Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

doc 13 trang thanh 20/02/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5
 MỤC LỤC
 
 Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sỡ lý luận của vấn đề .............................................................................. 4 
2.2. Thực trạng của vấn đề ...................................................................................4 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ......................................6 
 a. Biện pháp chung .............................................................................................6 
 b. Những biện pháp cụ thể .................................................................................6
 b.1. Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách. ................................................6
 b.2. Xây dựng nề nếp lớp học: ....................................................................8
 b.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:.................................9
 b.4. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp.........................10
 b.5. Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh. ......................10 
2.4. Kết quả đạt được..........................................................................................10 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận ........................................................................................................11 
3.2. Kiến nghị .....................................................................................................11 
Danh mục tài liệu tham khảo 13 
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học
TeachVn.com Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”
 làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp 
 làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết 
thành kinh nghiệm của bản thân.
 - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong 
công tác chủ nhiệm lớp.
 - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban 
Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những 
mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học 
tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Là học sinh lớp 5C của Trường TH B Thạnh Mỹ Tây năm học 2013 - 2014
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 1. Phương pháp thu thập thông tin: Dùng để thu thập các thông tin của từng 
 học sinh.
 2. Phương pháp trò chuyện: Dùng để hỏi chuyện các đồng nghiệp có king 
 nghiệm; hỏi chuyện với học sinh; hỏi chuyện với phụ huynh
 3. Phương pháp giao nhiệm vụ: Dùng để giao nhiệm vụ cho học sinh.
 4. Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra 
 cái tốt, cái hạn chế và biện pháp khắc phục.
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp 
 với các nội dung cơ bản sau đây: Các biện pháp giáo dục học sinh, mối quan hệ 
 giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, xây dựng lớp học có nề nếp hiệu quả. Mối 
 quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh.
Trường Tiểu học “D” Mỹ Hội Đông Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”
vàng về chuyên môn cũng như công việc phụ trách toàn diện trước học sinh. Tôi 
luôn nhiệt tình và có tâm huyết đối với việc dạy học của mình.
 - Được sự quan tâm, phối hợp với tổng phụ trách nhà trường, giáo viên bộ môn để 
cùng giáo dục học sinh thực hiện tốt nề nếp lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên 
lớp.
* Học sinh: 
- Được sự quan tâm hướng dẫn, dìu dắt của nhà trường, tổng phụ trách đội, giáo 
viên bộ môn, cùng cha mẹ học sinh trong mọi hoạt động. 
- Học sinh được giải bày tâm sự, khó khăn nổi lo lắng của mình cùng giáo viên chủ 
nhiệm.
- Được học tập có hiệu quả dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
- Được vui chơi, giải trí, được rèn luyện mình qua sự chăm lo, hướng dẫn của giáo 
viên chủ nhiệm. 
b. Khó khăn 
* Giáo viên: 
 - Do đặc điểm của nhà trường phần lớn giáo viên là trẻ, ít kinh nghiệm nên việc 
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.
 - Một số giáo viên mới ra trường, khi xử lí các tình huống sư phạm còn lúng 
túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với qui định, gây căng 
thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu 
khi đi đón con em mình tan học. 
 - Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được 
biện pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh 
chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.
 * Học sinh:
 - Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự 
quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' khoáng trắng '' cho nhà trường. 
Trường Tiểu học “D” Mỹ Hội Đông Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 4: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ........ấp................................................. 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, hoàn cảnh kinh tế, địa vị bố mẹ 
 trong xã hội, nếp sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục 
 con cái để từ đó giáo viên có thể tìm ra những nguyên nhân về hiện tượng tâm lý 
 của học sinh.
 - Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh : tìm hiểu xem những học 
 sinh nào bị khuyết tật (cận, nói lắp, điếc) để sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp, tìm 
 hiểu trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tập thể, với những 
 người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh.
 Ví dụ: Trong lớp 5 tôi chủ nhiệm năm học 2013 - 2014 có nhiều em như: em 
 Trần Văn Cảnh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Khánh Linh nhận thức rất nhanh 
 nhưng sau đó lại quên ngay vì ghi nhớ của các em không bền. Từ đó giáo viên cho 
 học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần để ghi 
 nhớ bền vững phối hợp cùng giáo viên bộ môn để giúp đỡ các em học tập tốt hơn.
Trường Tiểu học “D” Mỹ Hội Đông Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, 
tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, 
thấy tự hào.
 b.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp.
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho 
từng em như sau: 
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi 
xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng 
tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp 
và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc các Ban có thành tích 
tốt.
 * Nhiệm vụ của lớp phó học tập ( Phụ trách học tập; đối ngoại): 
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm 
bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi 
giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó văn thể ( Phụ trách văn nghệ, lao động, thể dục 
thể thao):
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, 
quạt khi ra về.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ 
chức.
Trường Tiểu học “D” Mỹ Hội Đông Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5”
nào nơi đây làm được. Sau đây là kết quả 2 năm học vừa qua của lớp tôi chủ 
nhiệm: 
 * Năm học 2012 - 2013: 
 + Duy trì sĩ số 38/25 đạt 100%.
 + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100%.
 * Năm học 2013 - 2014: 
 + Duy trì sĩ số 38/27 đạt 100%.
 + Học sinh lên lớp thẳng đạt 100%.
 + 1 học sinh đạt giải B giỏi cấp huyện, 1 học sinh đạt giải B giỏi cấp tỉnh, 1 học 
sinh đạt giải Nhất kì thi kể chuyện cấp trường.
 - Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn 
đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh 
nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông.
 - Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt 3 năm qua luôn được bảo quản tốt, 
không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác. 
 - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi 
học phụ đạo trái buổi. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
 Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và 
lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo 
viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một 
giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo 
đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động 
học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo 
dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên 
thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể 
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Kiến nghị:
Trường Tiểu học “D” Mỹ Hội Đông Trang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc