tổ, so sánh để xếp thi đua tổ. Em nào có thành tích trong công tác Đội , trong các cuộc thi cũng được công điểm cho tổ mình . Mỗi việc làm , mỗi phong trào cộng 10 điểm. Để phát huy hiệu quả thi đua tốt cần chú ý: giáo viên phải luôn tạo được tính công bằng, sự tập trung thi đua một cách thoải mái vui vẻ. Kịp thời ghi nhận và khích lệ sự tiến bộ của các em dù chỉ là rất nhỏ để khen các em. Thi đua nhóm hợp tác tốt: Mỗi nhóm từ 5 - 6 em, hình thức thi đua là các bài tập, yêu cầu thảo luận nhóm của tiết học, nhóm nào có tinh thần hợp tác tốt, kết quả thảo luận đúng thì nhóm đó được khen được tặng sao. Đến cuối tuần thứ 2 ,4 sẽ tổng kết điểm thi đua giữa các nhóm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng có khi là một hộp phấn, bánh, kẹo hay những chiếc khăn quàng cho nhóm. Trong lúc thảo luận, nhóm nào ồn ào, mất trật tự vì những chuyện ngoài lề thì nhóm đó sẽ bị trừ điểm thi đua của buổi học đó. Bằng hình thức thi đua này, tôi đã cuốn hút các em tham gia tích cực vào việc học mà không còn thời gian để làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Đó cũng là thói quen để các em tự giác, tự quản trong các giờ học, hoạt động khác. Động viên, khen thưởng: Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã đưa ra kế hoạch rèn học sinh lớp mình. Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp dành một khoản kinh phí của để khen thưởng động viên các em. Bản thân tôi theo dõi hàng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, khen thưởng bằng những phần quà nhỏ. Vì thế các em không ngừng thi đua. (Hoạt động “Viết thư cho con nhân ngày khai trường” của phụ huynh học sinh lớp 5/5 do giáo viên chủ nhiệm phát động) (Ban Đại diện phụ huynh học sinh lớp 5/5 trao quà cho học sinh nghèo vui tết) PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những biện pháp cụ thể nêu trên đã đem lại cho tập thể lớp 5/5 đạt nhiều kết quả đáng khích lệ so với đầu năm học: - Về phía học sinh: các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong phát triển năng lực và phẩm chất, đạt như mong đợi của người thầy. - Về phía phụ huynh: Tin tưởng vào công tác chủ nhiệm của giáo viên, phối hợp nhịp nhàng, phụ huynh phấn khởi khi thấy con em mình ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. - Về phía giáo viên: Nhìn thấy các em hăng hái thi đua học tập tốt, tích cực tham gia các phong trào, đó là thành quả to nhất đối với giáo viên. -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx